Quân đội Trung Quốc đem “văn minh hiện đại” đến Tân Cương
Quân đội Trung Quốc phải đem “nền văn minh hiện đại” đến khu vực bất ổn Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo chiếm đa số, và giúp phát triển kinh tế ở đây – hai cán bộ quân đội cao cấp Trung Quốc viết trên một tạp chí danh tiếng.
Binh sĩ Trung Quốc ở Tân Cương.
Trong bài viết đăng trên ấn phẩm mới nhất tạp chí Qiushi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư lệnh quân khu Tân Cương Li Haiyang và chính uỷ Mao Wenjiang nói rằng, binh sĩ phải “yêu mãnh liệt” khu vực này.
“Chúng ta phải trân trọng sự đoàn kết dân tộc như giữ gìn con ngươi của chính mình và phải gắn bó chặt chẽ với tất cả các dân tộc thiểu số” – hai tác giả viết.
Hàng trăm người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực ở Tân Cương vài năm qua. Chính phủ đổ lỗi tình trạng bất ổn cho các chiến binh Hồi giáo và người ly khai muốn thành lập nhà nước độc lập Đông Turkestan.
Theo các chuyên gia, chính sự kỳ thị lao động, bắt nguồn từ làn sóng người dân tộc Hán chiếm công ăn việc làm, đã làm gia tăng sự oán giận và bất ổn giữa người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Bắc Kinh đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới sự phát triển của Tân Cương, đặc biệt ở các vùng miền nam có đông người Duy Ngô Nhĩ và phe bảo thủ tôn giáo sinh sống. Bài báo trên tạp chí Quishi cho rằng, quân đội phải giúp phát triển kinh tế ở Tân Cương, đồng thời khuyến khích người dân “tiến lên thế giới văn minh hiện đại, tránh xa chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”, bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận với khoa học, văn hoá, luật pháp và y tế.
Mỗi năm, tất cả các đơn vị quân đội phải đóng góp kinh phí để giúp giải quyết các vấn đề như thiếu nước uống hoặc thiếu bác sĩ. Tác giả bài báo kêu gọi tập trung nhiều hơn vào giáo dục, nói rằng trẻ em cần “học tập, sinh sống và lớn lên” ở trường.
Người Duy Ngô Nhĩ có truyền thống đi theo Hồi giáo ôn hoà, nhưng nhiều người bắt đầu áp dụng các thông lệ phổ biến hơn giống như ở Saudi Arabia hay Afghanistan, chẳng hạn phụ nữ phải đeo mạng che mặt.
Bài báo cũng kêu gọi tham gia nhiệt tình hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố. “Cuộc đấu tranh chống khủng bố để duy trì sự ổn định rất khó khăn và phức tạp. Đó là một cuộc chiến thực sự với dao và súng, giữa sự sống và cái chết. Phải đấu tranh từ sớm, dần dần và đào sâu tận gốc rễ” – bài báo viết.
Theo Laodong
Video đang HOT
Chiến đấu cơ Trung Quốc đã vào cuộc sát biên giới Myanmar
Theo báo Thụy Sĩ, máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến hành diễn tập - đây là một tín hiệu cảnh cáo cao nhất.
Trung Quốc liệt kê các khoa mục phô sức mạnh
Ngày 2/6, Quân khu Thành Đô - một đại quân khu lớn của Quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự liên hợp lục-không quân ở tỉnh Vân Nam - khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Trong thời gian diễn tập, các loại máy bay chưa được phép thì không được tiến vào vùng trời khu vực này, tuy nhiên Bắc Kinh không đưa ra thời hạn kết thúc.
Theo mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 1/6, tham gia cuộc diễn tập này có hàng nghìn binh sĩ và dân quân, máy bay chiến đấu không quân, vài trăm trang bị hạng nặng. Tiến hành cuộc diễn tập nhằm kiểm tra toàn diện năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng không biên giới, xử trí các sự kiện bất ngờ ở biên giới.
Binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận
Ngoài ra, không quân, tập đoàn quân - lục quân và lực lượng biên phòng sẽ tham gia diễn tập thực binh, bắn đạn thật, nghiên cứu phương pháp hiệp đồng lục-không quân, đi sâu tổ chức và thực hiện lập kế hoạch liên hợp, chỉ huy liên hợp.
