Quân đội sẽ hỗ trợ cho TP.HCM ít nhất đến hết tháng 11
Lực lượng quân y có thể phải ở TP.HCM đến hết tháng 11. Tại các bệnh viện, khi nào bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân nặng giảm rõ rệt mới bàn tới việc giảm bệnh viện, giảm y bác sĩ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam
Sáng 29-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch COVID-19 ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Ông Đam chia sẻ sau hơn 2 tháng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng chống dịch của TP đã rất mạnh mẽ, dù có nhiều thiệt hại, hy sinh nhưng tình hình dịch từng bước được kiểm soát, tạo điều kiện để từng bước mở lại các hoạt động.
“Đó là kết quả từ việc triển khai những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống, nỗ lực của TP.HCM, sự hợp tác chi viện của trung ương, các địa phương, nhất là lực lượng quân đội”, ông Đam nhận xét.
Phó thủ tướng ghi nhận hình ảnh đẹp của các chiến sĩ bộ đội vừa giữ gìn trật tự, chuyển túi an sinh, mua lương thực, thực phẩm cho bà con. Các chiến sĩ quân y đến từng nhà chăm sóc người nhiễm COVID-19, hỗ trợ y tế…
Thời gian tới, theo Phó thủ tướng, các tỉnh vẫn phải kiểm soát dịch bệnh khi chưa thể bao phủ vắc xin cho toàn bộ dân số, chưa có thuốc đặc trị.
Các đơn vị quân đội ở TP.HCM và các tỉnh chưa thể rút, nhưng từng bước điều chỉnh phù hợp với yêu cầu mới, dần chuyển giao lại một số nhiệm vụ cho lực lượng ở địa phương.
Ông Đam cho hay sắp tới khu vực TP.HCM có thể dần nới ra cho các hoạt động di chuyển để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người từ khu vực TP.HCM đi về các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và những địa phương khác.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các đơn vị quân đội, cùng với việc tiếp tục tham gia xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19. Ông mong muốn các bệnh viện quân y sẽ trở thành những điểm, trung tâm cùng với chính quyền địa phương xử lý các sự cố sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
Thượng tướng Võ Minh Lương – thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt Chính phủ – cho biết thời gian tới, việc các khu vực ở TP.HCM nới lỏng giãn cách sẽ khiến cho việc quản lý khó khăn hơn.
Do vậy, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có ý thức phòng, chống dịch.
Cũng theo ông Lương, giai đoạn nới lỏng giãn cách người dân có thể tiếp cận được y tế, nhu cầu thiết yếu nên trước mắt điều chỉnh lực lượng bộ binh ở những vùng xanh, cận xanh; các vùng đỏ, cạn đỏ vẫn giữ nguyên lực lượng.
Riêng các tổ quân y căn cứ vào số F0 phụ trách và vào độ bảo đảm của y tế địa phương để điều chỉnh. Nếu địa phương bảo đảm được mới điều chỉnh, còn chưa bảo đảm được sẽ không điều chỉnh.
“Trường hợp có điều chỉnh thì trên cơ sở vùng xanh, cận xanh làm trước, các màu khác làm sau. Tuy nhiên trên tinh thần lực lượng quân y phải ở đến hết tháng 11. Đặc biệt các bệnh viện khi nào bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân nặng giảm rõ rệt mới bàn tới việc giảm bệnh viện, giảm y bác sĩ, chứ còn bệnh nhân đang điều trị, chúng ta chưa thể nói giảm”, thượng tướng Võ Minh Lương nhấn mạnh.
Video đang HOT
Số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm theo thời gian
Báo cáo tại buổi làm việc, đại tá Trần Quốc Việt – phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 – cho hay ngay từ đầu đợt dịch thứ 2, Bệnh viện 175 đã phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới để tổ chức tuyến quân y tốt nhất trong công tác phòng chống dịch, điều trị các trường hợp nặng, vượt khả năng của tuyến dưới.
Trung tâm điều trị COVID-19 tại bệnh viện được thành lập cách đây gần hai tháng đã nâng cấp quy mô từ 200, lên 350 và hiện tại là 500 giường. Duy trì điều trị hằng ngày gần 400 bệnh nhân, cao điểm gần 500 bệnh nhân.
Số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm theo thời gian. Tới nay chỉ còn 353 bệnh nhân đang điều trị.
Theo ông Việt, giai đoạn sau 1-10, bệnh viện vẫn duy trì hoạt động phòng, chống dịch tại Trung tâm điều trị COVID-19 theo hướng sẽ trở thành 3 tầng để thu nhận tất cả bệnh nhân COVID-19 nếu có của TP.HCM và các tỉnh phía Nam vào điều tri.
Bệnh viện cũng chuẩn bị phương án điều trị các bệnh nhân không phải COVID-19, với kịch bản nếu TP mở cửa số bệnh nhân sẽ tăng đột biến do số lượng bệnh nhân trên địa bàn phải ở nhà rất lâu.
Công an liên tục tuần tra, đưa người sống lang thang ở TP.HCM... rời khỏi đường phố
Công an P.Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM) tuần tra liên tục, nhằm kịp thời phát hiện những người sống lang thang, cơ nhỡ trên các tuyến phố, con hẻm..., lập hồ sơ đưa về các cơ sở bảo trợ xã hội.
Tổ công tác của Công an P.Võ Thị Sáu (Q.3) phối hợp lực lượng quân đội tiến hành tuần tra liên tục qua các tuyến đường ở trung tâm TP.HCM, phát hiện nhiều trường hợp người sống lang thang, cơ nhỡ.ẢNH: TRÁC RIN
Ngày 25.8, PV Thanh Niên đi cùng tổ công tác của Công an P.Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM) phối hợp lực lượng quân đội, thực hiện tuần tra liên tục ở các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cách Mạng Tháng 8..., phát hiện 9 trường hợp người sống lang thang, cơ nhỡ, sau đó đưa về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu (Q.3).
