Quân đội Triều Tiên lộ chiến thuật vì căng thẳng biên giới
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích sức mạnh và cách thức tổ chức của quân đội CHDCND Triều Tiên dựa theo các điều động binh sĩ và khí tài trong căng thẳng biên giới vừa rồi.
Khoảng 20 tàu đổ bộ đệm hơi của quân đội Triều Tiên đã được điều động đến một địa điểm gần biên giới Hàn Quốc vào hôm 24.8 – Ảnh: Yonhap
“Chúng tôi đã có cơ hội nhìn thấy được một phần cách thức tổ chức và chuẩn bị của quân đội Triều Tiên sau khi Kim Jong-un đặt quân đội nước này vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu”, tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 27.8 dẫn lời một nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc tiết lộ.
“Hiện chúng tôi đang phân tích xem chúng tôi có đánh giá quá cao hoặc quá thấp quân đội Triều Tiên hay không”, ông này cho hay.
Trong thời gian căng thẳng giữa 2 nước liên tục leo thang, một số bộ phận của lực lượng vũ trang Triều Tiên đã cho thấy năng lực di chuyển cơ động cao hơn dự đoán của phía Hàn Quốc, nhưng khả năng chiến đấu nói chung vẫn còn hạn chế, theoChosun Ilbo.
Đó cũng là lý do vì sao Triều Tiên dường như tập trung thiên về chiến lược tấn công chớp nhoáng trong thời gian ngắn hơn là chiến tranh tổng lực kéo dài, tờ báo Hàn Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự trong nước bình luận.
Một đơn vị pháo binh của Hàn Quốc – Ảnh: Reuters
Chosun Ilbo cũng nói thêm rằng Hàn Quốc chưa có được một báo cáo đánh giá toàn diện về sức mạnh quân sự của Triều Tiên, do quốc gia láng giềng này chưa bao giờ triển khai một chiến dịch huy động toàn bộ khoảng hơn 1 triệu binh sĩ (lớn thứ 5 thế giới), cùng 4.300 xe tăng và 820 tiêm kích của mình.
Pháo binh của Bình Nhưỡng được cho là có sức mạnh vượt trội so với của Seoul, với khoảng 8.500 khẩu pháo các loại và 5.500 dàn phóng rocket. Trong đợt căng thẳng vừa rồi, Bình Nhưỡng đã không điều động loại pháo tầm xa có khả năng bắn đến trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc, mà chỉ kéo loại pháo nòng nhỏ 76,2 mm đến sát vùng phi quân sự (DMZ), khu vực ngăn cách 2 miền Triều Tiên, để đe dọa bắn hạ các cột loa phát thanh.
Video đang HOT
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
5 vũ khí Triều Tiên có thể gây thiệt hại nặng cho Hàn Quốc
Dù có trong tay những vũ khí có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hàn Quốc và Mỹ, Triều Tiên khó có thể thắng nếu chiến tranh nổ ra.
Xe tăng Triều Tiên duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: CSMonitor
Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên vừa qua đã lắng dịu bằng một thỏa thuận đạt được giữa đại diện cấp cao hai nước sau ba ngày đàm phán căng thẳng. Tờ Business Insider nhận định rằng những gì diễn ra trong tuần qua cho thấy tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn bấp bênh như thế nào, bởi thỏa thuận mà hai nước đạt được là "món hàng dễ vỡ", và không ai có thể đảm bảo được rằng biến cố tương tự sẽ không lặp lại. Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, Triều Tiên hoàn toàn có thể gây ra những thiệt hại nặng nề cho Hàn Quốc bằng những vũ khí, khí tài mà họ có hiện nay.
Trong một bài viết đăng trên The National Interest, chuyên gia phân tích Harry J. Kazianis chỉ ra rằng Triều Tiên hiện sở hữu 5 loại vũ khí có thể gây thương vong lớn và gieo rắc nỗi sợ hãi trên khắp Hàn Quốc, thậm chí là cả ở Mỹ.
"Bom bẩn"
Kazianis cho rằng Bình Nhưỡng có thể sử dụng các loại "bom bẩn" trên khắp Hàn Quốc. "Bom bẩn" là những thiết bị nổ cải tiến, được nhồi thêm các loại vật liệu hạt nhân thô, có thể gây nhiễm xạ nặng nề ngoài phạm vi nổ của nó. Chuyên gia này chỉ ra rằng Triều Tiên được cho là đã đào nhiều đường hầm xuyên qua khu phi quân sự giữa hai nước, và các đặc vụ Triều Tiên có thể sử dụng mạng lưới đường hầm này để tuồn các loại vật liệu chế tạo "bom bẩn" cần thiết vào các đô thị lớn của Hàn Quốc.
Đơn giản hơn, Triều Tiên có thể nhồi vật liệu hạt nhân chưa qua tinh chế vào các đầu đạn tên lửa tầm ngắn có thể bắn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc và khai hỏa. Ngay cả khi không bắn trúng các mục tiêu quan trọng, những quả "tên lửa bẩn" này vẫn đủ sức gây nên tình trạng hoảng loạn trên diện rộng trong dân chúng.
Vũ khí hóa sinh
Tổ chức nghiên cứu mối đe dọa hạt nhân Nuclear Threat Initiative cho biết Triều Tiên hiện nay có thể đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn thứ ba trên thế với, với nhiều loại chất độc hóa học khác nhau.
