Quân đội Trung Quốc mua pháo phản lực tầm 300km
Quân đội Trung Quốc mua pháo phản lực phóng loạt A300 đạt tầm bắn tới 300km, có thể mang phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời quan chức Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian (CASC) cho biết, Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị mua pháo phản lực phóng loạt A300 của công ty này.
Động thái này được đánh giá là tín hiệu nâng cấp hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn hoạt động trong Quân đoàn Pháo binh số 2 (SAC).
Được phát triển dựa trên hệ thống pháo phản lực A200, thiết kế A300 tăng tầm lên 290km với đạn rocket 2 tầng đẩy. Theo nhà thiết kế, đạn rocket A300 thiết kế với tầng đẩy thứ 2 lắp động cơ đẩy lớn hơn với cánh nâng, cánh điều khiển cùng hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh đem lại độ chính xác tốt hơn.
Theo tài liệu quảng cáo, đạn rockets mang đầu đạn nặng 150kg, bán kính lệch mục tiêu tầm 30-45m (CEP) và có thể tiêu diệt 8 mục tiêu trong khoảng diện tích 20×20km.
Hệ thống pháo rocket A300.
Video đang HOT
Sở dĩ Jane’s nhận định rằng việc mua A300 là tín hiệu cho thấy Quân đội Trung Quốc nâng cấp trang bị lực lượng tên lửa chiến lược, vì A300 có thể dược dùng để phóng tên lửa đạn đạo M20.
“SAC có thể mua tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn một tầng M20. Cấu hình này từng được CASC giới thiệu, trên xe phóng tự hành Tai’an 88 được lắp một đạn M20 và 4 đạn A300.
Theo các tài liệu ít ỏi thì M20 thuộc “gia đình” tên lửa đạn đạo chiến thuật B-611 được cho là sử dụng nhiều công nghệ “đánh cắp” từ mẫu Iskander của Nga. Nó có tầm bắn 300km, có thể cơ động pha cuối khiến nó rất khó bị đánh chặn.
Ngoài thông tin mua A300, truyền thông Trung Quốc cũng tiết lộ rằng quân đội nước này sẽ mua hệ thống pháo phản lực AR-3 sử dụng đạn rocket Fire Dragon cỡ 370mm đạt tầm bắn 280km.
Theo Kiến Thức
Mục kích pháo phản lực Tornado-G Nga xé toạc màn đêm
Quân khu phía Tây (Nga) mới đây đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trong đêm pháo phản lực Tornado-G và Grad tại vùng Primorsky.
Cuộc tập trận này nằm trong chuỗi hoạt động tập trận khắp nước Nga được tiến hành trong vài tuần trở lại đây gồm cả mặt trận trên bộ, trên không và trên biển. Cuộc tập trận ở Primorsky huy động các loại pháo phản lực, pháo kéo, lựu pháo tự hành.
Trong ảnh, trận địa pháo phản lực Tornado-G và Grad đã được thiết lập xong.
Các binh sĩ khẩn trương nạp đạn pháo cho các bệ phóng đa nòng. Theo lý thuyết thì thời gian tái nạp đạn cho toàn bộ bệ phóng 40 nòng của Tornado-G hay Grad mất khoảng 7 phút.
Cứ 2 binh sĩ mang một quả đạn rocket cỡ 122mm nặng khoảng 70kg.
Việc nạp đạn cho pháo phản lực chủ yếu thực hiện bằng tay, thủ công hoàn toàn.
Phối hợp nhịp nhàng đưa quả đạn pháo vào bệ phóng.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-G và Grad đều thiết kế với bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm. Mà thực tế thì Tornado-G chính là biến thể nâng cấp lớn từ Grad nên cơ bản chúng rống nhau ở bệ phóng, chỉ khác ở phần đạn pháo và một số điểm nhỏ.
"Ngắm kĩ, ít trượt".
Bệ pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad đã sẵn sàng phun mưa đạn.
Còn đây là các bệ pháo phản lực phóng loạt Tornado-G đã sẵn sàng tung trận cuồng phong bão lửa lên đầu quân địch.
Pháo phản lực Tornado-G bắt đầu khai hỏa trong màn đêm.
Pháo phản lực phóng loạt Tornado-G trang bị nhiều loại đạn gồm: đạn rocket lắp đầu đạn mẹ - con (bên trong đầu đạn chính chứa các đầu đạn phụ có cơ chế tự dẫn đường, xuyên giáp dày 60-100mm) đạt tầm bắn 30km, dùng để diệt bộ binh, xe thiết giáp; đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh đạn tầm bắn 40km. Theo một số nguồn tin, Tornado-G còn được trang bị loại đạn rocket đặc biệt cho tầm bắn tới 100km.
Tính toán trên lý thuyết, một loạt bắn 40 phát của Tornado-G có sức sát thương bao trùm diện tích 840.000 m2, thời gian thực hiện một loạt bắn là 38 giây.
Những loạt đạn phản lực Tornado-G, Grad xé toạc màn đêm nước Nga.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc bán hàng loạt công nghệ vũ khí cho Indonesia Hàng loạt công nghệ vũ khí Trung Quốc mới đây đã được chính phủ Indonesia ký mua hàng loạt để sản xuất trong nước. Indonesia sẽ có được công nghệ sản xuất 3 loại vũ khí từ Trung Quốc gồm pháo Type 90B, pháo tự động 30mm và trạm vũ khí tự động UW1. Tạp chí Khán Hòa (Canada) đưa tin, Công ty...