Quân đội Thái Lan phủ nhận bắt tay lãnh đạo biểu tình
Tướng quân đội Prayuth Chan-ocha cũng là người đang nắm toàn quyền Thái Lan phủ nhận đã bắt tay với lãnh đạo phe biểu tình để lật đổ “chế độ Thaksin”.
Quân đội Thái Lan – Ảnh: Minh Quang
Ông Suthep Thuagsuban, lãnh đạo phe biểu tình, trong cuộc gặp với những người ủng hộ hôm qua 22.6 tiết lộ rằng chính ông là người đã tư vấn cho Tư lệnh Bộ binh Thái Lan – tướng Prayuth để thực hiện kế hoạch lật đổ gia đình cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Từ đó quân đội mới tiến hành đảo chính hôm 22.5 qua nhằm xóa bỏ “gia đình trị” Shinawatra.
Video đang HOT
Ông Suthep còn nói rằng cả ông và tướng Prayuth nói về kế hoạch lật đổ “chế độ Thaksin” từ hồi 2010, tức trước khi bà Yingluck được bầu lên làm thủ tướng.
Cuộc nói chuyện thông qua LINE, mạng nhắn tin và điện thoại di động qua internet rất phổ biến ở Thái Lan, ông Suthep cho biết, và khi tuyên bố thiết quân luật chính tướng Prayuth còn thông báo với ông: “Đã đến lúc quân đội hành động”.
Tuy nhiên, người phát ngôn của chính quyền quân sự Thái Lan sáng nay 23.6 đã phủ nhận thông tin này.
Người phát ngôn nói rằng tướng Prayuth không có bất kỳ cuộc nói chuyện nào mang tính cá nhân với ông Suthep cũng như không có cuộc nói chuyện nào liên quan đến cuộc đảo chính như lãnh đạo phe biểu tình chống bà Yingluck tiết lộ với người ủng hộ.
“Chỉ có một lần tướng Prayuth gặp gỡ với ông Suthep theo đề nghị làm trung gian hòa giải của bà Yingluck”, người phát ngôn nói.
Khi phong trào biểu tình chống chính phủ lên cao, cựu thủ tướng Yingluck đề nghị đàm phán với lãnh đạo phe biểu tình có sự hỗ trợ của tướng quân đội. Tuy nhiên, cuộc hòa giải này không thành vì cả hai phe đều không nhượng bộ.
Một tháng sau đảo chính, chính quyền quân sự đang xúc tiến thành lập chính phủ lâm thời để điều hành đất nước. Dự kiến cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, tên của thủ tướng lâm thời sẽ được công bố.
Hiện tại danh sách thủ tướng lâm thời chưa được tiết lộ, tuy nhiên theo một cuộc khảo sát được tiến hành gần đây cho biết gần 50% người được hỏi tin rằng thủ tướng tạm thời sẽ là tướng Prayuth.
Cựu tổng thư ký ASEAN ông Surin Pitsuwan cũng được xem là ứng cử viên tiềm năng cho chức thủ tướng lâm thời này, theo cuộc khảo sát nói trên.
Cuộc khảo sát cũng cho biết phần lớn người dân Thái Lan hài lòng vời cuộc đảo chính và trông chờ sự thay đổi ở Thái Lan do quân đội tiến hành trước khi tổ chức bầu cử.
Theo TNO
Thái Lan bỏ giới nghiêm, bác tin bắt lao động nước ngoài
Tối 13.6, chính quyền quân sự Thái Lan thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên cả nước vì cho rằng tình hình đã ổn định trở lại và không còn đe dọa về an ninh. Tuy nhiên, quân đội vẫn cảnh báo sẽ có thể áp đặt lệnh giới nghiêm trở lại nếu lại xảy ra bất ổn.
Ảnh minh họa
Giới nghiêm bắt đầu từ ngày 22.5 khi quân đội tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền đảng Pue Thái của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và bị cho là gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch.
Cùng ngày, một quan chức của chính quyền quân sự bác bỏ tin đồn quân đội đang bố ráp, bắt bớ lao động nước ngoài ở Thái Lan. Tin này đã lan truyền trong mấy ngày qua khiến nhiều người Campuchia và Việt Nam hoảng sợ về nước vì sợ bị bắt. Bên cạnh đó, chính quyền quân sự Thái cũng công bố một siêu dự án cơ sở hạ tầng trị giá 3.000 tỉ baht (210.000 tỉ đồng) để phát triển kinh tế. Trong đó đáng chú ý có kế hoạch xây hệ thống đường cao tốc nối các khu vực kinh tế trọng điểm trong Thái Lan và giữa nước này với các láng giềng.
Theo TNO
World Cup lặng lẽ ở Thái Lan thời đảo chính Không khí World Cup sôi động khắp nơi trên hành tinh, tuy nhiên ở Thái Lan không khí khá lặng lẽ. Người dân Thái Lan không nôn nao chờ đón mùa bóng lớn nhất hành tinh đang diễn ra ở Brazil. Sự kiện thay đổi chính trị ở nước này - cuộc đảo chính - khiến người dân không còn tâm trí để...