Quân đội thế giới bị đảo lộn ra sao từ “thảm họa vô hình” Covid-19?
Dịch Covid-19 khiến quân đội các nước vừa phải thực hiện lệnh cách ly xã hội giữa các binh sĩ, ngừng luân chuyển quân, dừng tập trận và đồng thời hỗ trợ quốc gia ngăn chặn dịch bệnh.
Theo AP, hôm 9/4, Ả Rập Xê-út đã ra thông báo tạm dừng chiến dịch tấn công ở Yemen do dịch Covid-19. Tuy nhiên, các cuộc xung đột tại Libya và Afghanistan vẫn leo thang bất chấp lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc về một lệnh ngừng bắn trên toàn cầu.
Các chuyên gia lo ngại, nếu dịch Covid-19 bùng phát tại các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hậu quả sẽ là khôn lường.
Binh sĩ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đeo khẩu trang khi thực hiện cuộc tuần tra chung ở tỉnh Idlib của Syria. (Ảnh: Reuters)
Bảo vệ biên giới
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, quân đội Israel vẫn thường xuyên thực hiện các vụ tấn công nhằm vào những tay súng Hezbollah được Iran hậu thuẫn và hoạt động ở Lebanon. Ngoài ra, quân đội Israel cũng đã vài lần triển khai không kích nhằm vào lực lượng quân sự Iran hiện diện trên lãnh thổ Syria, hay nã rocket phản công vào dải Gaza.
Nhưng nay, quân đội Israel đang được huy động hỗ trợ cảnh sát giám sát lệnh cách ly xã hội, hỗ trợ người già và chăm sóc trẻ em cho các nhân viên y tế.
Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, quân đội Israel còn cho hủy thời gian nghỉ vào cuối tuần và cách ly binh sĩ theo từng nhóm.
Phần lớn chương trình huấn luyện, tập trận cũng đã bị hủy bỏ hoặc hoãn. Dù không quân Israel vẫn tiến hành diễn tập với Mỹ, nhưng trong điều kiện các phi công bị cách ly với chính chiến đấu cơ mà mình điều khiển.
Thậm chí, dù có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng một tướng quân đội Israel đã phải tự cách ly sau khi tiếp xúc với người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, những cuộc xung đột ở vùng biên giới Israel vẫn đang diễn ra. Hồi cuối tháng Ba, hệ thống phòng không Syria đã khai hỏa và tiêu diệt nhiều tên lửa được cho phóng từ các chiến đấu cơ của Israel.
Quân đội Israel nhấn mạnh, bảo vệ biên giới vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
“Kẻ địch vẫn đang ở biên giới của chúng ta, công dân của chúng ta vẫn đang nằm trong tầm ngắm của các tay súng bắn tỉa và tên lửa chống tăng”, phát ngôn viên quân đội Israel, Trung tướng Jonathan Conricus nói.
Hàn gắn bất đồng?
Cuộc xung đột suốt nhiều năm qua giữa Israel và Palestine giờ chuyển sang hai bên cùng nhau sát cánh chống lại đại dịch Covid-19.
Nói cách khác, sự bùng nổ của dịch Covid-19 đã mở ra những mối quan hệ hợp tác trong giới hạn giữa hai bên. Cụ thể, Israel đã hỗ trợ chuyển các kit xét nghiệm và nhu yếu phẩm cho cả khu vực Bờ Tây và dải Gaza. Ủy ban Israel – Palestine cũng đang phối hợp điều phối hoạt động di chuyển của người lao động Palestine và các lực lượng an ninh ở Bờ Tây.
Phát động chiến tranh hay chiến đấu chống bệnh dịch?
Lo ngại về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, liên minh quân sự do Ả Rập Xê-út dẫn đầu chống lại các tay súng Houthi được Iran hậu thuẫn hoạt động tại Yemen đã ra thông báo ngừng bắn tạm thời sau 5 năm hai bên giao tranh. Tuy nhiên, các tay súng Houthi lại không đồng tình với đề xuất từ phía Ả Rập mà vẫn tiếp tục tấn công. Hành động này khiến viễn cảnh hai bên ký kết một thỏa thuận hòa bình trong tương lai càng trở nên xa vời.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chấm dứt tình trạng leo thang xung đột trên toàn cầu, do chính phủ các nước cần tập trung vào cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Trong tuần này, Yemen đã xác nhận có trường hợp đầu tiên mắc Covid-19, còn Iran và Ả Rập Xê-út cũng đang tìm mọi cách ngăn dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Đáng nói, trong hoàn cảnh xung đột quân sự triền miên phá hủy gần như toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, nếu dịch Covid-19 bùng phát tại Yemen, thảm kịch là điều khó tránh khỏi.
Trong tháng Ba, Yemen đã hứng chịu mất mát lớn về người do các cuộc tấn công ở phía bắc nước này đã khiến 270 người thiệt mạng chỉ trong 10 ngày. Việc các tay súng Houthi nã tên lửa vào thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út cũng đã châm ngòi cho một cuộc tấn công trả đũa nhằm vào thủ đô Sanaa của Yemen. Một vụ tấn công khác vào thành phố Taiz ở phía tây Yemen cũng đã khiến 6 nữ tù nhân thiệt mạng cùng hàng chục nữ phạm nhân và trẻ em bị thương.
Còn tại Libya, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn, các cuộc giao tranh giữa lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu và phe Chính quyền Đoàn kết dân tộc (GNA) vẫn tiếp tục leo thang.
GNA được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn. Còn LNA do Tướng Haftar đứng đầu ủng hộ chính quyền ở miền đông.
