Quân đội Syria liên tục thắng, Mỹ buộc phải thừa nhận thành công của Nga
Trước những chiến thắng liên tiếp của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong các hoạt động tấn công trên bộ, giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc đã buộc phải thừa nhận rằng, chiến dịch không kích của Nga đã thành công hơn hoạt động tương tự của Mỹ.
Đại tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ vừa thừa nhận rằng, từ tháng 12-2015 đến giữa tháng 01-2016, lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã giải phóng được hơn 150 khu dân cư, thu hồi được một phần đáng kể vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng.
Theo ông Dunford, dưới sự trợ giúp tích cực và hiệu quả của không quân Nga, quân đội Syria đã củng cố và mở rộng phạm vi kiểm soát của mình, trong các khu vực giao tranh với quân khủng bố. Đại diện của Lầu Năm Góc đã phải thừa nhận rằng, thời gian gần đây “vị thế của ông Assad đã tốt lên rất nhiều”.
Ngoài ra, nhiều nhà phân tích quân sự của Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận, kể từ khi bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria (từ ngày 30-9-2015 đến nay), chiến dịch không kích của Nga ở Syria được coi là thành công hơn hoạt động quân sự của liên quân 64 nước, do Mỹ lãnh đạo.
Tuy nhiên, vị tướng Mỹ cũng khẳng định, ông không nhìn thấy tương lai hợp tác chung giữa Moscow và Washington trong hoạt động chống khủng bố tại Syria. Liên quân phương Tây do Mỹ lãnh đạo hiện đang tiến hành các hoạt động không kích ở Syria, độc lập với liên minh quân sự Nga-Iran-Syria và lực lượng Hezbollah của Lebanon, do Moscow đứng đầu.
Đại tướng Joseph Dunford – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong buổi trả lời phỏng vấn của tờ Tờ New York Times, ông Dunford cũng không quên “khoe” các thành tích mà liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, đã đạt được trong hoạt động chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq và Syria.
Theo ông, thành công đặc biệt là việc không quân Mỹ đã cắt đứt được con đường nối liền thủ phủ không chính thức của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria là thành phố Raqqa (thuộc tỉnh cùng tên), với thành trì quan trọng nhất của IS ở phía bắc Iraq là thành phố Mosul (thuộc tỉnh Nineveh).
Ông Dunford khẳng định: “Con đường nối giữa Raqqa và Mosul đã bị cắt đứt, hiện lực lượng liên quân đang cố gắng phong tỏa các nhánh của tuyến đường này”, không cho lực lượng IS ở Iraq và Syria bắt tay với nhau.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần chỉ trích liên quân do Mỹ cầm đầu không đạt được hiệu quả trong hoạt động chống khủng bố, không những không gây được thiệt hại nghiêm trọng nào cho phiến quân IS, mà còn thường xuyên “ném bom nhầm” vào quân đội Syria và các khu dân cư, bệnh viện, trường học… ở Syria.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp bất ngờ tuyên bố hợp tác với bộ binh Syria diệt IS
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố quân đội trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tham gia vào bất cứ chiến dịch trên bộ nào của Pháp để chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad.
Theo ông Laurent Fabius, cuộc chiến chống IS đòi hỏi phải tập trung vào 2 mũi nhọn, trên không lẫn trên bộ.
"Các cuộc không kích và bộ binh chiến đấu trên mặt đất - nếu có thể bao gồm cả lực lượng nổi dậy Quân đội Tự do Syria, lực lượng Sunni Arab, vậy tại sao lại không thể bao gồm cả quân đội chính phủ?", Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh ngày 27.11.
Theo Telegraph, mặc dù ông Fabius nhấn mạnh rằng, sự hợp tác trên chỉ có thể diễn ra sau khi Tổng thống Assad ra đi, song tuyên bố của ông được Damascus hoan nghênh đồng thời phản ánh sự thay đổi đáng kể của Pháp trong cách tiếp cận với chính quyền Syria.
Ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabius.
Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem tuyên bố: "Nếu ông Fabius nghiêm túc về việc hợp tác với quân đội, với lực lượng bộ binh Syria để chiến đấu chống IS, thì chúng tôi hoan nghênh điều đó".
Theo ông Walid al-Moualem, khả năng hợp tác giữa 2 bên sẽ đòi hỏi "một sự thay đổi về cơ bản" trong chính sách của Pháp đối với Syria.
Pháp vốn theo đuổi chính sách chống lại chế độ Tổng thống Assad mạnh mẽ. Bằng việc thúc đẩy một loạt biện pháp ngoại giao, Pháp phát động cuộc điều tra hình sự về các tội ác chiến tranh chống lại chính phủ Assad.
Paris cũng đề xuất một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề xuất bảo vệ dân thường Syria trước các cuộc tấn công chết chóc bằng bom thùng của chế độ Syria theo các cáo buộc của phương Tây.
Tuy nhiên, sau sự kiện Paris bị khủng bố IS tấn công liên hoàn đẫm máu ngày 13.11, khiến 130 người thiệt mạng, Pháp dường như đã thay đổi lập trường đáng kể.
Chính phủ Pháp đã bớt tập trung vào việc gây áp lực buộc Tổng thống Assad phải ra đi, thay vào đó, dồn toàn lực vào cuộc chiến chống lại IS.
Theo Telegraph, đây là dấu hiệu cho thấy, phương Tây có thể sẵn sàng hợp tác với những tàn tích của chế độ Syria thời hậu Assad.
Theo_24h
Tổng thống Putin được quốc hội trao quyền điều binh tới Syria Quốc hội Nga hôm nay (30.9) vừa chính thức phê chuẩn cho Tổng thống Vladimir Putin triển khai các hoạt động quân sự ở Syria để "chống khủng bố" theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo hãng tin RT, sự phê chuẩn của quốc hội là cần thiết để Tổng thống Putin có thể điều động quân đội tới Syria,...