Quân đội Syria phá hủy xưởng sản xuất thuốc nổ của IS gần Aleppo
Sputnik ngày 4-4 cho biết, quân đội Syria và lực lượng đối lập nước này vừa phá hủy một xưởng lớn sản xuất thuốc nổ và đạn dược của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gần thành phố Aleppo, Syria.
Quân đội Syria
Việc sản xuất thuốc nổ tại xưởng này của IS đã bị cấm ở nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ và Nga. Được biết, xưởng này nẳm trong một khu rộng lớn, đã bị nhóm thánh chiến trước đó chiếm lại được.
“Chúng tôi bao vây bọn khủng bố, nhưng không nghĩ lại có cả việc sản xuất lớn thuốc nổ và thiết bị nổ ở đây. Chúng đã chiến đấu đến cùng, chống trả quyết liệt, cuộc chiến căng thẳng, phải diễn ra trong vài ngày. Và cuối cùng chúng tôi đã phá hủy được xưởng sản xuất thuốc nổ quy mô lớn của IS”, Ibn Aliyat, một thành viên trong lực lượng đối lập nói với một phóng viên của RIA Novosti có mặt tại chiến trường.
Từ năm 2011, Syria đã bị sa lầy trong một cuộc nội chiến giữa lực lượng chính phủ trung thành với Tổng thống Syria Bashar Assad chống lại một số nhóm chiến binh, các phe phái đối lập và các nhóm cực đoan như IS và Mặt trận al- Nusra.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ khốn đốn trong bàn cờ Syria?
Mỹ đang rơi vào thế khốn đốn trong bàn cờ Syria do nước này tự tạo ra.
Đối lập Syria tố Mỹ mập mờ về số phận Assad
Ngày 3/4, phát biểu với giới truyền thông Pháp, bà Bassma Kodmani,Thành viên của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) - đại diện cho các nhóm đối lập chính ở Syria đã chỉ trích Mỹ có quan điểm "mập mờ" về tương lai của Tổng thống Syria Assad, đồng thời hối thúc Washington xác nhận việc ông này sẽ không được "phục chức" trong một chính phủ tương lai.
"Chúng tôi nhận thấy sự mập mờ của Mỹ vốn đang gây thiệt hại cho chúng tôi. Chúng tôi không biết Mỹ đang thảo luận với Nga (đồng minh lâu năm của ông Assad) những gì. Chúng tôi đang chờ Mỹ xác nhận quan điểm rằng họ vẫn từ chối phục chức cho ông Assad", bà Kodmani nhấn mạnh.
Video đang HOT
Là người từng tham gia các cuộc hòa đàm về Syria ở Geneva (Thụy Sĩ) hồi tháng trước, đại điện HNC khẳng định, tương lai của Tổng thống Assad phải được quyết định và đây là điểm then chốt cần phải được giải quyết giữa các bên.
Đối lập Syria tố Mỹ mập mờ về tương lai Tổng thống Assad.
"Sự ra đi của ông Assad phải được thảo luận. Sự chấm dứt của chế độ này (Assad) phải thông qua một quá trình chuyển tiếp có kiểm soát, chứ không phải trong hỗn loạn", bà Kodmani tuyên bố.
Trước đó, Tổng thống Assad trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã cho rằng chế độ của ông cần tham gia vào chính phủ chuyển tiếp.
Phản ứng trước sự việc này, ngày 30/3, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố Tổng thống Syria Assad không nên là một phần của bất kỳ chính phủ đoàn kết chuyển tiếp nào, qua đó nhắc lại những quan điểm của lực lượng đối lập với chế độ Damascus.
Ông Earnest nhấn mạnh việc ông Assad tham gia vào chính phủ này sẽ "không được chấp thuận".
Cùng ngày, đại diện cho liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria - cũng đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của ông Assad rằng bất cứ chính phủ chuyển tiếp nào cũng cần bao gồm lực lượng trung thành với chính quyền của ông này.
Thế khó của Mỹ trong bàn cờ Syria?
Tuyên bố của phe đối lập Syria được đưa ra trong thời điểm trên chiến trường có nhiều bước ngoặt quan trọng và Washington có nhiều động thái nhún nhường, làm hòa với Nga trong vấn đề tương lai của nhà lãnh đạo Assad.
Giới phân tích cho rằng, Mỹ đang gặp rắc rối khó lòng có thể giải quyết trong ngày một ngày hai khi có nhiều toan tính không chỉ với Nga mà còn với các phe phái khác trong cuộc chiến chống IS.
Đầu tiên là với phe đối lập Syria. Thực tế từ lâu Nhà Trắng đã hậu thuẫn và cung cấp vũ khí, tài chính cho lực lượng này cả công khai lẫn hoạt động ngầm. Điều này đã được truyền thông thế giới vạch mặt.
