Quân đội Thái Lan trấn áp phe Áo đỏ, chọn hội đồng điều hành đất nước
Các binh sỹ quân đội Thái Lan ngày 27/5 đã bố ráp một khách sạn tại Chiang Mai, vốn được sử dụng làm căn cứ của những người Áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra. Đồng thời một ban cố vấn điều hành đất nước cũng được định hình.
Thông tin được tờ Bưu điện Bangkok đăng tải. Vụ bố ráp diễn ra sau khi một số cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra tại tỉnh phía Bắc này.
Các binh sỹ cũng lục soát đài phát thanh Rak Chiang Mai 51, nằm trong khách sạn trên và thu giữ các tài liệu cùng một số thiết bị điện tử.
Quân đội Thái Lan vẫn đang tiếp tục thâu tóm quyền lực
Đây là lần thứ hai quân đội Thái Lan lục soát khách sạn này kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tuần trước.
Những người Áo đỏ khẳng định họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc trấn áp, diễn ra sau khi tư lệnh quân đội Prayuth Chan-O-Cha lật đổ chính phủ thân Thaksin và thâu tóm quyền lực.
Một số nhà hoạt động khẳng định họ đã bị một lượng lớn binh sỹ vây ráp, bắt giữ và đóng cửa các đài phát thanh địa phương có nhiều ảnh hưởng, từng được sử dụng để phát các thông điệp ủng hộ ông Thaksin.
Bộ trưởng phản đối đảo chính bị bắt
Video đang HOT
Cũng trong ngày 27/5, quân đội Thái Lan đã bắt giữ cựu bộ trưởng của chính phủ bị lật đổ, ông Chaturon Chaisaeng, sau khi ông này trả lời phỏng vấn đài BBC, với những tuyên bố chỉ trích đảo chính.
Cựu bộ trưởng giáo dục Thái Lan Chaturon Chaisaeng bị bắt
Không lâu trước khi bị bắt, ông Chaturon đã tuyên bố rằng đảo chính là một thảm họa với Thái Lan. Nhưng vị cựu bộ trưởng giáo dục khẳng định ông không có ý định lẩn trốn hay vận động lực lượng đối lập.
Ông Chaturon là một trong số hơn 100 nhân vật đối lập, các học giả và nhà hoạt động từng bị triệu tập tới trình diện quân đội sau đảo chính. Nhiều người trong số này đã tuân theo lệnh này và hiện vẫn còn bị giam giữ.
Riêng ông Chaturon không làm vậy và đã bị bắt khi xuất hiện trước báo giới, phía ngoài CLB phóng viên nước ngoài tại Bangkok, sau 5 ngày chạy trốn quân đội.
Trong bài trả lời phỏng vấn, ông khẳng định mình đã sẵn sàng để bị bắt.
“Khi tôi nói rằng tôi không tới trình diện hội đồng (quân sự), tôi cũng nói rằng tôi sẽ không trốn thoát, tôi không hoạt động ngầm hay huy động người chống lại quân đội”, vị cựu bộ trưởng nói.
Ông cũng nhấn mạnh rằng mình không ủng hộ đảo chính. “Tôi vẫn nghĩ rằng đảo chính không có lợi cho đất nước. Đảo chính là một sự phế truất dân chủ và sẽ đem thảm họa đến cho đất nước này. Nhưng theo hệ thống luật pháp, tôi phải công nhận rằng những người thực hiện đảo chính có một số quyền lực pháp lý”.
Bổ nhiệm hội đồng tư vấn điều hành đất nước
Cũng trong ngày 27/5, hội đồng đảo chính đã bổ nhiệm một ban cố vấn gồm 6 thành viên để quản lý các vấn đề an ninh, kinh tế và luật pháp, một nguồn tin của tờ Bưu điện Bangkok cho biết.
Tướng Prawit Wongsuwon, một cựu Bộ trưởng quốc phòng, là chủ tịch của ban này. Tướng Anupong Paojinda, cựu tư lệnh quân đội, sẽ phụ trách các vấn đề an ninh. Nhiệm vụ giám sát các vấn đề đối ngoại sẽ được giao cho cựu phó thủ tướng Somkid Jatusripitak. Một phó thủ tướng khác là Visanu Krue-ngam sẽ quản lý các vấn đề luật pháp và tư pháp.
Quyền quản lý kinh tế được giao cho cựu phó thủ tướng M.R. Pridiyathorn Devakula. Ông này cũng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty xuất bản Bưu điện, đơn vị sở hữu tờ Bưu điện Bangkok.
Cùng với việc chỉ định ban cố vấn, tướng Prayuth Chan-ocha cũng ra lệnh cho toàn bộ các quan khu thành lập các văn phòng để bắt đầu một nỗ lực hòa giải quốc gia khác.
Một Trung tâm hòa giải vì cải cách sẽ được thành lập bởi quân đội của 4 quân khu “để tạo sự thống nhất và chấm dứt chia rẽ” giữa những người ủng hộ áo đỏ và các nhóm mang màu sắc khác, phó phát ngôn viên của quân đội, đại tá Winthai Suwaree nói.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Thái triệu tập cựu thủ tướng Yingluck
Quân đội Thái Lan yêu cầu cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và 22 chính trị gia trình diện hôm nay, trong bối cảnh những lời chỉ trích cuộc đảo chính đang gia tăng.
Hình ảnh của bà Yingluck và anh trai Thaksin tại trại biểu tình của 'phe áo đỏ' ở Bangkok hôm 21/5.
Bà Yingluck và 22 chính trị gia khác được yêu cầu trình diện tại Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia (NPOMC) ở trung tâm Bangkok vào lúc 10 giờ sáng, phó phát ngôn viên quân đội Winthai Suvaree hôm nay nói trên truyền hình. Ngoài cựu thủ tướng Thái, những người bị triệu tập gồm các thành viên chủ chốt của đảng Pheu Thai và gia tộc Shinawatra, Bangkok Post cho hay.
Hiện vẫn chưa rõ tung tích của bà Yingluck và điều gì sẽ chờ đợi các thành viên chính phủ bị phế truất nếu họ xuất hiện. Hôm qua, chỉ ít giờ trước khi tuyên bố đảo chính được công bố, lãnh đạo của đảng Pheu Thai và đảng Dân chủ đối lập cùng lãnh đạo biểu tình của mỗi bên đều bị quân đội giải đi.
Quân đội Thái Lan hôm qua tuyên bố đảo chính nhằm chấm dứt nhiều tháng khủng hoảng chính trị. Một chế độ quân sự mới, dưới sự chỉ huy của Tướng Prayut Chan-O-Cha, tuyên bố giới nghiêm vào ban đêm trên trên toàn quốc, hạn chế tự do dân sự và yêu cầu chấm dứt biểu tình lớn ở Bangkok.
Ông Prayut đình chỉ hầu hết các điều của hiến pháp, khiến Mỹ, châu Âu và tổng thư ký Liên Hợp Quốc đều lên tiếng quở trách và kêu gọi lập lại cơ chế kiểm soát dân sự. Đây là lần đảo chính thứ 19 của quân đội Thái kể từ cuộc cách mạng năm 1932. Lần gần nhất diễn ra năm 2006, khi quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck.
Theo Xahoi
Thái Lan ban hành thiết quân luật Quân đội Thái Lan tuyên bố áp dụng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ nhằm kiểm soát tình hình căng thẳng chính trị có thể sẽ xảy ra ở nước này. Thiết quân luật đã có hiệu lực từ lúc 3 giờ ngày 20.5 tại Thái Lan - Ảnh: Minh Quang Quyết định của tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Bộ binh đưa...