Quân đội Trung Quốc thay đổi nhân sự cấp cao
Thêm 6 tướng lĩnh được điều động và bổ nhiệm vào các vị trí mới của lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc, theo tờ Đại Công báo.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Ảnh: Reuters
Theo Đại Công báo ngày 24.12, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng đã chính thức công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm nhân sự cấp cao của lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc.
Đầu tiên là Thượng tướng không quân Lưu Thành Quân đang giữ chức Viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc sẽ chính thức nghỉ hưu vào cuối tháng 12. Thay thế ông là trung tướng Cao Tân sẽ nhận nhiệm vụ này vào tháng 1.2015. Chính ủy của cơ quan này là thượng tướng Tôn Tư Kính sẽ nhận nhiệm vụ mới là chính ủy bộ đội cảnh vệ, thay thế ông làm Chính ủy Viện khoa học quân sự sẽ là thượng tướng Hứa Diệu Nguyên.
Trung tướng Cao Tân là tướng lĩnh trẻ nhất (55 tuổi) trong đợt bổ nhiệm này. Ông có học vị thạc sĩ pháo binh, đạn đạo và là chuyên gia hàng đầu trong việc hoạch định chiến lược tác chiến bằng pháo binh của quân đội Trung Quốc. Tháng 7, Cao Tân được bổ nhiệm làm trợ lý Tổng tham mưu trưởng, sau nửa năm công tác ông được điều động nắm giữ cơ quan quan trọng nhất trong viện nghiên cứu chiến lược của quân đội Trung Quốc, theo tờ Đại Công báo.
Các tướng lĩnh khác được điều động và bổ nhiệm gồm: Trung tướng Miêu Hoa, Chính ủy quân khu Lan Châu sẽ nhận chức Chính ủy Hải quân Trung Quốc. Thượng tướng Vương Kiện Bình, Tư lệnh lực lượng bộ đội cảnh vệ sẽ nhận chức Phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc. Trung tướng Sài Chiêu Lương, Phó chính ủy quân khu Thành Đô sẽ nhận chức Phó chính ủy Tổng cục vũ khí – quân trang, quân dụng.
Trong đợt bổ nhiệm này hai tướng lĩnh từ các quân khu được điều về trung ương là Miêu Hoa (Lan Châu) và Sài Chiêu Lương (Thành Đô). Ngoài ra, 6 tướng lĩnh này đều có thời gian công tác tại Tổng cục chính trị trước khi nhận nhiệm vụ mới.
Các tướng Vương Kiện Bình, Hứa Diệu Nguyên và Tôn Tư Kính hiện đang là Ủy viên trung ương. Riêng tướng Cao Tân vẫn còn là ủy viên dự khuyết. Tướng Miêu Hoa và Sài Chiêu Lượng là ủy viên Ủy ban kiểm tra – Kỷ luật trung ương.
Video đang HOT
Đợt thay đổi nhân sự cấp cao lần này thể hiện quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình và Quân ủy trung ương trong việc làm tăng sức chiến đấu và trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo của quân giải phóng Trung Quốc. Mặt khác, thay đổi nhân sự mạnh mẽ lần này còn có tác dụng tiêu trừ mọi ảnh hưởng của Từ Tài Hậu đối với quân đội Trung Quốc, theo một nhà phân tích chính trị Trung Quốc
Minh Mẫn
Theo Thanhnien
Sự thật về Internet ở Triều Tiên
Để sử dụng Internet ở Triều Tiên, bạn phải là tầng lớp cấp cao. Và kể cả khi như vậy, chính phủ dễ dàng biết hết người đứng sau chiếc máy tính là ai... Vox Media cho biết hôm 23.12.
Việc sử dụng máy tính và phương thức kết nối rất hạn chế ở Triều Tiên - Ảnh: AFP
Vụ sập Internet ở Triều Tiên đang gây chú ý cho dư luận thế giới. Nó có liên quan đến việc Mỹ tuyên bố "đáp trả tương ứng" với cáo buộc tin tặc Bình Nhưỡng tấn công mạng Sony trước đó hay không? Câu trả lời chưa có. Nhưng trước hết, người tò mò có thể tự hỏi: Ở Triều Tiên có Internet? Nếu vậy nó hoạt động thế nào?