Tân Hoa xã ngày 2/6 cho biết thêm, tham gia cuộc diễn tập gồm có các đơn vị binh chủng như lực lượng hàng không (không quân), pháo binh, lực lượng phòng không, hàng không lục quân cùng các cơ quan đảng, chính quyền địa phương.
Theo tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 3/6, cuộc diễn tập lần này tập trung kiểm nghiệm năng lực tác chiến liên hợp lục quân-không quân, tấn công chính xác hỏa lực, hình thành sức chiến đấu của trang bị mới và huấn luyện hiệp đồng ở khu vực núi cao-rừng cây.
Trong cuộc diễn tập lần này, máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự sản xuất sử dụng bom tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất; máy bay trực thăng vũ trang Z-9 bay ở tầng trời thấp, tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu còn lại trên mặt đất. Còn cụm phòng không mặt đất (như tên lửa đất đối không) đề phòng các mục tiêu trên không, tiêu diệt các mục tiêu tấn công từ trên không.
Tham gia còn có xe chiến đấu bộ binh mới, lực lượng thiết giáp, phân đội pháo cối - chúng được sử dụng sau khi tấn công hỏa lực đường không. Các loại hỏa lực hiệp đồng với nhau.
Máy bay quân sự Z9 tấn công mục tiêu mặt đất
Theo bài báo, radar dò tìm ụ súng chỉ 8 giây đã có thể dò tìm chính xác tọa độ mục tiêu, cụm lựu pháo nhanh chóng triển khai áp chế hỏa lực.
Theo chỉ huy của cụm tấn công hỏa lực mặt đất Biện Hiểu Minh, cuộc diễn tập xoay quanh các năng lực như cơ động nhanh, trinh sát lập thể, tấn công chính xác và bảo đảm tổng hợp.
Cuộc diễn tập đã kiểm nghiệm toàn diện tình hình hình thành năng lực tác chiến của các vũ khí trang bị mới, nghiên cứu ứng dụng tác chiến của vũ khí trang bị mới trong điều kiện rừng núi, địa hình phức tạp, khí tượng thường xuyên thay đổi, đã nâng cao năng lực chiến đấu thực tế cho lực lượng tham diễn - Biện Hiểu Minh cho biết thêm.
Truyền thông thế giới: Tín hiệu cảnh cáo cao nhất
Theo hãng tin Reuters Anh, Trung Quốc nhiều lần đòi Myanmar có biện pháp ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang luôn mở rộng tới cách biên giới chỉ vài trăm m. Tháng trước, Quốc hội Myanmar còn quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm ở Kokang thêm 3 tháng.
Theo hãng tin AP Mỹ, khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc đối diện với chiến trường xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tổ chức diễn tập ở khu vực này kể từ sau khi bom từ phía Myanmar gây thiệt hại cho dân biên giới Trung Quốc. Trung Quốc có ý đồ khẳng định họ có năng lực quân sự để ứng phó với bất cứ vấn đề gì ở khu vực này.
Theo báo Thụy Sĩ, máy bay chiến đấu Trung Quốc tuần tra ở biên giới, hiện nay còn tiến hành diễn tập - đây là một tín hiệu cảnh cáo cao nhất.
Tại Rangoon, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar cho rằng, mặc dù Trung Quốc thông báo cuộc diễn tập quân sự lần này là diễn tập thường lệ, nhưng Myanmar vẫn lo ngại. Còn Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố: Myanmar không cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự là đang gây sức ép.
Cụm lựu pháo của Trung Quốc
Cụm tác chiến mặt đất của lực lượng bọc thép
Lực lượng bọc thép tham gia tập trận
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc
Việt Dũng (Tổng hợp GDVN, ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Nga và Trung Quốc sắp ký tới 40 văn kiện hợp tác Động thái này nhằm củng cố thêm quan hệ liên minh trong nỗ lực chung thách thức trật tự thế giới do Mỹ và châu Âu cầm trịch hiện nay. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II (Ảnh : Irishtimes) Trợ lý của Tổng thống Nga cho biết hai...