Quân đội Trung Quốc vẫn hưởng lợi từ Mỹ bất chấp căng thẳng
Bất chấp những căng thẳng xoay quanh Biển Đông gần đây, quân đội Mỹ- Trung vẫn có những hoạt động huấn luyện chung. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh đang nắm cơ hội này để nâng cao chuyên môn, đồng thời tìm hiểu về các mạng lưới của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc đang hưởng lợi từ Mỹ. (Ảnh: SCMP)
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phục vụ yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông, quan hệ Mỹ- Trung đang chuyển sang trạng thái căng thẳng, với các tuyên bố chỉ trích lẫn nhau của các quan chức cấp cao hai nước.
Gần đây, chuyến bay thị sát Biển Đông kéo dài nhiều giờ của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đã khiến Bắc Kinh “nổi đóa”. Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, mối quan hệ giữa quân đội hai nước đang ngày càng được cải thiện. Cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC do Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ chủ trì là một dịp Mỹ đào tạo cho quân đội của Bắc Kinh.
Giới phân tích cũng nhận định quân đội Bắc Kinh trong 7 năm qua đã có nhiều thay đổi. Từ năm 2008, Trung Quốc bắt đầu tham gia các chiến dịch chống cướp biển trên Ấn Độ Dương do Mỹ điều phối. Ban đầu, do Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn do khác biệt về ngôn ngữ, lạ lẫm với các quy trình. Khi đó, hải quân nước này được giao tuần tra một khu vực riêng.
Đến nay, sự phối hợp đã chặt chẽ hơn khi Mỹ tìm cách tăng cường phối hợp tác chiến với các tàu chiến Trung Quốc thông qua các cuộc diễn tập chung năm 2013 và 2014.
Nhờ trao đổi với Lầu Năm Góc, hải quân Trung Quốc đã nắm được các chiến thuật chống cướp biển, nhiều công nghệ, quy trình, trong đó có cách thức hỗ trợ tàu được triển khai xa bờ trong khoảng thời gian dài.
Bắc Kinh cũng học được cách thức tiến hành những chuyến thăm các cảng nước ngoài, hay cách điều chỉnh tàu sao cho hiệu quả, lại giúp các thủy thủ thoải mái.
Trung Quốc nắm cơ hội tìm hiểu mạng lưới của Mỹ
Video đang HOT
Các binh lính Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC. (Ảnh: ECNS)
Trong các cuộc diễn tập tác chiến thực tế, tàu Mỹ sẽ săn đuổi bất kỳ tàu ngầm nào của Trung Quốc như một mục tiêu cần tiêu diệt. Bắc Kinh hiểu cách thức này, đồng thời còn tranh thủ sự tham gia trong các chiến dịch đa quốc gia, để tìm hiểu chiến thuật tác chiến chống ngầm của các lực lượng Mỹ đóng tại đảo Diego Garcia, phía nam Ấn Độ, cũng như các lực lượng của Mỹ và đồng minh tại Vịnh Aden.
Tàu Bắc Kinh cũng thường ghé thăm Djibouti, nơi Washington đặt Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp châu Phi chịu trách nhiệm chống các phần tử cực đoan, và học hỏi cách Mỹ xây dựng và chỉ huy lực lượng đặc nhiệm.
Sau những kinh nghiệm từ các chiến dịch trên, Trung Quốc đã trang bị mạng lưới thông tin MERCURY của EU, giúp hải quân nước này có thể chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực về các tàu đang bị truy đuổi, cũng như liên lạc dưới dạng đàm thoại, truyền dữ liệu, gửi thư điện tử. Nhờ hệ thống này, Bắc Kinh nắm được một cách chính xác cách thức các thành viên NATO phối hợp trong các trận thủy chiến, từ bước lập kế hoạch tới triển khai và đánh giá.
Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Washington và Bắc Kinh còn có nhiều hoạt động hợp tác khác, như tham quan các trường, học viện của hải quân Mỹ… Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn nắm được cách thức tàu chiến Mỹ phản ứng khi bất ngờ gặp tàu nước ngoài – những thông tin này rất giá trị nếu tàu lạ đó có ý định thù địch.
Chính sách của Obama “có gì đó không ổn”
Trước quyết định huấn luyện cho các lực lượng Trung Quốc của Lầu Năm Góc, nhiều chuyên gia chính trị đưa ra các phản ứng trái chiều. Đô đốc hải quân Mỹ đã nghỉ hưu James Lyons chỉ trích Mỹ đang “giúp đỡ một quốc gia hiếu chiến cố hữu phát triển năng lực quân sự, mà chính Mỹ là người phải trả giá”.
