Quân đội Trung Quốc ‘tham nhũng hơn cả thời nhà Thanh’
Giới phân tích nhận định quân đội Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức lớn, trong đó có nạn tham nhũng.
Tham nhũng đang gây ra nhiều thách thức cho quân đội Trung Quốc – Ảnh: Chinamil.com.cn
Tờ PLA Daily của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa đăng liên tiếp 3 bài xã luận nhân dịp đánh dấu 120 năm xảy ra chiến tranh Trung – Nhật lần đầu tiên (1894 – 1895). Điều bất ngờ là trong bối cảnh 2 nước đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền, các bài viết này không có giọng điệu chống Nhật Bản mà lại tập trung vào chiến thắng của Nhật và lý do thất bại của quân đội nhà Thanh khi xưa.
Trong đó, PLA Daily kêu gọi giới chỉ huy quân đội rút kinh nghiệm từ thảm bại của nhà Thanh với lập luận rằng tinh thần kỷ luật, thực tâm học hỏi và trong sạch hóa lực lượng của quân đội Nhật trong thời Minh Trị duy tân (1868 – 1912) đã giúp họ đánh bại hạm đội Bắc Dương. “Hải quân Thanh triều được trang bị tàu chiến, vũ khí tương đồng với lực lượng Nhật nhưng không có kỷ luật, tinh thần yếu kém, tham nhũng tràn lan. Binh sĩ và tướng lĩnh chỉ biết chế giễu những chuyên gia quân sự nước ngoài được mời huấn luyện họ. Điều này trái hẳn với thái độ học hỏi nghiêm túc của hải quân Nhật”, PLA Daily viết.
Video đang HOT
Tờ báo cũng lưu ý rằng nhà Thanh không thực hiện những cải cách cần thiết trong khi quân đội “có tính hay quên thất bại, dễ thỏa mãn và thiếu khiêm tốn”.
Ngày 23.3, tờ South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông dẫn lời giới phân tích nhận định loạt bài nói trên nhằm chỉ ra rằng tương tự như thời cuối nhà Thanh, PLA đang đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có tham nhũng. “Nó cho thấy những vấn đề tham nhũng trong PLA ngày nay thậm chí tệ hơn thời của hạm đội Bắc Dương”, chuyên gia Nghê Nhạc Hùng thuộc Đại học Luật và khoa học chính trị Thượng Hải nói với SCMP. Loạt bài còn được cho là để phản ứng với thông tin chưa chính thức được loan ra ngày 20.3 về việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu bị bắt với cáo buộc tham nhũng và dính líu vào đường dây mua bán quân hàm khi còn tại chức.
Hiện nay, theo CNN, nhiều người ở Trung Quốc đang kêu gọi khoan hồng cho ông Từ vì ông đang mắc ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, động thái của tờ PLA Daily có vẻ như ngầm cảnh báo rằng nếu ông Từ được khoan hồng sẽ tạo ra tiền lệ xấu và ảnh hưởng chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội. SCMP dẫn lời chuyên gia Nghê Nhạc Hùng chỉ ra rằng tình trạng mua bán quân hàm giúp những sĩ quan không có năng lực ngồi vào các vị trí cao, gây mất cân đối nghiêm trọng trong cấu trúc chỉ huy của PLA. “Nếu hiện tượng này tiếp tục diễn ra, PLA chắc chắn sẽ bị quân đội Nhật đánh bại lần nữa một khi xảy ra xung đột”, ông Nghê cảnh báo.
Theo TNO
Làn sóng ly khai lan ra miền đông Ukraine
Tỉnh Kherson thuộc Ukraine đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga như Crimea.
Người dân Crimea ăn mừng sau khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga - Ảnh: Reuters
Trong khi chính quyền Kiev bất lực trước việc Crimea sáp nhập vào Nga, nhiều người dân ở tỉnh Kherson cũng đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai khỏi Ukraine. Theo Đài Fox News (Mỹ), đứng sau cuộc vận động là các chính trị gia địa phương gốc Nga. Trước nguy cơ này, trong cuộc họp ngày 21.3 của Hội đồng thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh cùng tên, Thị trưởng Mykola Mikolayenko cảnh báo: "Chúng tôi sẽ không cho phép đất nước bị chia nhỏ thêm nữa. Nếu các thành viên (thân Nga) Hội đồng thành phố muốn Kherson sáp nhập vào Nga, họ nên suy nghĩ lại. Điều này sẽ không được tha thứ. Đó là tội phản quốc".
Trước đó một ngày, ông Mikolayenko tiết lộ ông nhận được một cuộc điện thoại bí ẩn nói rằng các thành viên hội đồng thuộc đảng Các khu vực của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea. Ngoài ra, Fox News dẫn lời nữ phát ngôn viên Olesya Mikheeva của Hội đồng thành phố Kherson cho hay các nghị sĩ và nhà hoạt động thân Nga đang yêu cầu hội đồng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.
Nga tịch thu tàu ngầm Ukraine Các lực lượng Nga hôm qua đã chiếm quyền kiểm soát chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine tại Crimea, theo người phát ngôn Vyacheslav Trukhachyov của Hạm đội biển Đen. Hãng AFP cho hay cờ Ukraine trên tàu ngầm Zaporozhye đã được thay thế bằng cờ hải quân Nga. Trước đó, các lực lượng Nga đã kiểm soát trụ sở Bộ Tư lệnh hải quân Ukraine ở thành phố Sevastopol và chiếm một số tàu của Ukraine. S.D
Tỉnh Kherson có diện tích hơn 28.000 km2, nằm ngay phía bắc Crimea, kết nối bán đảo này với lục địa Ukraine bằng đường sắt và đường bộ. Kherson cung cấp phần lớn thực phẩm, điện và nước ngọt cho Crimea. Ngoài ra, phần lớn trong dân số 1,2 triệu người ở Kherson nói tiếng Nga. Do đó, nếu một cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson thật sự xảy ra, kết quả có thể cũng sẽ bất lợi cho Kiev như những gì đã diễn ra ở Crimea, theo Fox News.
Thông tin trên được tiết lộ sau khi Ukraine ký thỏa thuận liên kết chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế với EU, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Ngày 21.3, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk ước tính việc Crimea sáp nhập vào Nga có thể khiến Kiev mất hàng trăm tỉ USD, theo hãng tin Interfax.
Cùng ngày, EU đưa thêm 12 cá nhân ở Nga và Ukraine vào danh sách những người bị liên minh này đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh, theo Reuters. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích trừng phạt của EU là không thực tế và tuyên bố Moscow có quyền đáp trả sự trừng phạt đó. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua bày tỏ hy vọng rằng việc gửi nhóm quan sát viên thuộc Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) đến giám sát tình hình ở Ukraine sẽ giúp ngăn chặn khuynh hướng cực đoan và làn sóng quá khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở đây. Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh sứ mệnh đó không được "mở rộng đến Crimea và Sevastopol, vốn thuộc một phần của Nga", theo AFP.
Văn Khoa
Theo TNO
Đài Loan cảnh báo nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan khẳng định Trung Quốc đại lục vẫn để mở khả năng tấn công toàn diện vào vùng lãnh thổ này dù quan hệ hai bên đang ấm lên. Xe tăng Đài Loan tham gia cuộc tập trận Hán Quang 2013 - Ảnh: Korkep.sk Cuộc gặp giữa Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Trương Chí...