Quân đội Thái “giao bài tập về nhà” cho các phe
Lần đầu tiên trong vòng 7 tháng kể từ khi những người biểu tình chống chính phủ đổ xuống đường, các phe phái đối lập và những quan chức hàng đầu của Thái gặp gỡ trong các cuộc họp được kỳ vọng sẽ có đột phá.
Báo Bangkok Post đưa tin, có 5 điểm nổi lên trong cuộc họp bàn về khủng hoảng như một giải pháp nhằm phá vỡ bế tắc chính trị.
Các cuộc gặp cấp cao do Tổng tư lệnh Thái Tướng Prayuth Chan-ocha triệu tập và chủ trì, một ngày sau khi ông thông báo thiết quân luật trên toàn quốc.
Lần đầu sau nhiều tháng, phe ủng hộ và chống chính phủ ngồi họp với nhau. (Ảnh: Nation)
Cuộc họp diễn ra ngay sau khi Tướng Prayuth, cũng đồng thời là chỉ huy Bộ chỉ huy gìn giữ hòa bình và trật tự mới được thành lập, mời 7 nhóm khác nhau tới câu lạc bộ quân đội để hội đàm.
Đó là các nhóm Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC), Mặt trận thống nhất vì dân chủ chống độc tài (UDD), đảng Dân chủ, đảng Pheu Thái, Ủy ban bầu cử (EC) và quyền Chủ tịch Thượng viện Supachai và chính phủ. Các cuộc hội đàm hôm 21/5 kéo dài khoảng 3h và kết thúc mà không kết quả.
Video đang HOT
Những người tham gia họp cho biết, sẽ quay lại và thông báo với phe của mình trước khi tham gia cuộc gặp thứ hai diễn ra vào 2h chiều nay (22/5).
Bangkok Post dẫn một nguồn tin cho hay, những người dự họp đều được giao “bài tập về nhà”, tập trung vào 5 vấn đề tạo nền tảng cho các cuộc họp hôm nay. Đó là các vấn đề: liệu có nên tiến hành bầu cử trước khi cải tổ không, hay có nên tiến hành cải tổ trước khi bầu cử, có nên chỉ định một thủ tướng lâm thời, có nên dừng các cuộc biểu tình đường phố, và liệu Thượng viện có nên chịu trách nhiệm giải quyết xung đột chính trị không.
Một nguồn tin cho hay, các đại diện của đảng Pheu Thai đã nhất trí làm việc với Bộ Chỉ huy gìn giữ hòa bình và trật tự để giải quyết khủng hoảng song phản đối bổ nhiệm một thủ tướng lâm thời.
Các đại diện của chính phủ nhắc lại yêu cầu cần tiến hành bầu cử để công chúng quyết định tương lai của đất nước và thể hiện sự tin tưởng rằng thiết quân luật ở những điểm bỏ phiếu sẽ khiến cuộc bầu cử có cơ hội thành công lớn hơn.
Trong khi đó, UDD khẳng định phải trưng cầu dân ý để quyết định tiến hành bầu cử trước hay cải tổ trước. UDD kiến nghị trưng cầu dân ý vào tháng 9, sau đó là tổng tuyển cử vào tháng 11 hoặc 12.
Các bên dự họp không tiết lộ chi tiết về cuộc họp diễn ra hôm 21/5 dù một số người xác nhận.
Tướng Prayuth đã giao “bài về nhà” để các bên hoàn thành trước cuộc họp hôm nay. Tướng Prayuth cũng yêu cầu các bên không tiết lộ chi tiết cuộc họp cho báo chí.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Quân đội Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật toàn quốc
Quân đội Thái Lan ngày 20.5 vừa ban bố thiết quân trên toàn vương quốc nhằm lập lại trật tự sau những tháng biểu tình chống chính phủ kéo dài dẫn đến bạo lực khiến 28 người chết và hàng trăm người bị thương.
Quân đội đứng bảo vệ bên ngoài đài truyền hình Thai TV.
Thông báo trên kênh truyền hình quân đội khẳng định thiết quân luật được ban hành không có nghĩa là "một hành động đảo chính" mà "nhằm khôi phục lại hòa bình và trật tự cho mọi người ở tất cả các bên".
Thông báo của quân đội cũng trấn an người dân Thái Lan rằng "người dân không cần hoảng sợ, lo lắng mà hãy yên tâm sống và sinh hoạt bình thường".
Trong khi đó, Cố vấn an ninh trưởng của tân Thủ tướng Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan, ông Paradorn Pattanatabut cho hay, quân đội đã không hề tham vấn chính phủ về việc áp đặt thiết quân luật.
"Chính phủ lâm thời vẫn tồn tại với ông Niwattumrong giữ vai trò Thủ tướng tạm quyền. Mọi công việc vẫn diễn ra bình thường ngoại trừ việc quân đội hiện nay nắm toàn quyền về vấn đề an ninh quốc gia", ông Paradorn Pattanatabut nhấn mạnh.
Theo hiến pháp Thái Lan, quân đội có quyền ban bố và áp đặt thiết quân luật nhằm toàn quyền kiểm soát an ninh trên toàn quốc trong trường hợp cấp thiết.
Tuy nhiên, động thái này có nguy cơ chọc giận người biểu tình ủng hộ chính phủ nếu nó bị xem như là một cuộc đảo chính.
Việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra hồi đầu tháng này tiếp tục thổi bùng căng thẳng chính trị ở Thái Lan vốn đã luôn bất ổn trong suốt nhiều năm qua.
Phe "Áo Đỏ" ủng hộ bà đã cảnh báo nguy cơ nội chiến nếu quyền lực được chuyển giao vào tay một nhà lãnh đạo không qua bầu cử, như yêu sách của phe đối lập.
Trong khi đó, người biểu tình chống chính phủ nhân cơ hội nữ Thủ tướng Yingluck bị lật đổ ra sức kêu gọi "một trận chiến cuối cùng" để lật đổ chính quyền.
Theo Dân Việt
Nữ Thủ tướng Thái rời khỏi thủ đô Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - mục tiêu của lực lượng biểu tình chống chính phủ đang phong tỏa nhiều khu vực ở thủ đô Bangkok trong suốt nhiều tuần qua, đã buộc phải rời khỏi thủ đô, đến làm việc ở một nơi cách Bangkok khoảng 150km. Thông tin này đã được văn phòng của bà Yingluck xác nhận ngày hôm...