Hồi tháng sáu, Vice News đưa tin một nhà khoa học Triều Tiên đào tẩu đến Phần Lan cùng với 15 GB dữ liệu đã tuyên bố rằng ông ta có những bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã thử các loại vũ khí hóa học và sinh học trên chính công dân của mình.
Vài ngày sau đó, Triều Tiên công bố những bức ảnh chụp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm Viện Kỹ thuật Sinh học Bình Nhưỡng, nơi được cho là để sản xuất phân bón. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về vũ khí lại tin rằng cơ sở này chỉ là một vỏ bọc cho một nhà máy sản xuất vi khuẩn bệnh than ở cấp độ quân sự.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm Viện Kỹ thuật Sinh học Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters/KCNA
Vũ khí hạt nhân
Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ ở Alaska hoặc Hawaii nếu chiến tranh nổ ra. Theo ông Kazianis, tỉ lệ thành công của các vụ tấn công hạt nhân bằng tên lửa tầm xa này còn là vấn đề gây tranh cãi, nhưng nó sẽ ngày càng trở nên khả thi hơn trong những thập niên tới đây.
Triều Tiên đã đầu tư nguồn lực khổng lồ cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình, và trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân diễn ra, họ sẽ không đánh giá thành công bằng con số thương vong của đối phương, mà là bằng sự hỗn loạn mà vũ khí hạt nhân đó gây ra trên lãnh thổ kẻ địch.
Hồi tháng Tư, Đô đốc Bill Gortney, người phụ trách Bộ Chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc rằng Triều Tiên "có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân lên lên lửa đạn đạo KN-08 và bắn vào lãnh thổ Mỹ". Gortney tự tin rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ đủ sức bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên trước khi nó đến được mục tiêu, nhưng không ai có thể lường trước được hậu quả nếu như một sai sót xảy ra và hệ thống phòng thủ của Mỹ không bắn trúng quả tên lửa đang lao tới.
Pháo
Quân đội Triều Tiên hiện đang sở hữu lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới, với khoảng 100.000 khẩu pháo các loại, tất cả đều chĩa nòng thẳng về phía Seoul.
Đa số những khẩu pháo này đều khá cũ kỹ và không được sửa chữa, bảo dưỡng đúng cách nên có thể không phát huy hết uy lực trong tác chiến, nhưng viễn cảnh về hàng chục ngàn khẩu pháo cùng đồng loạt nã đạn về phía thủ đô Seoul đủ để gây ra sự hoảng loạn cực độ trong dân chúng, và khi những viên đạn pháo này trút xuống, chúng có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều dân thường.
Pháo tự hành tầm xa M1989 của Triều Tiên khai hỏa. Ảnh: Survincity
"Đội quân tin tặc"
Chưa có nghiên cứu chính thức nào về "đội quân tin tặc" Triều Tiên và khả năng tấn công của họ, nhưng đây là một trong những mối đe dọa rất lớn nếu chiến tranh xảy ra.
Hồi cuối năm 2014, Mỹ tố cáo rằng Triều Tiên là thủ phạm đứng sau vụ tấn công mạng quy mô lớn vào hãng Sony, khi hãng này sắp công chiếu một bộ phim "ám sát" nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Hàn Quốc cũng đã từng tố cáo Triều Tiên tấn công mạng vào một lò phản ứng hạt nhân của nước này vào tháng 12/2014.
Các chuyên gia lo ngại rằng khi "đội quân tin tặc" Triều Tiên ngày càng lớn mạnh, họ có thể đủ sức phát động tấn công mạng vào hệ thống điện của Hàn Quốc, hoặc xâm nhập vào các cơ sở quân sự khác nhau của Hàn Quốc và Mỹ thông qua hệ thống mạng.
Dù sở hữu những thứ vũ khí nguy hiểm, Triều Tiên sẽ không thể thắng trong bất cứ cuộc xung đột quân sự nào với Hàn Quốc, ông Kazianis nhận định. Khi chiến tranh xảy ra, Hàn Quốc sẽ có được sự hậu thuẫn của Mỹ, với lực lượng quân sự cùng những loại vũ khí tối tân, hiện đại hơn Triều Tiên gấp nhiều lần.
Theo Guardian, Triều Tiên biết rõ điều này, nhưng họ vẫn có những động thái khiêu khích đối với Hàn Quốc và Mỹ. Gây căng thẳng với Mỹ và Hàn Quốc là một trong những cách để nhà lãnh đạo Kim Jong-un củng cố quyền lực của mình trong lòng dân chúng. Bình Nhưỡng luôn tuyên truyền với người dân rằng một ngày nào đó, "những con rối" Hàn Quốc dưới sự "giật dây" của Mỹ sẽ tấn công, xâm lược Triều Tiên, và đó là lý do họ phải chế tạo vũ khí hạt nhân để răn đe bất cứ cuộc xâm lược nào.
Wall Street Journal dẫn các khảo sát thường niên được Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc thực hiện đối với những người Triều Tiên đào tẩu cho thấy đa số người dân nước này vẫn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, mặc dù họ bất bình với tình trạng yếu kém của nền kinh tế trong nước.
Trí Dũng
Theo VNE
Sự thờ ơ khó hiểu của Trung Quốc trong căng thẳng liên Triều Căng thẳng hai miền Triều Tiên vừa qua có thể xuất phát từ việc Bình Nhưỡng muốn lôi kéo sự chú ý của Trung Quốc khi đồng minh duy nhất này đang ngày càng lạnh nhạt, đồng thời chia rẽ tình bạn chớm nở Trung - Hàn. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát một buổi tập trận. Ảnh: KCNA Sáng sớm...