Quân đội Séc thay pháo tự hành nội bằng pháo Pháp
CAESAR là một trong những loại pháo tự hành hiện đại nhất thế giới, với hỏa lực mạnh, tầm bắn xa và khả năng việt dã cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc, Quân đội Séc sẽ được trang bị pháo tự hành CAESAR (viết tắt của cụm từ CAmion Equipe d’un Systeme d’ARtillerie) của Pháp cỡ nòng 155 mm và nòng dài bằng 52 lần cỡ nòng trên khung gầm bánh lốp. Hợp đồng mua pháo mới có thể được ký trước cuối năm nay nhằm thay thế các hệ thống Dana 52 đang có trong biên chế của quân đội nước này.
Các pháo tự hành do Cộng hòa Séc mua sẽ sử dụng khung gầm xe Tatra T815 bánh lốp 8×8 do công ty Tatra Trucks của Séc sản xuất. Tổng cộng, 52 hệ thống pháo CAESAR đã được lên kế hoạch đặt hàng cùng với cho 12 khẩu khác có thể mua. Việc giao hàng được cung cấp trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2026; giá hợp đồng cũng bao gồm việc cung cấp hai pháo học cụ mô phỏng và đạn dược.
Nguyên bản pháo tự hành CAESAR (Pháp) tham chiến tại Afganistan; Nguồn: wikipedia
Công ty Nexter Systems của Pháp sản xuất pháo tự hành CAESAR trên ba khung gầm: Tatra T815 (8×8), Renault (Arquus) Sherpa 10 (6×6) (phiên bản sản xuất chính) và Unimog U2450L (6×6) (cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Saudi Arabia). Phiên bản CAESAR trên khung gầm Tatra T815 (8×8) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015 và Đan Mạch là khách hàng đầu tiên đặt mua sản phẩm này.
CAESAR trên khung gầm Tatra T815 (8×8) có cabin bọc thép và tổng trọng lượng 32 tấn, được trang bị động cơ diesel Tatra V8 410 mã lực, có sức chứa 30 viên đạn (nhiều hơn 12 viên so với phiên bản trên khung gầm 6×6); kíp xe giảm từ 5 xuống còn 3 người. Việc sử dụng khung gầm xe tải bánh hơi sẽ giúp pháo có độ cơ động cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn và dễ bảo trì, sửa chữa hơn so với sử dụng khung gầm bánh xích. Một hệ thống điều chỉnh áp suất được gắn trên xe cho phép chỉnh áp suất lốp phù hợp với địa hình.
Video đang HOT
Tổ hợp pháo tự hành CAESAR hiện đang có trong trang bị quân đội Pháp, Saudi Arabia, Indonesia, Thái Lan. Khung gầm cơ sở pháo tự hành CAESAR là Renault Trucks Defense Sherpa 5 bánh lốp dạng 6×6; riêng các hệ thống của Saudi Arabia đều được chế tạo trên khung gầm của Mercedes/Unimog U5000 (6×6).
Pháo tự hành CAESAR của Séc sẽ sử dụng khung gầm Tatra T815 (8×8); Nguồn: pictures.4ever.eu
Được biết, CAESAR có cơ chế ngắm và canh góc được tự động hóa; góc tầm pháo từ -30 đến 660, góc hướng của pháo -170 đến 170; tốc độ bắn 6-8 phát/phút, có thể bắn loạt 3 phát trong 18 giây; thời gian triển khai/thu hồi khoảng 1 phút. Một đơn vị gồm 8 CAESAR có thể trút 1 tấn đạn xuống mục tiêu trong vòng 1 phút.
Pháp vừa có loại đạn pháo mới dạng đạn chùm có tên là Orge, mang theo 63 đạn con nổ mảnh, dùng ngòi nổ tiếp xúc, có khả năng xuyên giáp dày 90mm, rất hữu hiệu khi dùng để tấn công các mục tiêu phân tán, các đoàn xe quân sự như xe tải, xe bọc thép chở quân, xe tăng hạng nhẹ, hầm trú ẩn, sở chỉ huy… 6 khẩu CAESAR bắn loạt 6 viên đạn Orge cự li 35km có thể rải 378 viên đạn con trên một diện tích rộng 30.000m2.
