Quân đội Syria kiểm soát nhà máy điện chiến lược ở đông bắc
Những nỗ lực của Nga đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải yêu cầu lãnh đạo chiến binh đồng minh phải di tản khỏi Nhà máy điện Mabrouka nằm dọc theo đường cao tốc Aleppo – Hasakah.
Quân đội Syria
Theo một số báo cáo, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh đồng minh đã rút khỏi Nhà máy điện Mabrouka ở tỉnh Al-Hasakah sau một cuộc đàm phán thành công với lực lượng vũ trang Nga.
Nhà máy điện Mabrouk nằm cách 12km so với những căn hầm mà quân đội Syria mới kiểm soát vài ngày trước và cách 20km so với thị trấn Tal Tamr chiến lược mà các chiến binh trước đây nhắm mục tiêu.
Báo cáo chỉ ra rằng quân đội Syria hiện đóng quân ở phía nam nhà máy điện. Họ chỉ cách cao tốc quốc tế trên 300 mét, cụ thể là ở ngã ba Mabrouka, chỉ cách nhà máy điện 5km.
Những động thái trên diễn ra sau một loạt các cuộc họp giữa các sĩ quan của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ với lãnh đạo của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Video đang HOT
Quân đội Syria đã bước vào làng Umm al-Khair bên cạnh cao tốc quốc tế (M4) phía tây thị trấn Tal Tamr – nơi trước đây các chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ và SDF tranh chấp.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/AMN
Người Kurd tỉnh mộng Mỹ, rơi lệ cầu cứu Nga
SDF và giới chức người Kurd ở miền bắc Syria đã đặt cược vào Mỹ, tuy nhiên sau khi Mỹ rút quân, họ đã lâm vào cảnh khốn cùng.
Theo SF ngày 12/10, Redur Khalil - Phát ngôn viên đồng thời là quan chức cấp cao trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã rớt nước mắt trên truyền hình khi nói về cuộc tiến công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria .
Động thái trên diễn ra trong bố cảnh lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm được ít nhất 18 ngôi làng, giành quyền kiểm soát thị trấn Ras al-Ayn và thị trấn Tell Abyad.
SDF và giới chức người Kurd ở miền bắc Syria đã đặt cược vào sự hỗ trợ của Mỹ, tuy nhiên sau khi Mỹ rút quân, họ đã lâm vào cảnh khốn cùng. Chính vì vậy, người Kurd đang đổ lỗi cho Mỹ về "cú đâm sau lưng".
Ông Redur Khalil phát biểu trên truyền hình.
SDF kêu gọi Washington giúp đỡ để có thể "nối lại đàm phán" với Damascus và Nga. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ giúp đỡ, họ cũng không thể thay đổi được thực tế.
Mới đây, chính phủ Syria tuyên bố không giúp đỡ SDF theo lời kêu gọi của lãnh đạo lực lượng người Kurd. Lý do được đưa ra là khi Mỹ còn hiện diện ở miền bắc Syria, người Kurd đã mặc cả với Damascus, đòi quyền tự trị.
Giờ đây, khi lâm vào đường cùng, SDF mới kêu gọi sự giúp đỡ từ Nga và Damascus thì đã quá muộn.
"Từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc tấn công, họ (quân đội Mỹ) đã không ngừng tấn công người Kurd bằng tên lửa và pháo. Tất cả những gì chúng tôi cần bây giờ là một vùng cấm bay", ông Khalil nói.
Theo Khalil, SDF đã từng có rất nhiều bạn bè khi đứng lên chống lại nhóm khủng bố IS, thế nhưng giờ đây họ (ám chỉ Mỹ và đồng minh) đã phản bội người Kurd. "Họ rời bỏ chúng tôi khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tấn công, họ đã đâm sau lưng chúng tôi", ông nói.
Giới quan sát cho rằng, thông qua bài phát hiểu, vị quan chức SDF hi vọng có thể tạo ra một hình ảnh đẹp (hoặc nạn nhân đáng thương) trên truyền thông, giúp họ có lại sự ủng hộ từ Mỹ một lần nữa nhằm ngăn chặn những bước tiến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, sau gần 5 ngày khởi động chiến dịch Mùa xuân Hòa bình, quân đội nước này đã giết chết 415 tay súng YPG, trong khi đó Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) thông báo chỉ có 74 tay súng YPG thiệt mạng.
4 binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng 49 tay súng phiến quân được Ankara hậu thuẫn thiệt mạng. Số dân thường thiệt mạng là 20 người trong khi 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 11/10 tuyên bố, quân đội nước này sẽ chỉ dừng tiến công nếu lập được vùng đệm rộng 30 km dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để ngăn chặn YPG xâm nhập lãnh thổ, đồng thời đưa người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria phải được khôi phục hoàn toàn.
Tất cả các lực lượng nước ngoài nên rút quân, kể cả Nga nếu Damascus quyết định không cần Moscow giúp đỡ nữa.
"Tất cả các lực lượng được triển khai bất hợp pháp bên trong bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào - trong trường hợp này là Syria - đều phải rời đi. Điều này đúng với tất cả mọi quốc gia.
Nếu chính phủ hợp pháp của Syria quyết định rằng họ không cần sự hiện diện của quân đội Nga nữa, thì Nga cũng sẽ phải rời đi, không ngoại lệ", ông Putin nói.
Tổng thống Putin nhấn mạnh quan điểm của Moscow về vấn đề Syria vẫn không thay đổi. Đồng thời, quan điểm này cũng đã được truyền tải đến các đối tác Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Thành
Theo baodatviet
Thổ Nhĩ Kỳ nói với Mỹ quân đội bắt đầu tràn qua biên giới Syria, nhưng nói với Nga chưa Bloomberg dẫn lời quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói quân đội nước này bắt đầu tràn sang biên giới Syria từ chiều 9/10, nhưng Sputnik phủ nhận thông tin trên. "Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tiến vào đông bắc Syria nhằm đẩy lùi lực lượng dân quân người Kurd khỏi khu vực này", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói...