Quân đội Trung Quốc chật vật với dân số già
Quân đội Trung Quốc phải hạ bớt tiêu chuẩn thể lực, áp dụng các hình thức tuyển quân mới để đảm bảo nguồn tân binh, khi dân số già hóa.
Là một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, mỗi năm cần bổ sung hàng trăm nghìn tân binh, quân đội Trung Quốc (PLA) đang chịu tác động lớn từ vấn đề dân số già hóa và tỷ lệ sinh liên tục giảm của nước này.
Sau nhiều thập kỷ thi hành nghiêm ngặt chính sách một con, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng suy giảm dân số và buộc phải thay đổi. Trong khi lãnh đạo nước này cho phép các gia đình sinh con thứ ba, PLA cũng phải tìm cách đổi mới phương pháp huấn luyện và tuyển dụng thế hệ binh sĩ mới, trưởng thành từ các gia đình con một.
“Các chỉ huy quân sự nhận thấy chế độ huấn luyện nghiêm khắc, cứng nhắc được áp dụng trong thế kỷ 20 không còn phù hợp với các thanh niên sinh ra trong thế kỷ 21″, Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết.
“Thậm chí một số thanh niên mới nhập ngũ còn chống đối và thách thức cấp trên khi họ không hài lòng. Quân đội buộc phải điều chỉnh. Một số hướng dẫn viên quân sự nói với tôi rằng họ thấy lúng túng khi đào tạo các binh sĩ trẻ”.
Binh sĩ Trung Quốc trong Duyệt binh Chiến thắng tại thủ đô Moskva, Nga tháng 6/2020. Ảnh: Reuters .
PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cho biết lực lượng này đã tổ chức các buổi trị liệu với chuyên gia tâm lý từ năm 2011 nhằm giảm bớt căng thẳng cho binh sĩ, thay vì “chỉ ra lệnh và quát mắng”.
Video đang HOT
Hoạt động này có thể giúp các giảng viên trung niên và lãnh đạo cấp cao hiểu rõ hơn về thế hệ mới, cung cấp dữ liệu thiết kế chương trình huấn luyện mới như diễn tập trên máy tính và huấn luyện thực tế ảo. Trước đây, các chính ủy, chính trị viên của PLA sẽ phụ trách chăm sóc tinh thần và phần nào sức khỏe của binh sĩ.
Thể lực là thách thức khó khăn khác của PLA, khi quân đội Trung Quốc chuyển mục tiêu tuyển quân từ thanh niên vùng nông thôn sang thành thị, những người có trình độ học vấn cao hơn, từ năm 2000. Vào thời điểm này, PLA bắt đầu tăng cường thay thế các hệ thống vũ khí lạc hậu, phụ thuộc lớn vào sức người, sang loại mới sử dụng nhiều thành phần điện tử phức tạp và có tính tự động hóa cao.
Để vận hành và điều khiển các tổ hợp vũ khí ngày càng tiên tiến và tinh vi, PLA tuyển mộ hơn 120.000 cử nhân đại học năm 2009, con số cao nhất trong lịch sử của lực lượng. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết việc tuyển mộ binh sĩ có trình độ cử nhân đã thành tiêu chuẩn của PLA.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã điều chỉnh tiêu chuẩn nhập ngũ để đảm bảo tuyển đủ sinh viên đại học theo yêu cầu. Từ năm 2014, yêu cầu về chiều cao tối thiểu hạ từ 1,62 xuống 1,6 m đối với nam và 1,6 xuống 1,58 m đối với nữ, đồng thời PLA cũng nới lỏng quy định đối với ứng viên bị cận và thừa cân.
Sau khi các binh sĩ trẻ phản đối lệnh cấm sử dụng điện thoại di động, PLA năm 2015 dỡ bỏ hạn chế này. Các binh sĩ được sử dụng điện thoại trong doanh trại với điều kiện cài phần mềm chống gián điệp của quân đội, cho phép các trung tâm quản lý Internet giám sát chặt chẽ hoạt động của họ.
Binh sĩ Trung Quốc tham gia huấn luyện tại một căn cứ ở Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang tháng 3/2015. Ảnh: Reuters .
PLA năm 2020 mở thêm đợt tuyển quân cho phép các cử nhân đại học chưa tìm được việc làm có cơ hội nhập ngũ. “Để mở rộng nguồn tuyển quân, PLA bắt đầu tuyển mộ những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông song không vào được vào đại học”, chuyên gia Chu Thần Minh cho biết.
“Tình trạng thiếu binh sĩ hiện chưa quá nghiêm trọng, song thực tế là ngày càng nhiều thiếu niên thành thị với trình độ học vấn cao không quan tâm đến việc phục vụ trong quân đội”, ông nói.
Báo cáo điều tra dân số 10 năm một lần của Trung Quốc, được công bố hồi tháng 5, cho thấy nước này có thêm 12 triệu trẻ sơ sinh trong năm 2020, mức thấp nhất kể từ những năm 1960.
Trung Quốc nới lỏng chính sách một con năm 2016 và cho phép sinh con thứ hai, song không thể đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm tại quốc gia này. Điều tra dân số cho thấy tỷ lệ sinh năm 2020 của Trung Quốc là 1,3 trẻ em/phụ nữ, dưới mức thay thế cần thiết là 2,1 để đảm bảo ổn định dân số.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Tong ở Macau cho biết từ năm 1993, nhiều quan chức và chuyên gia quân sự đã bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng chính sách một con, vốn được áp dụng từ năm 1979, đối với quân đội Trung Quốc.
Trong báo cáo gửi chính phủ Trung Quốc năm 2012, chuyên gia Liu Mingfu của Đại học Quốc phòng Quốc gia thuộc PLA cho biết ít nhất 70% binh sĩ nước này thuộc các gia đình một con, tỷ lệ này tại các đơn vị trực chiến lên tới 80%.
“Chúng ta có thể thấy PLA tuyển mộ thêm nữ binh sĩ trong một thập kỷ qua, cách làm phổ biến tại các nước phát triển đang đối mặt tình trạng dân số già hóa”, chuyên gia Antony Wong Tong cho biết.
Một nữ binh sĩ Trung Quốc tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan tháng 10/2017. Ảnh: PLA .
Số liệu thống kê trước đây cho thấy phụ nữ chiếm 5% trong số hai triệu quân của PLA, song chuyên gia Chu Thần Minh cho biết tỷ lệ này đã tăng lên 7%. Chính phủ Mỹ năm 2018 cho biết phụ nữ chiếm 17% trong lực lượng nước này.
Trung Quốc tăng huấn luyện hiệp đồng quân chủng
Quân đội Trung Quốc đẩy mạnh huấn luyện hiệp đồng liên quân chủng sau thất bại trong một cuộc diễn tập lục quân - hải quân nhiều năm trước.
Quân đội Trung Quốc đang khởi động chương trình huấn luyện năm 2021 bằng cách triển khai sĩ quan lục quân lên các tàu chiến hải quân, cũng như bổ sung sĩ quan không quân cho nhiều đơn vị pháo binh lục quân. Đây là bước tiếp sau kế hoạch cải tổ 5 năm của Bắc Kinh, bao gồm tái cơ cấu bộ máy chỉ huy và biến tác chiến hiệp đồng liên quân chủng trở thành cách tiếp cận cơ bản trong những chiến dịch quân sự tương lai.
Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập năm 2020. Ảnh: AFP .
Quân ủy Trung ương Trung Quốc hồi tháng 11/2020 cũng công bố dự thảo "Đề cương Chiến dịch Hiệp đồng", trong đó mô tả sự phối hợp giữa các quân chủng là "quy tắc hàng đầu cho hệ thống tác chiến của quân đội Trung Quốc trong thời kỳ mới".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết quân đội nước này cần thay đổi phương thức tác chiến để phù hợp với môi trường an ninh liên tục thay đổi. "Việc sử dụng các hệ thống vũ khí thông minh, tàng hình, có độ chính xác cao và không người lái khiến những hoạt động hiệp đồng liên quân chủng trở nên cần thiết", ông nói.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng năng lực tác chiến hiệp đồng nước này vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục. Hàng loạt hạn chế đã được thể hiện trong một cuộc diễn tập đổ bộ bờ biển cách đây nhiều năm. Khi đó, lực lượng tấn công hiệp đồng giữa lục quân và hải quân không thể hoàn thành nhiệm vụ do triển khai các hệ thống tình báo khác nhau, dẫn tới chậm trễ thông tin liên lạc trên chiến trường.
"Huấn luyện hiệp đồng quân chủng thường thiếu cơ chế thực hiện, giám sát, hậu cần và cả động lực. Khi kết nối, mỗi lực lượng đều có kế hoạch và mục tiêu nhiệm vụ riêng, họ tự tính toán phương án tác chiến và không thực sự phối hợp với nhau. Điều đó khiến những vấn đề đơn giản trở thành các cơn đau đầu nan giải", đại tá hải quân Dương Dương thuộc Hạm đội Nam Hải cho hay.
Quân đội Trung Quốc bị chê huấn luyện lỗi thời Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc chỉ trích một số chỉ huy không hiểu biết về công nghệ và không áp dụng tư duy hiện đại trong huấn luyện. Quân đội Trung Quốc (PLA) mất hai thập kỷ để tự động hóa hoàn toàn các hệ thống vũ khí của mình, chuyển phần lớn thao tác thủ công sang vận hành bằng...