Quân đội Trung Quốc không có khả năng ra ngoài 500 hải lý
Quân số đông nhất thế giới, vũ khí có thể nói là cái gì cũng có nhưng quân đội Trung Quốc khó có khả năng triển khai lực lượng ra ngoài phạm vi 500 hải lý và duy trì nó đủ lâu để tạo ra lợi thế trong một cuộc xung đột.
Trong một bài nghiên cứu mới đây trên Nationalinterest, Giáo sư David Shambaugh – chuyên gia về các vấn đề quốc tế và là Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học Goerge Washington đã phân tích nhiều khía cạnh về “ảo tưởng sức mạnh của Trung Quốc”. Một trong những lĩnh vực mà ông đề cập là quân sự. Chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu một vài đoạn phân tích của Giáo sư Shambaugh. Dưới đây là nội dung bài viết:
Bằng nhiều biện pháp, Trung Quốc đã giành được vị trí đứng thứ hai trên thế giới và trong một số mặt đã vượt qua Mỹ. Nhiều số liệu ấn tượng của họ cho chúng ta cảm giác về sức mạnh Trung Quốc: dân số lớn nhất thế giới, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới và lực lượng vũ trang đông nhất thế giới…
Nhưng khi khả năng của Trung Quốc được kiểm nghiệm cẩn thận, họ không quá mạnh. Nhiều chỉ tiêu là số lượng ấn tượng nhưng họ không có chất lượng tương xứng. Người Trung Quốc có câu tục ngữ “ying wai, nei ruan” nghĩa là ngoài cứng trong mềm – mạnh mẽ ở bên ngoài mà không có thực lực bên trong. Đây là một đặc tính cơ bản của Trung Quốc ngày nay.
Ở bề ngoài là những số liệu thống kê ấn tượng nhưng chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra những điểm yếu phổ biến mà những điểm yếu đó là trở ngại quan trọng cho Trung Quốc trên con đường trở thành một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc có thể chỉ là một con hổ giấy ở thế kỷ 21.
Một tàu chiến của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc ngày càng tỏ ra là một cường quốc quân sự nhưng sức mạnh quân sự của họ chỉ ở trong khu vực chứ chưa phải là một sức mạnh toàn cầu. Họ không có khả năng triển khai sức mạnh ra bên ngoài châu Á. Và ngay cả trong khu vực châu Á, năng lực triển khai quân sự của họ cũng rất hạn chế mặc dù đang được phát triển.
Bắc Kinh không chắc chắn rằng họ có thể triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài phạm vi 500 hải lý (chẳng hạn trong khu vực Biển Đông hay Hoa Đông) và duy trì sức mạnh đó đủ lâu để chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột. Quân đội của họ cũng thiếu kinh nghiệm chiến đấu do đã không trải qua một cuộc chiến nào từ năm 1979.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã liên tục hiện đại hóa quân sự. Hiện tại ngân sách quốc phòng của họ đã lớn thứ 2 thế giới (131,6 tỷ USD cho năm 2014 theo báo cáo của họ) với một đội quân có số lượng đông đảo nhất thế giới cùng các trang bị hiện đại. Hải quân cũng đã vươn xa hơn tới Tây Thái Bình Dương và thỉnh thoảng là Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm của Trung Quốc.
Nói về tác dụng, quân đội Trung Quốc chắc chắn có khả năng bảo vệ quê hương của nó, và bây giờ có khả năng tiến hành một cuộc xung đột thành công hơn với Đài Loan (khi vắng mặt sự can thiệp của Mỹ). Trung Quốc cũng được coi là một sức mạnh quân sự trong khu vực Châu Á và do đó làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, nhưng các lực lượng quân
đội Trung Quốc vẫn chưa có khả năng triển khai trên toàn cầu. Họ không có căn cứ ở nước ngoài cũng như hệ thống hậu cần chiến lược và đường dây thông tin liên lạc tầm xa còn vệ tinh toàn cầu thì quá thô sơ.
Lục quân Trung Quốc trong cuộc tập trận “Hỏa lực 2014″.
Hải quân Trung Quốc chủ yếu vẫn là một lực lượng duyên hải ven biển. Không quân của họ cũng không có lực lượng tấn công tầm xa chiến lược và khả năng tàng hình chưa cao là điều đã được chứng minh. Còn các lực lượng mặt đất thì không có phương tiện để có thể triển khai nhanh chóng.
Hơn nữa về chiến lược, Trung Quốc đang ở trị trí của một “quyền lực cô đơn”. Họ chẳng có đồng minh hay người bạn thân thiết nào. Ngay cả trong mối quan hệ thân cận nhất của họ (với Nga), các yếu tố của sự mất lòng tin và nghi ngờ lịch sử vẫn len lỏi trong mỗi bên dưới cái bề ngoài có vẻ hài hòa. Gần như không một quốc gia nào nhìn đến Bắc Kinh để trông đợi sự bảo vệ về an ninh của nó ngoại trừ có lẽ là Pakistan.
Ngược lại, các nước khác ở châu Á đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và cải thiện sự phối hợp của họ với nhau vì cảm nhận thấy mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc: Người tâm thần phân liệt cũng được nhập ngũ
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên trong lịch sử dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với tân binh, cho phép những người thấp, nặng cân hơn và thậm chí có bệnh tâm thần nhập ngũ.
Quân nhân PLA đang tập luyện - Ảnh: Itar-Tass
Báo China Daily cho biết PLA dỡ bỏ nhiều giới hạn về thể lực đối với các tân binh, trong đó có tật cận thị, chiều cao và cả một số bệnh về tâm thần với mục đích thu hút tầng lớp trẻ có trình độ học vấn cao.
Theo văn phòng tuyển quân Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chiều cao tối thiểu đối với nam giới gia nhập PLA giảm từ 162cm còn 160cm, nữ giới từ 160cm còn 158cm. Ngoài ra, giới hạn cân nặng cũng được nâng lên, cho phép những người "quá khổ" tham gia quân đội.
Tiêu chuẩn mới của PLA cũng nới hạn chế về thị lực vì gần 70% số học sinh và sinh viên Trung Quốc cận thị. Bên cạnh đó, những ai mang hình xăm không quá 10cm và không lộ ra ngoài quân phục quá 2cm vẫn được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Một chi tiết mới thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế đó là PLA không còn cấm những người mang các căn bệnh về tâm thần gia nhập quân ngũ, một số trong đó có bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn phân ly, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực...
Theo báo Time, động thái "nới tiêu chuẩn" của PLA diễn ra giữa lúc nước này mở rộng chương trình vũ khí của mình để nâng cấp tàu chiến, tên lửa, máy bay...
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết quân đội Trung Quốc chi hơn 145 tỷ USD trong năm 2013. Với quân số 2,3 triệu người, PLA được xem là một trong những quân đội lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo Tuổi Trẻ
"Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự" Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc "xâm lược đảo nhỏ" theo 3 giai đoạn, tăng cường khả năng hành động liên hợp phòng thủ đảo. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 6 có bài viết nói ra nói vào về một số động thái gần đây của Nhật Bản, cho rằng, trọng tâm...