Tại trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu, những người sống lang thang, cơ nhỡ sẽ được test nhanh Covid-19 và ma túy. Sau đó, cán bộ phường sẽ lập hồ sơ, đưa họ đến các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn TP.HCM.
Dịch bệnh hoành hành, những người sống lang thang, không có nơi cư trú ổn định thường chọn vỉa hè nhà dân, trạm xe buýt hoặc gầm cầu làm nơi ở và ăn uống tạm bợ qua ngày.
Nam thanh niên (khoảng 30 tuổi), không có giấy tờ tùy thân được tổ công tác đưa lên xe chuyên dụng, sau đó chở về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu (Q.3). ẢNH: TRÁC RIN
"Quê tui ở Bến Tre. Tui lên Sài Gòn lượm ve chai và bị mất giấy tờ tùy thân mấy tháng trước rồi. Những ngày qua tui ăn mì gói, ngủ lề đường sống qua ngày", ông Trần Minh Đức (51 tuổi, quê Bến Tre), chia sẻ với PV Thanh Niên tại trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu.
Phát hiện người phụ nữ chở con nhỏ di chuyển ngoài đường, các cán bộ công an tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của đứa trẻ, sau đó thuyết phục 2 mẹ con về trụ sở ủy ban phường để được hỗ trợ. ẢNH: TRÁC RIN
Một chiến sĩ khiêng xe đạp của 2 mẹ con lên xe chuyên dụng để chở về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu. Lúc này khoảng 17 giờ (25.8), tuyến đường Hai Bà Trưng hầu như không có người. ẢNH: TRÁC RIN
Như Thanh Niên thông tin, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho hay Sở LĐ-TB-XH đã chuẩn bị 2 cơ sở để tiếp nhận ban đầu những người này, gồm: Cơ sở tư vấn và cai nghiện Bình Triệu (địa chỉ 30 đường số 5, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) và Trung tâm hỗ trợ xã hội (463 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh).
Đối với người có giấy xét nghiệm dương tính với Covid-19 và có sử dụng chất ma túy thì chuyển vào trung tâm cách ly tập trung F0 (463 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) để được chăm sóc, điều trị.
Ông Trần Minh Đức (51 tuổi, quê Bến Tre), nghỉ ngơi tại trạm xe buýt trên đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3) thì được tổ công tác phát hiện. Vì xe đẩy quá lớn nên không thể cho lên xe chuyên dụng, sau đó ông Đức đề nghị ông tự đạp xe đến trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu. ẢNH: TRÁC RIN
Tổ công tác của Công an P.Võ Thị Sáu (Q.3), phối hợp tháp tùng ông Đức về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu. ẢNH: TRÁC RIN
"Quê tui ở Bến Tre. Tui lên Sài Gòn lượm ve chai và bị mất giấy tờ tùy thân mấy tháng trước rồi. Những ngày qua tui ăn mì gói, ngủ lề đường sống qua ngày", ông Trần Minh Đức (51 tuổi, quê Bến Tre), chia sẻ với PV Thanh Niên tại trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu.. ẢNH: TRÁC RIN
Một số loại gia vị được chứa trên căn nhà di động của ông Trần Minh Đức (51 tuổi, quê Bến Tre). ẢNH: TRÁC RIN
Người đàn ông sống lang thang nhậu say bí tỉ trên đường phố, tổ công tác sau đó đưa về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu. ẢNH: TRÁC RIN
Tại trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu, những người sống lang thang, cơ nhỡ sẽ được test nhanh Covid-19, cũng như test nhanh ma túy. Sau đó, cán bộ phường sẽ lập hồ sơ, đưa họ đến các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn TP.HCM. ẢNH: TRÁC RIN
Một cụ ông sống "bụi" trên đường Pasteur (Q.3), được tổ công tác vận động đưa về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu. ẢNH: TRÁC RIN
Công an phải vận động một lúc lâu thì người dân mới hợp tác, đồng ý về trụ sở làm việc. ẢNH: TRÁC RIN
Hình ảnh từ xe chuyên dụng của công an nhìn về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Chiều 25.8. ẢNH: TRÁC RIN
Tổ công tác phát hiện 2 người sống lang thang, cơ nhỡ trên đường Hoàng Sa. Sau khi được thuyết phục, 2 người đồng ý lên xe chuyên dụng. ẢNH: TRÁC RIN
Nam thanh niên (khoảng 30 tuổi), cho biết mới "ra trại", nhưng không xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan nên được tổ công tác đưa lên xe bán tải chở về trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu làm việc. ẢNH: TRÁC RIN
Tổ công tác gồm Công an P.Võ Thị Sáu (Q.3) phối hợp cùng lực lượng quân đội. ẢNH: TRÁC RIN
Hai chiến sĩ quân đội đưa xe đạp của một người sống lang thang ở đường phố TP.HCM xuống xe chuyên dụng, tại trụ sở UBND P.Võ Thị Sáu (Q.3). ẢNH: TRÁC RIN
Quân đội - bức tường thành chống dịch Nhiều ngày qua, hàng ngàn bộ đội từ nhiều đơn vị trên mọi miền Tổ quốc được điều động về TP.HCM sát cánh cùng đồng đội chống dịch, cùng chính quyền chăm lo đời sống người dân. "Bộ 3" chiến sĩ Học viện Quân y đến nhà F0 trên địa bàn phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: MINH HÒA Trung sĩ...