Quân đội Thái triệu tập cựu thủ tướng Yingluck
Quân đội Thái Lan yêu cầu cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và 22 chính trị gia trình diện hôm nay, trong bối cảnh những lời chỉ trích cuộc đảo chính đang gia tăng.
Hình ảnh của bà Yingluck và anh trai Thaksin tại trại biểu tình của ‘phe áo đỏ’ ở Bangkok hôm 21/5.
Bà Yingluck và 22 chính trị gia khác được yêu cầu trình diện tại Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia (NPOMC) ở trung tâm Bangkok vào lúc 10 giờ sáng, phó phát ngôn viên quân đội Winthai Suvaree hôm nay nói trên truyền hình. Ngoài cựu thủ tướng Thái, những người bị triệu tập gồm các thành viên chủ chốt của đảng Pheu Thai và gia tộc Shinawatra, Bangkok Post cho hay.
Hiện vẫn chưa rõ tung tích của bà Yingluck và điều gì sẽ chờ đợi các thành viên chính phủ bị phế truất nếu họ xuất hiện. Hôm qua, chỉ ít giờ trước khi tuyên bố đảo chính được công bố, lãnh đạo của đảng Pheu Thai và đảng Dân chủ đối lập cùng lãnh đạo biểu tình của mỗi bên đều bị quân đội giải đi.
Quân đội Thái Lan hôm qua tuyên bố đảo chính nhằm chấm dứt nhiều tháng khủng hoảng chính trị. Một chế độ quân sự mới, dưới sự chỉ huy của Tướng Prayut Chan-O-Cha, tuyên bố giới nghiêm vào ban đêm trên trên toàn quốc, hạn chế tự do dân sự và yêu cầu chấm dứt biểu tình lớn ở Bangkok.
Ông Prayut đình chỉ hầu hết các điều của hiến pháp, khiến Mỹ, châu Âu và tổng thư ký Liên Hợp Quốc đều lên tiếng quở trách và kêu gọi lập lại cơ chế kiểm soát dân sự. Đây là lần đảo chính thứ 19 của quân đội Thái kể từ cuộc cách mạng năm 1932. Lần gần nhất diễn ra năm 2006, khi quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck.
Theo Xahoi
'Áo đỏ' chuẩn bị phản công ở Thái Lan
Hôm qua 10.5, hàng chục ngàn người thuộc phe "Áo đỏ", lực lượng ủng hộ chính phủ Thái Lan, đã kéo về Bangkok, nhưng chỉ tập trung ở khu vực ngoại thành.
Phe "Áo đỏ" giơ cao ảnh của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra - Ảnh: Reuters
Phe này cho biết sẽ tiến vào bên trong để "phản công" nếu phe chống chính phủ thành lập chính phủ mới. Lãnh đạo phe "Áo đỏ" Jatuporn Prompan nói họ không chấp nhận một chính phủ không thông qua tuyển cử của phe biểu tình. "Chúng tôi sẽ leo thang cuộc chiến ngay lập tức nếu một thủ tướng không thông qua tuyển cử được bổ nhiệm", ông Jatuporn đe dọa.
Trong khi đó, phe biểu tình tuyên bố không công nhận ông Nitwatthamrong Boonsongpaisan làm quyền thủ tướng thay bà Yingluck Shinawatra, người vừa bị Tòa hiến pháp phế truất vì "lạm quyền". Lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban ra thời hạn đến hết ngày 11.5, nếu thượng viện không chọn thủ tướng mới, phe này sẽ tự công bố và thành lập chính phủ mới. Ông Suthep còn tuyên bố sẽ sử dụng tòa nhà chính phủ đang bị phe biểu tình bao vây làm tổng hành dinh. Đáp lại, tân Chủ tịch thượng viện Thái Lan Surachai Liangboonlertchai phát biểu trên truyền hình địa phương rằng ông sẽ đưa vấn đề này ra bàn nhưng đó chỉ là một trong những giải pháp nhằm giải quyết căng thẳng chính trị ở Thái Lan. Ông này cũng nói thêm rằng chắc chắn sẽ không có câu trả lời theo yêu cầu về thời gian của phe biểu tình. Hôm qua, Tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã bác bỏ khả năng quân đội đảo chính, nói rằng việc này không giúp giải quyết thế bế tắc chính trị trong nước. Tuy nhiên, ông Prayuth nói thêm rằng các binh sĩ sẽ luôn là chỗ dựa cuối cùng của người dân.
Theo TNO
Chính phủ Thái Lan lại có nguy cơ bị giải tán Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đối mặt với nguy cơ bị cấm hoạt động chính trị 5 năm trong khi các thành viên nội các cũng có khả năng bị bãi nhiệm. Bà Yingluck và tân Thủ tướng Thái Lan Nitwatthamrong Boonsongpaisan - Ảnh: Minh Quang Sau phán quyết phế truất của Tòa hiến pháp, hôm qua 8.5 cựu Thủ tướng Thái Lan...