Quân đội Syria vẫn trung thành với Tổng thống
Quân đội Syria vẫn trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Ông này cùng với gia đình đang có mặt ở thủ đô và đang lãnh đạo quân đội chống lại phe nổi dậy, hãng tin Al Arabiya dẫn nguồn tin từ lực lượng vũ trang Israel cho biết.
Trước đó, sau vụ đánh bom của phe nổi dậy nhằm thẳng vào đầu não an ninh của chính quyền Syria làm 4 quan chức hàng đầu thiệt mạng hồi giữa tuần trước, tin đồn đã dấy lên về việc ông Assad phải rời khỏi thủ đô Damascus, chạy đến một thành phố biển. Trong khi đó, vợ ông được cho là chạy trốn sang Nga.
Tuy nhiên, hôm nay (23/7), hãng tin Al Arabiya dẫn lời Thiếu tướng Yoav Mordechai, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Israel, cho biết: “Quân đội Syria vẫn trung thành với Tổng thống Assad bất chấp làn sóng đào ngũ trong quân đội đang ngày một phát triển và lan rộng. Ông Assad cùng với gia đình vẫn đang ở thủ đô Damascus”.
Tin đồn xung quanh Tổng thống Assad và gia đình ông đang ngày một tăng lên sau khi phe nổi dậy thực hiện một vụ đánh bom với mục tiêu chính là Nhà lãnh đạo đang gặp khó này. Có thể nói, sau một thời gian hưởng sự yên ổn trong một chính quyền khá vững chắc, Tổng thống Assad hiện giờ đang phải đối mặt với một số phận mong manh. Lần đầu tiên, ông trở thành mục tiêu của một vụ ám sát cực kỳ nguy hiểm.
Kẻ thực hiện vụ ám sát nhằm vào ông Assad được cho là một trong những vệ sĩ của một quan chức cao cấp trong chính quyền Syria. Như vậy, Tổng thống Assad giờ đây không thể đặt hoàn toàn tin tưởng vào những người kế cận xung quanh mình nữa.
Bên trong nội bộ không còn an toàn, bên ngoài thì Tổng thống Assad đang chịu sự bao vây của phe nổi dậy. Chưa lúc nào, các chiến binh nổi dậy lại tấn công vào thủ đô Damascus – thành trì chính của chính quyền, dữ dội và quyết liệt như lúc này.
Trong bối cảnh khó khăn chồng chất đang đè nặng lên ông Assad, Hội đồng Liên đoàn Ả-rập hôm qua (22/7) đã tổ chức một cuộc họp khẩn giữa các ngoại trưởng về tình hình Syria ở thủ đô Qatari. Tại cuộc họp này, ngoại trưởng các nước thành viên của Liên đoàn Ả-rập tiếp tục kêu gọi ông Assad từ chức, trao lại quyền cho một chính phủ lâm thời. Họ hứa sẽ đảm bảo an toàn cho ông Assad và gia đình ông này nếu ông chịu ra đi.
Theo VNMedia
Bất lực trước Nga, Mỹ sẽ tấn công Syria?
Nga tiếp tục dội nước lạnh vào Mỹ sau khi kiên quyết không thông qua nghị quyết thứ 3 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria. Bất lực trước Nga, Mỹ đã ám chỉ sẽ hành động ngoài khuôn khổ của Liên Hợp Quốc. Nhiều người đang đặt câu hỏi, liệu Mỹ có đơn phương tấn công Syria hay không?
Bất lực trước Nga
Tuần vừa rồi, người dân thế giới đã chứng kiến sự bất lực của Mỹ và các cường quốc phương Tây trước một nước Nga cứng rắn và kiên định.
Nga hôm 19/7 lại dùng quyền phủ quyết bác bỏ một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria do phương Tây đề xuất lên. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Moscow phũ phàng từ chối nghị quyết của phương Tây liên quan đến vấn đề Syria. Tuy nhiên, lần từ chối này của Nga khiến Mỹ thực sự bị "tổn thương".
Rút kinh nghiệm từ hai lần trước, Mỹ lần này đã có rất nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Nga trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài việc cử trực tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Moscow để tìm kiếm sự ủng hộ của Nga cho nghị quyết mới, Washington còn tìm cách đặt Moscow vào "tình thế đã rồi" khi công khai nói rằng, họ đã phần nào thuyết phục được Moscow trong vấn đề Syria.
Song song với những lời "mật ngọt", Mỹ cũng không ngần ngại đưa ra một loạt lời đe dọa, cảnh báo nhằm vào Nga. Ngoại trưởng Hillary tuyên bố, Nga sẽ phải "trả giá đắt" nếu tiếp tục không ủng hộ nghị quyết mới về Syria.