Pháo CAESAR còn bắn được đạn pháo chống tăng có dẫn đường BAE System/Nexter BONUS với tầm bắn lên đến 42km và đạn tăng tầm (dùng động cơ bổ trợ) VLAP đến 55km.
Người Pháp xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ
Hàng người dài hàng trăm mét xếp hàng chờ nhận thực phẩm từ kho cứu trợ do cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh phong tỏa do Covid-19.
Tại xã Clichy-sous-Bois, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp, số người phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm từ thiện tăng vọt khi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Covid-19 khiến Pháp rơi vào suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến II.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức nên giờ đây họ hầu như không nhận được gì từ chế độ phúc lợi hào phóng của Pháp.
"Có nhiều phụ nữ chỉ ở nhà trông con. Có một nền kinh tế chỉ đủ giúp người lao động sống qua ngày. Thế nên khi mọi thứ dừng lại, mọi người mới nhận ra họ còn lại gì. Chẳng có gì cả", Bachir Ghouinem, tình nguyện tại các kho thực phẩm từ thiện ở Clichy-sous-Bois, nói.
Ghouinem và các tình nguyện viên khác sẽ giao đường, mì ống, phô mai, sữa, trái cây và rau quả tươi, hầu hết do các cửa hàng địa phương quyên tặng, cho khoảng 1.600 gia đình trong ngày, gấp đôi số lượng dự kiến.
Clichy-sous-Bois là một trong những khu dân nghèo quanh thủ đô Paris. Dân cư ở đây chủ yếu là người nhập cư, vốn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình toàn quốc ngay cả trước khi dịch bệnh xảy ra.
Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm ở xã Clichy-sous-Bois, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp hôm 22/4. Ảnh: Reuters.
Trong lúc xếp hàng nhận thực phẩm, Nathalie Barlagne, 46 tuổi, cho biết bà đã mất việc từ trước cuộc khủng hoảng. Trước đây bà chưa từng phải dựa vào thực phẩm cứu trợ để giúp đỡ gia đình, nhưng bây giờ bà không còn đủ khả năng chi trả hóa đơn thực phẩm sau khi các khu chợ địa phương đóng cửa. "Bây giờ chúng tôi phải mua sắm trong siêu thị và việc đó rất tốn kém", bà cho hay.
Khi hàng dài người vẫn chờ đợi, Mohamed Mechmach, người sáng lập tổ chức từ thiện địa phương ACLEFEU, kêu gọi những người xếp hàng tôn trọng các quy tắc cách biệt cộng đồng.
"Nếu các quy tắc không được tuân thủ, chúng tôi sẽ không thể tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm", ông nói với đám đông. "Đến lúc tỉnh trưởng yêu cầu dừng tất cả, điều đó sẽ rất xấu hổ. Tất cả chúng ta đều ở đây vì cùng một lý do".
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Tổng thống Emmanuel Macron ban bố để ngăn dịch bệnh lan rộng làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội ở Pháp. Nhà ở xã hội chật chội, những lao động làm công việc nặng nhọc và thế hệ trẻ đầy bất an đã biến một số khu vực thành điểm nóng lây nhiễm và bất ổn. Bạo lực xảy ra ở nhiều khu phố trong 5 đêm liên tiếp tuần qua.
Tại vùng ngoại ô Argenteuil ở phía tây Clichy-sous-Bois, tổ chức từ thiện của Kante Sakho đang chuyển các túi thực phẩm cho các hộ gia đình. Sakho nói rằng ông chuyển khoảng 600 túi như thế mỗi tuần và hầu như không thể đáp ứng kịp nhu cầu.
Một số người nhận không biết chữ và không thể điền vào các mẫu đơn bắt buộc của chính phủ. Những người khác là các gia đình đang vật lộn để nuôi con ba bữa một ngày sau khi các trường học đóng cửa. "Kể từ khi Covid-19 bùng phát, ngày càng nhiều người nghèo đói", Sakho nói.
Huyền Lê
Australia kêu gọi điều tra quốc tế về COVID-19, Pháp nói chưa phải lúc Đáp lời Thủ tướng Australia, Tổng thống Pháp Macron khẳng định hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp cho cuộc điều tra quốc tế về đại dịch COVID-19. Điện Elysee cho biết, Tổng thống Emmanuel Macron vừa có cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Scott Morrison bàn về vấn đề COVID-19. Theo đó, nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh, điều...