“Cốt lõi các chính sách của chính quyền Tổng thống Obama và các quyết sách của Lầu Năm Góc đối với Trung Quốc có vấn đề”, ông Lyons cảnh báo.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng việc hạn chế trao đổi quân sự giữa hai nước sẽ không giúp cải thiện tình hình căng thẳng hiện nay. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice mới đây kêu gọi tăng cường quan hệ giữa quân đội hai nước.
Nhiều nhà phân tích bình luận rằng hung hăng với Trung Quốc “không phải là cách thức mà Mỹ nên làm”. Dù vậy, những chuyên gia này đều nhấn mạnh Mỹ cần bảo vệ các chiến thuật, công nghệ và quy trình nhạy cảm nhất của mình trong quá trình hợp tác.
Bạch Trúc
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga - Trung tập trận đổ bộ trên biển Nhật Bản
Người đứng đầu bộ phận báo chí của Quân khu miền Đông thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Đại úy Roman Martov cho biết Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký một nghị định thư nhằm tiến hành cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Nhật Bản vào cuối tháng 8 tới.
Tàu chiến Nga, Trung trong một cuộc tập chung. (Ảnh: China Daily)
"Cuộc họp lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung trên biển 2015 của Nga-Trung đã kết thúc tại Vladivostok", hãng tin Tass dẫn lời ông Roman Martov ngày 17/7 cho biết.
Sputnik News đưa tin cuộc tập trận chung hải quân tháng 8 tới sẽ được tổ chức tại bờ biển thuộc tỉnh Primorye ở vùng Viễn Đông của Nga, nơi tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên.
Trước đó vào ngày 10/6, tại khu vực này, các binh sỹ Nga và Trung Quốc đã diễn tập đổ bộ đường không và đường biển.
Theo ông Martov, "cuộc tập trận chung lần đầu tiên trên thao trường Klerk này sẽ bao gồm các nội dung đổ bộ đường biển trong đó sử dụng các tàu đổ bộ và máy bay của cả hai phía."
"Các đại diện của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành các công việc chính để chuẩn bị cho chuyến thăm cảng Vladivostok của các tàu chiến Trugn Quốc", Tass dẫn lời ông Martov cho biết.
Người đứng đầu bộ phận báo chí của Quân khu miền Đông cũng cho hay cuộc tập trận vào tháng 8 tới sẽ có sự tham gia của 20 tàu chiến thuộc nhiều lớp, cũng như các máy bay và trực thăng của hải quân hai nước Nga, Trung.
Thông báo về cuộc tập trận này từng được một số nguồn đưa tin hồi đầu tháng này, chỉ vài tuần sau khi hai nước kết thúc cuộc tập trận hải quân đầu tiên trên biển Địa Trung Hải. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 9 tàu từ cả hai phía.
Báo Mỹ IB Times nhận định cuộc tập trận trên biển Nhật Bản sắp tới là một phần trong chiến lược chung nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác quân sự Nga - Trung, trong bối cảnh hai nước lớn này đang "lạnh nhạt" với phương Tây trong những tháng gần đây.
Nga từng bị châu Âu và Mỹ chỉ trích quyết liệt bởi sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. Phương Tây cũng cáo buộc rằng Mátxcơva đứng sau ủng hộ cho phe ly khai, khiến cuộc khủng hoảng leo thang ở miền đông Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc - nước tiến hành nhiều hoạt động hung hăng trên Biển Đông - bị Mỹ phản đối mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh mạng cũng chia rẽ hai cường quốc Mỹ - Trung.
Mới đây, chính phủ Bắc Kinh trấn an các nước láng giềng rằng quan hệ Trung-Nga cần được tăng cường, song sẽ không tạo ra nguy hiểm với bất kỳ bên thứ ba nào.
Bình luận về quan hệ Nga- Trung, tờ Guardian của Anh bình luận rằng lãnh đạo hai nước đã luôn thận trọng nhấn mạnh họ sẽ trở thành các đối tác chứ không phải đồng minh, và họ thực sự muốn như vậy. Trung Quốc luôn quan tâm đến các đối tác phương Tây, trong khi Nga không muốn quan hệ của mình với các nước châu Âu và Mỹ đi vào ngõ cụt.
Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nhấn mạnh: "Mối quan hệ chiến lược giữa Mátxcơva và Bắc Kinh là một kết quả mang tính hoàn cảnh, và hoàn toàn khác với mối quan hệ đồng minh như quan hệ Mỹ-Nhật".
Bạch Trúc
Theo Dantri/ Guardian, IB Times
Trung Quốc đã nắm được 'củ cà rốt' trên Biển Đông? Chiến lược mới của Trung Quốc xuất phát từ việc "họ có tiền, có tài nguyên, có quân đội và dường như họ cảm thấy đã nắm được "củ cà rốt" . Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Mỹ KT McFarland Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Mỹ KT McFarland cùng hai chuyên gia khác là Timothy Heath và...