Thô sơ, hạn chế, kiểm duyệt
Bạn không thể sở hữu máy fax cá nhân ở Triều Tiên, và việc gửi fax đi đâu cũng phải bị kiểm tra. Sở hữu đĩa nhạc Hàn Quốc có thể lãnh án tù. Vậy, đối với máy tính và Internet thì sao?
Vox Media mô tả việc sử dụng Internet hay một giao thức kết nối tương tự như vậy là điều được kiểm duyệt chặt chẽ. Trên thực tế, trang thông tin này nói rằng đa phần người Triều Tiên không biết Internet là gì. Nếu có ở Bình Nhưỡng, vài người thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ nói đó là Kwangmyong.
Kwangmyong là mạng lưới khép kín cung cấp giao thức liên lạc nhưng ở dạng "intranet" (một dạng mạng nội bộ, khác với Internet toàn cầu - NV). Kwangmyong được mô tả chạy trên nền Microsofts giả, phiên bản lậu tiếng Nhật. Nó có thể cung cấp dịch vụ email, trang web - nhưng là vài "web" nhất định chứ không phải "web" như cách mọi người hiểu.
Chủ tịch Kim Jong-un (giữa) nằm trong số những người sử dụng internet "thật" - Ảnh: AFP
Và để vào mạng Kwangmyong cũng khó, vì cần sở hữu một chiếc máy tính. Máy tính ở Triều Tiên phải được chính phủ duyệt mới cho sử dụng, "như việc sở hữu một khẩu súng" theo cách nói của Vox Media. Và Morning Panda là hãng sản xuất máy tính hợp pháp duy nhất, mỗi năm chỉ ra khoảng vài ngàn chiếc.
Như vậy, chỉ một số ít những người có thẩm quyền hoặc giới thượng lưu mới tiếp cận World Wide Web, tức internet đích thực như thế giới.
Internet đích thực được dùng thế nào?
Vox Media và nhiều trang báo khác đều thống nhất rằng ở Triều Tiên chỉ có 1.024 địa chỉ IP cấp cho 25 triệu người. IP là địa chỉ có thể dùng để xác định vị trí máy tính tham gia Internet.
Để so sánh, nước Mỹ có "hàng tỉ IP cho 316 triệu người", theo Vox Media. Đồng nghĩa nếu sử dụng Internet ở Triều Tiên, người dùng sẽ "hiện nguyên hình" với chính phủ. Rất dễ kiểm soát.
Các kết nối Internet của Triều Tiên đều đi qua một đường chạy từ Bình Nhưỡng, qua vùng núi phía bắc của Triều Tiên và Trung quốc. Đây là điểm mở ra kết nối của Triều Tiên, do công ty nhà nước China Unicom chịu trách nhiệm quản lý máy chủ lớn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Reuters
Với những tầng lớp được sử dụng internet, đây cũng chưa hẳn là điều dễ chịu. Theo đánh giá của Vox Media, băng thông của Triều Tiên rất hẹp, chạy trên "những thiết bị cũ kỹ".
Những lý do trên đã giải thích một sự thật rằng, đa phần những người Triều Tiên khác thậm chí chưa biết Bình Nhưỡng là gì, vì nếu chưa đến đây họ cũng chẳng có công cụ gì để thấy được nơi này hoặc xem ảnh chụp, video...
Mặc dù vậy, chính phủ Triều Tiên vẫn sử dụng Internet để làm công cụ tuyên truyền, thông tin nước ngoài, cũng như... đào tạo "chiến binh mạng" để phục vụ những cuộc chiến thế giới ảo, Vox Media nói.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sắp thăm Việt Nam Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Du Chính Thanh, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ có chuyến thăm Viêt Nam vào tháng này. Ông Du Chính Thanh, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: Xinhua Xinhua...