Quân đội Trung Quốc có đáng sợ không?
Báo “ Le Figaro” (Pháp) số ra mới đây có bài viết mang tựa đề “Có nên sợ hãi Quân đội Nhân dân Trung Quốc?”. Bài viết nhấn mạnh đến việc “Biển Đông đang trở thành một phòng thí nghiệm cho “ giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
‘Phát triển hoà bình’ – từ ngữ mà chính quyền Bắc Kinh chính thức sử dụng – ngày càng trở thành một thứ hỏa mù, che đậy việc nước này đang bày binh bố trận, để khẳng định Trung Quốc là cường quốc thống trị khu vực.
Lực lượng quân đội Trung Quốc tham gia tập trận tại khu vực đông bắc tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: AFP/TTXVN)
“Le Figaro” nhấn mạnh đến Sách Trắng Quốc phòng vừa được Trung Quốc công bố cuối tháng 5, cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện một sự “đảo ngược chiến lược” trong quân đội, vốn đã được nhiều chuyên gia ghi nhận trong những năm gần đây. Đó là kể từ giờ Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hải quân được giao trách nhiệm gia tăng hoạt động tại “vùng biển xa”, thay vì tập trung bảo vệ vùng ven bờ biển. Việc tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí hạt nhân cũng nằm trong kế hoạch.
Video đang HOT
Theo “Le Figaro”, trong những năm gần đây, với chi phí quân sự tăng gấp khoảng 10 lần (216,4 tỷ USD năm 2014, so với 22,2 tỷ USD năm 2000), Trung Quốc đã phát triển nhiều vũ khí tối tân như tên lửa đạn đạo DF-21D có khả năng tấn công các tàu sân bay Mỹ, hay tên lửa hành trình YJ-18 phóng từ tàu ngầm rất khó đánh chặn.
Mỹ quan ngại trước việc Trung Quốc xây “đảo nhân tạo” trên Biển Đông
Trả lời cho câu hỏi, liệu quân đội của Trung Quốc có phải quân đội mạnh nhất châu Á hay không, “Le Figaro” cho rằng với 300 tàu chiến, hơn 60 chiếc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc đang ở thế ngang ngửa với Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng đối đầu lại được với Mỹ thì còn xa. Bên cạnh đó, trong số hơn 2.000 máy bay ném bom của Trung Quốc, chỉ có vài trăm chiếc là tân tiến, tàu sân bay Liêu Ninh hiện tại mới chỉ được dùng làm phương tiện huấn luyện.
“Le Figaro” lưu ý rằng không thể coi nhẹ binh chủng tin học của Trung Quốc, với khoảng 2 triệu quân nhân, và đơn vị nổi tiếng mang số hiệu 61398, có trụ sở tại Thượng Hải. Với lực lượng này thì không nghi ngờ gì việc Bắc Kinh có thể tiến hành nhiều cuộc tấn công lớn trên mạng.
Tuy nhiên, nói đến sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện nay, cần chú ý đến “cuộc chiến chống tham nhũng” đang được lãnh đạo Trung Quốc phát động. Khoảng 10 tướng lĩnh đã hoặc đang bị truy tố – một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử của quân đội Trung Quốc. “Le Figaro” đặt câu hỏi: Liệu chiến dịch chống tham nhũng có làm mất tinh thần quân đội? Theo tờ báo, chiến dịch chống tham nhũng cho phép ông Tập Cận Bình củng cố quân đội để gia tăng sức mạnh quân sự; ngoài ra, chiến dịch này có thể khiến giới sĩ quan trẻ cảm thấy phấn khích hơn.
Theo TTK/baotintuc.vn
Pháp sẽ đánh chìm 2 tàu đổ bộ trực thăng đóng cho Nga?
Báo Trí thức trẻ dẫn lời tờ Le Figaro cho biết Pháp đang tính tới phương án đánh chìm 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga nếu phải hủy hợp đồng ký với Moscow.
Thông tin này cũng được hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lại. Theo đó, các tàu đổ bộ chở trực thăng "Vladivostok" và "Sevastopol" có thể sẽ được tháo dỡ và vứt bỏ hoặc đánh chìm ngoài biển. Phương án đánh chìm được tờ báo Pháp đánh giá là tiết kiệm nhất nhưng cũng "gây sốc" nhất.
Tàu đổ bộ Mistral.
Le Figaro cho rằng khó có khả năng các tàu Mistral có thể được Pháp giữ lại sử dụng bởi Pháp đang cắt giảm ngân sách quốc phòng. Ngoài ra, các tàu đổ bộ mang trực thăng này được cải tiến theo những tiêu chuẩn đặt hàng của phía Nga. "Nếu muốn giữ lại sử dụng sẽ phải điều chỉnh, cũng như trang bị lại cho 2 con tàu. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc này sẽ tốn đến hàng trăm triệu USD" - tờ Le Figaro viết.
Tuy nhiên, Pháp cũng có phương án khác để giải quyết vấn đề, đó là tìm kiếm khách hàng mới. Khách hàng tiềm năng có thể là Canada, Ai Cập và "một trong số các nước Bắc Âu".
Trước đó, trang mạng Business Insider dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, trong quá trình đàm phán mới đây, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Hollande đã gần tiến tới một thỏa thuận cho phép Paris hủy hợp đồng bán chiến hạm Mistral. Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Khám phá tàu đổ bộ Mistral.
HÙNG LONG (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhiều nước sẵn sàng từ chối "ông nhà giàu" Trung Quốc Sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự và những tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải với khu vực láng giềng khiến cho chính phủ các nước nghi ngại các dự án đầu tư sẽ được dùng làm vũ khí chính trị. Năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 102 tỷ USD...