Quân đội Syria đẩy mạnh truy quét phiến quân
Các vụ tấn công của quân đội Syria nhằm tất cả vào các mục tiêu, trong đó có cả khu vực dân cư.
Ngày 24/3, xe tăng quân đội Syria tiếp tục nã đạn vào thành phố miền Trung Homs, hiện đang là tâm điểm của sự chống đối chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Quân đội Syria tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công vào thành trì của phe nổi dậy ở Homs
Các đoạn video do một hãng truyền thông địa phương cung cấp cho thấy, ngày 24/3, khói đen tiếp tục bốc lên từ Homs, người dân phải đang phải lẩn trốn trong làn khói bụi và tiếng súng dày đặc.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời các nhà hoạt động tại Homs cho biết, các vụ tấn công của quân đội Syria nhằm tất cả vào các mục tiêu, trong đó có cả khu vực dân cư.
Theo các nhà hoạt động, 4 người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương trong vụ tấn công. Các cuộc tấn công của quân đội Syria nhằm vào Homs, thành phố lớn thứ 3 tại nước này, nổ ra mạnh mẽ từ tháng trước. Các nhà hoạt động lo ngại người dân thành phố này phải đối mặt khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng khi không thể tiếp cận các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố yêu cầu Syria lập tức thực thi kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung giữa Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, đồng thời để ngỏ khả năng về một hành động của cộng đồng quốc tế nhằm vào nước này.
Video đang HOT
Tuyên bố này đưa ra sau khi Nga và Trung Quốc lần đầu tiên ký ủng hộ văn bản do phương Tây soạn, theo đó hối thúc Tổng thống Syria Bashar al-Assad chấm dứt các cuộc xung đột bạo lực, tiến hành đàm phán chính trị và cải thiện vấn đề nhân đạo./.
Theo Giáo Dục VN
Nga và Liên đoàn Arab đạt được thỏa thuận về Syria
Trong khi đó, các Ngoại trưởng EU bác bỏ các biện pháp quân sự can thiệp đối với Syria trong cuộc họp tại Đan Mạch diễn ra trong hai ngày qua.
Ngày 10/3, Nga và Liên đoàn Arab (AL) đạt được thỏa thuận 5 điểm về vấn đề Syria nhằm ngăn chặn cuộc nổi dậy kéo dài gần một năm qua leo thang thành cuộc nội chiến toàn diện.
Trong cuộc họp với người đồng cấp từ Liên đoàn Arab là Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim Al-Thani tại Cairo ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nội dung kế hoạch bao gồm năm bước: các bên đàm phán chấm dứt bạo lực; kiểm soát tình hình; cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria; hỗ trợ đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Kofi Annan, thực thi nhiệm vụ tại quốc gia và bỏ phiếu trắng đối với các nỗ lực can thiệp từ bên ngoài.
Giải pháp ổn định tình hình Syria chỉ có bằng con đường hoà bình (Ảnh: Tân Hoa xã)
Phát biểu với báo chí sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Các điểm thỏa thuận là quan trọng nhất. Trước hết bởi nó gửi tín hiệu rõ ràng cho tất cả các phe phái của Syria. Thứ hai, nó hỗ trợ đắc lực cho sứ mệnh của ông Kofi Annan tại Syria. Tôi hy vọng, sứ mệnh này sẽ mang đến một sự khởi đầu cho các cuộc đối thoại mà không phương hại đến lợi ích cộng đồng".
Ngoại trưởng Qatar Al-Thani cho biết, các ngoại trưởng dự họp đã nhất trí thiết lập một cơ chế "giám sát khách quan" về tình hình ở Syria, đồng thời nhất trí không có sự can thiệp của nước ngoài vào Syria.
Ngoại trưởng Qatar Al-Thani nhấn mạnh: "Trước hết cần chấm dứt bạo lực, thiết lập cơ chế giám sát khách quan, đồng thời phản đối can thiệp của nước ngoài và hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria. Chúng ta cũng ủng hộ ông Kofi Annan để khởi động các cuộc đối thoại giữa chính phủ Syria và phe đối lập theo sứ mệnh mà ông được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab giao phó".
Thông tin về thỏa thuận 5 điểm được đưa ra đúng vào thời điểm đặc phái viên Kofi Annan đang có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại thủ đô Damasus.
Truyền hình nhà nước Syria đưa tin, cuộc gặp diễn ra trong "bầu không khí tích cực" và Tổng thống Bashar al-Assad đã cam kết sẽ "ủng hộ bất kỳ nỗ lực hòa bình thành thực nào" nhằm chấm dứt làn sóng bạo động kéo dài gần 1 năm qua tại nước này.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh, "không có tiến trình đối thoại hay chính trị nào thành công, nếu tồn tại các nhóm khủng bố luôn tìm cách "gieo rắc sự hỗn loạn và gây bất ổn" cho đất nước bằng các cuộc tấn công vào binh sĩ và dân thường".
Cùng ngày, các ngoại trưởng Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã bác bỏ một giải pháp quân sự tại Syria, đồng thời tái khẳng định việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải đơn phương ra lệnh chấm dứt các vụ bạo lực.
Phát biểu tại cuộc họp kín không chính thức kéo dài hai ngày của các ngoại trưởng EU, Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Sondval, người chủ trì hội nghị cho biết, không có cuộc thảo luận nào về việc xúc tiến biện pháp quân sự.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cảnh báo, việc xúi giục châm ngòi cho "một cuộc chiến quy mô lớn" có thể sẽ gây "hậu quả thực sự thảm khốc đối với người dân, khu vực và toàn thế giới".
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton nhấn mạnh: "Con đường chúng tôi chọn là một giải pháp chính trị".
Theo bà Catherine Ashton, EU sẽ tiếp tục xem xét việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt Syria và ưu tiên trong chương trình nghị sự của EU hiện nay là giành được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc về dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến được thảo luận tại New York vào ngày 12/3.
"Chúng tôi đã yêu cầu Nga và Trung Quốc xem xét lại quyết định của mình đối với vấn đề Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thúc đẩy việc giải quyết tình hình tại nước này - một nước mà trong thời gian dài chìm trong các vụ bạo loạn và chết chóc", bà Catherine Ashton nói.
Giới phân tích nhận định, cho dù các bên liên quan đạt được những thỏa thuận song tình hình tại Syria vẫn có những diễn biến phức tạp./.
Theo VOV
Bạo lực trong ngày đầu phái viên LHQ thăm Syria AFP và Reuters dẫn nguồn tin từ các nhà hoạt động cho biết ít nhất 62 người, chủ yếu là binh sỹ Chính phủ Syria và các tay súng nổi dậy, đã thiệt mạng trong làn sóng bạo lực leo thang tại khắp nơi ở Syria trong ngày 10/3. Một tay súng của phe nổi dậy ở Syria trong cuộc giao tranh với...