Quân đội Trung Quốc sẽ không còn lớn nhất thế giới
Quân đội Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm một nửa số binh sĩ theo kế hoạch cải tổ cơ cấu quân đội trong thời gian tới, nhật báo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết.
Binh sĩ Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Nhật báo PLA hôm qua cho biết, Trung Quốc đang muốn hiện đại hóa cơ cấu quân đội, theo đó sẽ cắt giảm số binh sĩ từ 2,3 triệu người xuống chưa đầy 1 triệu người.
Theo trang tin NDTV, đây sẽ là lần đầu tiên quân số quân đội Trung Quốc xuống dưới 1 triệu người.
“Cơ cấu quân đội cũ với lục quân chiếm đa số sẽ được thay thế sau cải tổ. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ không còn là quân đội lớn nhất thế giới”, nhật báo này cho biết.
Video đang HOT
Theo tờ báo này, việc cải tổ nhằm phân phối lại nguồn lực cho các binh chủng khác của quân đội nước này. Một bộ phận binh sĩ từ lục quân sẽ được biên chế cho Hải quân và Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, trong khi đó quân số của Không quân sẽ được giữ nguyên.
Tuy nhiên, tờ báo không nêu cụ thể lịch trình cho kế hoạch cải tổ này.
Xu Guangyu, một cố vấn quốc phòng Trung Quốc, cho biết với Thời báo Hoàn cầu rằng: “Quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng thực hiện các sứ mệnh ở nước ngoài”.
Minh Phương
Theo Sputnik
Trung Quốc triển khai binh sĩ tới căn cứ đầu tiên ở nước ngoài
Các tàu chở quân nhân Trung Quốc tới căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti ở vùng Sừng châu Phi đã rời cảng, Tân Hoa xã cho biết.
Tàu chở quân nhân Trung Quốc tới căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở nước ngoài đã rời cảng.
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một căn cứ hậu cần ở Djibouti năm ngoái nhằm cũng cấp nơi tái tiếp tế cho các tàu hải quân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình và nhân đạo ngoài khơi Yemen và Somalia.
Đây là căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh chính thức tuyên bố nó chỉ là căn cứ hậu cần.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa xã hôm 11.7 cho biết, các tàu chở nhân viên quân sự nước này đã rời cảng Zhanjiang ở miền Nam Trung Quốc để tới Djibouti thực hiện nhiệm vụ thành lập căn cứ hậu cần tại đây.
Tư lệnh Hải quân Shen Jinlong đã "nhận được lệnh xây dựng căn cứ ở Djibouti". Tuy nhiên, trong thông báo ngắn hôm 11.7, Tân Hoa xã không tiết lộ thời điểm căn cứ hải quân ở Djibouti đi vào hoạt động.
Theo Tân Hoa xã, việc thành lập căn cứ trên là quyết định của cả 2 nước sau các "cuộc đàm phán hữu nghị và phù hợp với lợi ích chung của 2 nước".
"Căn cứ này sẽ đảm bảo cho việc thực thi các nhiệm vụ của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình, viện trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á. Căn cứ này cũng sẽ hữu ích cho các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm hợp tác quân sự, tập trận chung, di tản và bảo vệ cứu hộ người Hoa ở nước ngoài đồng thời duy trì an ninh cho các chuyển hàng hải chiến lược quốc tế", Tân Hoa xã viết.
Trong khi đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc trong bài xã luận đăng ngày 12.7 khẳng định, việc xem căn cứ ở Djibouti là một căn cứ quân sự không có gì sai dù nó được mô tả chính thức là một cơ sở hậu cần.
"Đây chắc chắn là căn cứ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc và chúng tôi sẽ triển khai quân đội ở đây. Đây không phải là một điểm tiếp tế thương mại", bài xã luận viết, nhưng nhấn mạnh thêm rằng, sự phát triển quân sự của Trung Quốc là nhằm bảo vệ an ninh của nước này, chứ không phải là nỗ lực "tìm cách kiểm soát thế giới".
Tuy nhiên, vị trí căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti ở rìa tây bắc Ấn Độ Dương đã gây quan ngại cho Ấn Độ. New Delhi quan ngại căn cứ này sẽ trở thành "chuỗi ngọc trai" khác của Trung Quốc, với các đồng minh quân sự bao gồm Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka, đe dọa Ấn Độ.
Theo Danviet
Quân đội Trung Quốc mở cửa cho công ty tư nhân đầu tư gần tỷ đô Quân đội Trung Quốc sẽ mở rộng các chương trình nghiên cứu và phát triển cho các công ty tư nhân, mời chào nhiều dự án trị giá 6 tỷ tệ (870 triệu USD). Quân đội Trung Quốc mở cửa cho công ty tư nhân đầu tư. Ảnh minh họa: Reuters Các hợp đồng mời chào đầu tư sẽ do Cục Phát triển...