Quân đội Syria đánh chặn và bắn hạ một phi đội thiết bị bay không người lái
Ngày 4/6, truyền thông Trung Đông đưa tin, các hệ thống phòng không của Syria đã đánh chặn và bắn hạ một phi đội thiết bị bay không người lái của lực lượng phiến quân Takfiri được thế lực nước ngoài hậu thuẫn ở tỉnh Hama của nước này.
Quân đội Syria phát hiện và bắn hạ nhiều máy bay không người lái. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
Theo một nguồn tin từ quân đội Syria, các nhóm trinh sát của quân đội Syria đã phát hiện một số máy bay không người lái khi chúng đang tiếp cận một sân bay dành cho máy bay trực thăng thuộc căn cứ quân sự của lực lượng Chính phủ Syria ở làng Jubb Ramlah, cách thủ đô Damascus 189 km về phía Bắc.
Theo nguồn tin trên, các lực lượng Syria đã sử dụng các hệ thống phòng không và nhắm mục tiêu vào các máy bay không người lái này khi chúng đang bay trên không. Hiện chưa có thông tin về thương vong liên quan đến vụ việc trên.
Video đang HOT
Trước đó, Đài truyền hình quốc gia Syria ngày 22/5 đưa tin các lực lượng thuộc quân đội nước này đã bắn hạ một máy bay không người lái có mang bom ở gần sân bay thuộc tỉnh Hama.
Theo TG&VN
Thêm lợi thế cho Nga ở Syria
Người Kurd ở Syria đã liên minh với Mỹ để chiến đấu với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria, họ đã quay sang cầu cứu Chính phủ Syria và Nga để được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, nhiều nước láng giềng cũng đang từ bỏ chính sách chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Người dân Syria tuần hành ủng hộ cố Tổng thống Hafez al-Assad và đương kim Tổng thống Bashar al-Assad
Người Kurd tìm sự giúp đỡ của Nga
Lực lượng Syria dân chủ do người Kurd lãnh đạo (KSDF) là đồng minh hàng đầu của Lầu Năm Góc kể từ năm 2015, một năm sau khi liên minh do Mỹ đứng đầu bắt đầu ném bom IS. Nhưng sự ra đi của quân đội Mỹ khiến KSDF cảm thấy dễ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đồng minh của Mỹ bởi từ lâu, Ankara luôn xem KSDF nói riêng và lực lượng ly khai người Kurd nói chung là kẻ thù. Với hỏa lực hạn chế và không có đồng minh trong khu vực, cánh chính trị của KSDF mới đây đã cử các phái đoàn đến thủ đô Damascus và Moscow để đàm phán, tìm kiếm sự bảo vệ cũng như giúp họ đối phó với Ankara.
Chính trị gia người Kurd Syria Aldar Xelil nói với Reuters hôm 27-12 rằng, một chuyến đi khác sẽ sớm được sắp xếp với hy vọng thuyết phục Chính phủ Syria "thực hiện nghĩa vụ chủ quyền" bằng cách đảm bảo biên giới và ngăn chặn mọi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Xelil, mối liên minh giữa KSDF với Chính phủ Syria và Nga là nhằm tìm kiếm các cơ chế rõ ràng để bảo vệ biên giới phía Bắc của Syria. "Chúng tôi muốn Nga đóng một vai trò quan trọng để đạt được sự ổn định", ông Xelil nói.
Ngày 28-12, đáp ứng lời kêu gọi của lực lượng người Kurd, lực lượng quân đội chính phủ Syria đã lần đầu tiên trong vòng 6 năm đã tiến vào thành phố Manbij ở phía Bắc Syria. Người Kurd kiểm soát khu vực này đã rút và mời các lực lượng Syria chiếm lại thành phố trong bối cảnh lo ngại rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành một cuộc tấn công mới.
Quân đội Syria và KSDF nhiều lúc đã đoàn kết chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và IS, nổi bật là trong trận chiến quan trọng ở Aleppo 2 năm trước. Chiến thắng của Chính phủ Syria đã mở đường cho Tổng thống Assad khôi phục quyền kiểm soát phần lớn Syria.
Saudi Arabia là một trong nhiều nước láng giềng với Syria từng tài trợ cho những nỗ lực lật đổ Tổng thống Assad. Tuy nhiên, Riyadh được cho là đã gia nhập các cường quốc khu vực khác với mong muốn bình thường hóa quan hệ với Damascus - vốn đã bị trục xuất khỏi Liên đoàn Arab (AL) khi bắt đầu cuộc nội chiến năm 2011. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) được cho là đang hòa giải giữa Saudi Arabia và Syria, cũng tuyên bố mở lại đại sứ quán của UAE ở Damascus.
Sau khi Mỹ rút quân, theo Reuters, Nga đã tạo ra một liên minh thay thế gọi là kênh Astana (tên thủ đô của Kazakhstan, nơi hầu hết các cuộc đàm phán về Syria được tổ chức). Bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran giờ đây có thể đóng vai trò quyết định cuộc chiến tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ nhận trách nhiệm tại khu vực Idlib và miền Bắc Syria; Iran tham gia vào khu vực biên giới giữa Syria và Lebanon và Nga đóng vai trò cố vấn và khôi phục vị thế của Tổng thống Assad trong thế giới Arab.
Việc Syria trở lại AL sẽ được thảo luận trong tuần này. Những nỗ lực của Nga thuyết phục các nhà lãnh đạo Arab tái kết nạp Syria sẽ tiếp tục cho đến tháng 3-2019, khi AL họp thượng đỉnh ở Tunisia. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Sudan Omar el-Bashir đã bay tới Damascus trên một máy bay của Nga. Ông đến thăm Syria theo sau chuyến thăm của Tổng thống Iraq Barham Salih; Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cũng dự kiến sẽ sớm thăm Syria.
Tương tự, Chính phủ Ai Cập cho rằng, mối quan hệ của Ai Cập với Syria là mối quan hệ "lịch sử" không nên bị cắt đứt, và bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Syria cũng giống như một mối đe dọa đối với Ai Cập. Ai Cập đã bỏ phiếu tại Liên hiệp quốc ủng hộ đề xuất nghị quyết của Nga bác bỏ việc lên án Syria. Ai Cập được cho là cũng hỗ trợ Syria trở lại AL.
KHÁNH MINH (tổng hợp)
Theo SGGP
Brazil, Ấn Độ mở lại đại sứ quán ở Syria Hãng thông tấn chính thức SANA của Syria ngày 17-4 đưa tin: Brazil và Ấn Độ là hai quốc gia mới nhất mở lại các đại sứ quán tại Syria sau một thời gian đóng cửa vì tình hình xung đột ở quốc gia Trung Đông này. Trụ sở Bộ Ngoại giao Syria ở Damascus Theo nguồn tin,Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đã...