Vào tháng 10 năm ngoái, hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin quân sự Damascus cho biết, máy bay C-17 của Mỹ đã bí mật thả cho phe nổi dậy Syria ở tỉnh Hasakah, miền Bắc nước này 50 tấn vũ khí đạn dược.
Động thái này là một phần của nỗ lực tăng cường hỗ trợ khẩn cấp mới cho các nhóm phiến quân Syria của chính quyền Tổng thống Barack Obama để chống đỡ trước các cuộc không kích của Nga và phiến quân IS.
Đến tháng 2 năm nay, truyền thông Anh cũng đồng loạt lên tiếng về việc phe đối lập Syria đã nhận được pháo phản lực Grad từ "kẻ thù nước ngoài của Tổng thống Syria", vốn được dùng để ám chỉ Nhà Trắng.
"Các tên lửa nhận được cho phép họ tiến hành những đòn tấn công đáng kể vào vị trí của quân chính phủ", nguồn tin khẳng định.
Theo các chuyên gia quân sự, Washington đang rơi vào cảnh "gậy ông đập lưng ông" khi bị chính phe đối lập lên tiếng đòi mặc cả.
Mỹ khốn đốn trong bàn cờ Syria
Thực tế, với mong muốn lực lượng này trở thành đối trọng ngăn cản quyết tâm cũng như sức ảnh hưởng ngày càng lên cao của điện Kremlin trên chiến trường, Nhà Trắng đã không ngừng chi vũ khí, tài chính và ủng ngộ ngầm cho các hoạt động xung đột của tổ chức này tại Syria.
Tuy nhiên, yêu cầu về tương lai Tổng thống Assad mà phe đối lập vừa đưa ra, Nhà Trắng đang thật sự chưa thể tìm ra lối thoát.
Thực tế, Washington không muốn làm mất lòng phe đối lập, vẫn muốn lợi dụng những chiến binh này trong cuộc đấu kéo dài với Moskva. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Obama sẽ không thể gật đầu đồng ý với yêu cầu đó vào thời điểm này vì những hứa hẹn với điện Kremlin trước đó.
Còn nhớ trong chuyến thăm Moskva hôm 23/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhất trí quan điểm với các nhà lãnh đạo Nga rằng tương lai của Tổng thống Syria Assad không nên được đưa ra thảo luận vào thời điểm hiện nay.
Rõ ràng tính đến thời điểm này, Washington chưa tìm ra cách nào để làm vừa lòng phe đối lập Syria mà không khiến Nga giận dữ.
Không chỉ thế, nội bộ nước Mỹ hiện nay cũng đang rối. Hiện nay có ít nhất 2 phe trong chính quyền cấp cao của Obama phản đối kịch liệt những mục tiêu của Mỹ trong chính sách đối với Syria.
Cựu cố vấn của Tổng thống là Simon, cùng hai người kế vị ông, Philip Gordon và Robert Malley, chỉ rõ rằng Mỹ phải đặt cuộc chiến chống IS là mục tiêu hàng đầu đồng thời hoãn lại quá trình lật đổ Tổng thống Assad.
Họ e ngại rằng việc hạ bệ nhà lãnh đạo Syria quá sớm có thể gây ra lỗ hổng về quyền lực mà phe khủng bố sẽ lấp đầy và tận dụng để mở rộng lãnh địa.
Phe còn lại, đứng đầu bởi Đại sứ Liên Hợp Quốc Samantha Power, khẳng định rằng việc xóa bỏ sự thống trị của Tổng thống Assad là bước cần thiết để chấm dứt chiến tranh.
Trong bối cảnh những sức ép từ Nga và quân đối lập Syria vẫn không ngừng gia tăng thì việc nội bộ bất đồng là cản trở lớn nhất của Washington những tham vọng của nước này trong vấn đề tổng thống Assad.
Một bất lợi khác với Mỹ đó là việc quân chính phủ Syria đang ngày càng tự chủ trên chiến trường. Với việc giành chiến thắng mang tính bước ngoặt tại thành cổ Palmyra, đội quân này đang chứng tỏ rằng mình có đủ sức mạnh và khả năng để đối đầu với các lực lượng khủng bố trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền.
Sau chiến thắng vang dội này, quân chính phủ thừa thắng xông lên và tái kiểm soát được thị trấn Al-Qaryatayn ở tỉnh Homs.
Việc từng bước làm chủ trên chiến trường, quân Assad đang dần dần làm thất bại toan tính dùng phe đối lập tại Syria để gây thêm các xung đột, bạo loạn tại quốc gia Trung Đông này.
Trung Dũng(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nổ lớn rung chuyển trung tâm Paris Một vụ nổ lớn đã phá hủy một phần tòa nhà chung cư ở trung tâm Thủ đô Paris của Pháp, làm 5 người bị thương. Nhiều tầng của tòa nhà chung cư đã bị thổi bay Vụ nổ đã phá hủy nhiều tầng của tòa nhà chung cư trên phố Rue Bérite ở quận 6 của Paris vào khoảng 12h20 chiều nay...