Trong tháng Ba, các vụ nã đạn pháo trúng vào phòng khách, ô tô, cảng biển và ba bệnh viện đã khiến ít nhất 16 dân thường thiệt mạng và làm bị thương hơn 30 người.
Trong đó, các vụ phóng tên lửa Grad còn đánh trúng một trong vài cơ sở điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Libya. Thậm chí, các nhóm dân quân của GNA còn dùng máy bay không người lái (UAV) của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công vào một chiếc máy bay được cho chở theo các thiết bị và bảo hộ y tế.
Cân bằng các mối đe dọa
Tại Hàn Quốc, quân đội nước này đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hơn 450 nhân viên y tế trong quân đội cùng 2.700 binh sĩ đã được triển khai hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các bệnh viện, hay kiểm soát người đi lại, giám sát lệnh cách ly, sản xuất khẩu trang y tế cũng như hỗ trợ truy vết những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19.
Hàn Quốc cũng đã cho hủy bỏ các cuộc tập trận thường niên với Mỹ và toàn bộ binh sĩ nằm trong biên chế bị cấm rời khỏi doanh trại.
Theo các chuyên gia, việc cắt giảm chương trình tập trận trong giai đoạn bùng nổ dịch Covid-19 là tất yếu không thể tránh khỏi ngay cả khi Hàn Quốc vẫn nơm nớp lo sợ mối đe dọa tấn công từ Triều Tiên.
Ngay cả với 30 quốc gia thành viên của liên minh quân sự NATO, dịch Covid-19 cũng trở thành thách thức cho các cuộc tập trận chung thường niên của tổ chức.
Hồi tháng trước, quân đội Mỹ đã ra thông báo cắt giảm số lượng binh sĩ được điều động tham gia cuộc tập trận quy mô lớn mang tên “Defender-Europe 2020″ đã được lên lịch diễn ra trên toàn lãnh thổ châu Âu trong vòng 6 tháng tới.
Song theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, liên minh quân sự hiện vẫn sẵn sàng hành động theo kế hoạch đã định.
“Thảm họa vô hình”
Ấn Độ đã yêu cầu 1,3 tỉ dân nước này thực hiện cách ly xã hội, dù quân đội nước này vẫn đang đối phó với căng thẳng leo thang ở khu vực biên giới giáp Pakistan. Trong tháng Ba, quân đội Ấn Độ và Pakistan đã nổ súng và bắn đạn pháo vào khu vực biên giới giữa hai nước ít nhất là hơn 20 lần, theo báo cáo của quân đội Ấn Độ.
Nhưng nay, quân đội Ấn Độ đã dừng chương trình tuyển quân và hủy bỏ luân chuyển quân chỉ trừ những lĩnh vực thiết yếu. Bên cạnh đó, các chương trình diễn tập cũng bị hủy bỏ như cuộc tập trận của hải quân Ấn Độ với 41 quốc gia mà trước đó theo kế hoạch, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18/3.
Trung tướng Vinod Bhatia, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhận định, “quân đội các nước đã cho xây dựng sẵn những kịch bản, nhưng chưa có một kịch bản nào cho một thảm họa vô hình như Covid-19″.
Minh Thu
LHQ triển khai kế hoạch hỗ trợ Somalia đối phó với dịch COVID-19
Dư luận lo ngại về một thảm họa nhân đạo có thể xảy ra tại Somalia - một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nếu dịch COVID-19 bùng phát.
Hai cậu bé xách nước bên cạnh một trại dành cho những người tị nạn gần thị trấn Jowhar, Somalia. (Nguồn: news.un.org)
Ngày 3/4, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết sẽ phối hợp với Chính phủ Somalia để khẩn trương triển khai Kế hoạch quốc gia về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 (CPRP) tại đất nước thuộc khu vực Sừng châu Phi này.
CPRP là bản mở rộng của kế hoạch mà Chính phủ Somalia đưa ra ngày 26/3, trong đó tập trung huy động nguồn kinh phí trị giá 57,8 triệu USD để chuẩn bị và sẵn sàng đối phó với đại dịch COVID-19 trong những ngày tới.
Kế hoạch này, bao gồm các biện pháp tổng thể ở cấp quốc gia, cũng như của từng bang, tập trung vào việc củng cố các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực của các cơ quan y tế và hỗ trợ người dân, đặc biệt là các cộng đồng bị tổn thương.
OCHA bày tỏ lo ngại về tác động của đại dịch đến sinh kế của nhiều cộng đồng người tại Somalia.
Cho đến nay, quốc gia thuộc khu vực Sừng châu Phi đã ghi nhận 5 trường hợp mắc COVID-19.
Chính phủ Somalia đã triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, bao gồm đóng cửa các trường học, nghiêm cấm các hoạt động tụ tập đông người cũng như đình chỉ các chuyến bay chở khách quốc tế và nội địa.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, dư luận lo ngại về một thảm họa nhân đạo có thể xảy ra tại Somalia nếu dịch COVID-19 bùng phát.
Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cộng với những yếu kém của hệ thống y tế sẽ gây ra những cản trở với quốc gia này trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh./.
Quang Trường
Quân đội Syria đối đầu với các cuộc không kích nghi của Israel ở Homs Al-Masdar News vừa đưa tin: Tối ngày 31-3, một số tên lửa đã được bắn đi từ không phận Lebanon vào Syria, dẫn đến một số vụ nổ bên trong tỉnh Homs. Các chiến đấu cơ của Israel Theo các dữ liệu ban đầu, phòng không Syria đã được kích hoạt sau khi một số mục tiêu thù địch xâm nhập không phận...