Với những nỗ lực trên, trước cuộc bỏ phiếu hôm 19/7, Mỹ và phương Tây đã tỏ ra tự tin và tràn đầy hy vọng về việc nghị quyết do họ đề xuất lên Hội đồng Bảo an sẽ được thông qua.
Tuy nhiên, họ đã không ngờ rằng, nghị quyết mới mà họ dày công phác thảo ra và nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc đã bị bác bỏ. Moscow và Bắc Kinh lại một lần nữa dùng sức mạnh từ quyền phủ quyết của họ để khước từ mong muốn của Mỹ và phương Tây. Hành động trên của Nga và Trung Quốc đã khiến Mỹ và phương Tây bị sốc, thất vọng và thực sự tức giận. Các nước này đã tuôn ra không biết bao nhiêu những lời chỉ trích, lên án gay gắt.
Mỹ sẽ đơn phương tấn công Syria?
Bất lực và cay cú trước sự cứng rắn của Nga và Trung Quốc, Mỹ tuyên bố, nước này sẽ hành động bên ngoài khuôn khổ của Liên Hợp Quốc để chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngay sau cuộc bỏ phiếu nghị quyết mới về Syria, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc - bà Susan Rice cho biết, Mỹ và các đối tác "không còn sự lụa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự hợp tác và những hành động bên ngoài khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bảo vệ dân thường Syria". "Chúng tôi sẽ đẩy mạnh nỗ lực của mình cùng với các đối tác khác bên ngoài Hội đồng Bảo an nhằm gây áp lực hơn nữa lên chính quyền của ông Assad. Và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ những người cần đến chúng tôi ở Syria. Hội đồng Bảo an đã hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức này trong năm nay", bà Rice nói thêm.
Những phát biểu trên của bà Rice khiến nhiều người tự hỏi, liệu Mỹ có định qua mặt Liên Hợp Quốc để đơn phương tấn công Syria hay không?
Câu trả lời là không dù cho phe Cộng hòa ở Mỹ đang tìm cách thúc đẩy Mỹ hành động trong vấn đề Syria. Có nhiều lý do để người ta tin rằng, Mỹ và NATO sẽ không can thiệp trực tiếp vào Syria như ở Libya trước đây.
Một trong những lý do chính ngăn cản Mỹ và NATO hành động ở Syria là nước này có một lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội Syria là một trong những lực lượng đáng sợ nhất và được trang bị vũ khí thiện chiến nhất trong thế giới Ả-rập. Và nước này luôn ở tư thế sẵn sàng chiến tranh với Nhà nước Do Thái Israel nếu Mỹ dám tấn công họ.
Thực tế ở Syria hoàn toàn đối lập với ở Libya. Trước đây, quân đội của Libya là một lực lượng thiếu năng lực với vũ khí trang thiết bị cũ kỹ, thiếu sức mạnh. Với một Libya như vậy mà NATO còn phải chật vật mới đánh gục được chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi. Trước thực tế này, Mỹ sẽ không thể mạo hiểm thực hiện một chiến dịch ở Syria. "Điều đó vượt quá khả năng của Mỹ và NATO", một nhà phân tích có tiếng của Mỹ nhận định.
Địa lý cũng là một cản trở khác đối với Mỹ và NATO. Syria nằm sâu bên trong đất liền trong khi Libya có một đường bờ biển kéo dài khắp các căn cứ Châu Âu. Với vị trí như thế, Syria sẽ khiến máy bay của Mỹ và NATO gặp nguy hiểm bởi những máy bay đó không thể rút lui về tàu sân bay gần đó khi bị tấn công.
Ngoài ra, Mỹ đang phải đối diện với khó khăn chồng chất ở trong nước. Vì vậy, một cuộc chiến tranh thêm nữa với nước này là điều không thể.
Tổng thống Vladimir Putin hôm 20/7 cũng đã cảnh báo, Mỹ không được qua mặt Liên Hợp Quốc trong vấn đề Syria. Moscow tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ hành động nào liên quan đến Syria mà không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo Nga, đó là những nỗ lực vô ích và sẽ làm phương hại đến quyền lực của tổ chức Liên Hợp Quốc.
Theo VNMEdia
Giao tranh ác liệt quân đội Syria với phe nổi dậy Quân đội Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad hôm qua (20/7) đã phát động một cuộc tổng tấn công nhằm vào phe nổi dậy ở thủ đô Damascus. Trong chiến dịch này, quân chính phủ đã huy động những vũ khí hạng nặng thiện chiến như trực thăng tấn công, tên lửa, súng máy hạng nặng và cả xe tăng. Quân...