Quân đội SA bao vây Hodeidah: Cuộc chiến đẫm máu bắt đầu
Cuộc chiến giữa chiến binh Houthi và quân đội của liên minh ở thành phố cảng chiến lược Hoeidah tiếp tục trở nên căng thẳng.
Các chiến binh Yemen thuộc thành phần lực lượng Houthi đang bị đe dọa nghiêm trọng vì bị bao vây tại thành phố cảng chiến lượng quan trọng Hoeidah (Al- Hudaydah) . Vì vậy cuộc chiến giữa các chiến binh Houthi với quân đội liên minh được tạo ra bởi Saudi Arabia (SA) tại khu vực này sẽ rất ác liệt, cổng thông tin Ả Rập Almasdarnews (AMN) cho biết.
Cuộc chiến đẫm máu bắt đầu ở Hoeidah.
Theo nguồn tin từ AMN cho biết, các trận chiến đẫm máu ở khu vực này tiếp tục diễn ra, tuy nhiên ưu thế đang thuộc về quân đội liên minh SA. Hiện tại quân đội này đã giành quyền kiểm soát không chỉ một số khu vực thuộc Hodeidah, mà còn kiểm soát một vùng rộng lớn ở vùng ngoại ô.
Mặc dù các phiến quân đã bị bao vây, tuy nhiên chắc chắn cuộc chiến này sẽ khó khăn bởi vì phiến quân không có ý định rời khỏi vị trí chiến đấu và chạy trốn khỏi khu vực này. Thay vào đó họ đang rất nỗ lực và tấn công đáp trả theo nhiều hướng khác nhau nhằm giành lại thế chủ động.
Theo một số nguồn tin cho biết, phiến quân Houthi đã chuyển hướng cơ động lực lượng và tấn công quân đội liên minh SA từ nhiều hướng khác nhau.
Cụ thể hướng tấn công chính đó là Hodeida, Huothi đã tấn công trực tiếp vào trung tâm của Yemen. Trận chiến này kéo dài liên tục 8 giờ và cuối cùng họ đã giành quyền kiểm soát một số điểm cao ở khu vực Nate thuộc tỉnh Al-Bayda. Ngoài ra cuộc chiến này đã giết chết 15 binh sĩ quân đội SA và phá hủy hoàn toàn 4 xe vận tải. Trong đợt tấn công lần này phiến quân cũng đã chiếm được 5 kho vũ khí trang bị quân sự của quân đội liên minh SA với một số lượng lớn các loại vũ khí khác nhau và đầu đạn.
Video đang HOT
Trước đó lực lượng Houthi cũng đã phục kích bất ngờ phá hủy 2 xe quân sự của quân đội liên minh và một xe bán tải chở nhiều binh sĩ trong sa mạc Al-Ajasher thuộc tỉnh Najran, khiến ít nhất 4 binh sĩ thiệt mạng, 2 người khác bị thương.
Chiến sự căng thẳng ở khu vực này đã khiến tình hình nhân đạo trở nên rất trầm trọng. Liên Hiệp quốc và liên minh EU đã hỗ trợ nhân đạo cho hàng triệu người Yemen.
Ngoài ra Liên Hiệp quốc cũng đã cử đặc phái viên M.Griffiths tới khu vực chiến sự với hy vọng có thể đưa các bên tham chiến ở Yemen vào bàn đàm phán vào cuối năm nay. Họ đang nỗ lực chấm dứt cuộc chiến ở Yemen theo một kế hoạch hòa bình, trong đó kêu gọi ngừng bắn giữa liên minh Ả Rập và lực lượng nổi dậy Houthi.
Cảng Hodeidah là tuyến đường chính để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào Yemen. Liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu cáo buộc phiến quân Houthi sử dụng cảng này để mua vũ khí từ Iran. Giao tranh giữa phiến quân Houthi và các lực lượng chính phủ Yemen được liên minh do Saudi Arabia hậu thuẫn đã diễn ra trong suốt 3 tháng qua tại khu vực này.
Yemen đã và đang bị nhấn chìm trong một cuộc xung đột vũ trang giữa chính phủ do Tổng thống Yemen Abd Rabbuh Mansur Hadi dẫn đầu và phong trào Houthi ở miền bắc nước này trong nhiều năm qua. Liên minh do Saudi dẫn đầu – chủ yếu là các quốc gia Ả Rập đang tiến hành các cuộc không kích chống lại Houthi theo đề nghị của ông Hadi kể từ tháng 3/2015.
Minh Tú
Theo baodatviet
Yemen: Liên quân Arab tiêu diệt hàng chục phiến quân ở Hodeida
Ngày 9/9, các nguồn tin cho biết trong các cuộc giao tranh trên bộ và không kích, liên quân Arab đã tiêu diệt 73 phiến quân tại Hodeida - thành phố cảng của Yemen bên bờ Biển Đỏ.
Lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen làm nhiệm vụ tại khu vực gần thành phố Al Jah, tỉnh Hodeida ngày 7/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các nguồn tin tại tỉnh cùng tên, vốn do phiến quân Houthi kiểm soát, nêu rõ 11 binh sỹ thiệt mạng và 73 phiến quân bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, cũng có hàng chục phiến quân và ít nhất 17 binh sỹ bị thương.
Trước đó, vòng hòa đàm do Liên hợp quốc làm trung gian đã thất bại hôm 8/9.
Kể từ tháng 6 vừa qua, Liên quân Arab, trong đó có không quân của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã tiến quân sát Hodeida, cảng tiếp nhận khoảng 70% hàng hóa nhập khẩu vào Yemen, bao gồm cả thực phẩm và viện trợ.
Liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã bố trí lực lượng để giành lại con đường chính nối thủ đô Sanaa, hiện do phiến quân kiểm soát, với thành phố Hodeida. Con đường này cũng là kênh tiếp tế chủ chốt của phiến quân Houthi.
Vào tháng 7, liên quân Arab đã thông báo tạm thời ngừng bắn tại Hodeida để tạo điều kiện cho các cuộc hòa đàm do Liên hợp quốc làm trung gian. Kế hoạch tổ chức hòa đàm về Yemen đã đổ vỡ vào ngày 8/9 sau 3 ngày chờ đợi phái đoàn của phong trào Houthi đến Geneva, Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, đặc phái viên của Liên hợp quốc cam kết sẽ thúc đẩy việc này thông qua ngoại giao.
Trong khi đó, phiến quân Houthi đã từ chối rời Yemen với lý do Liên hợp quốc đã không đáp ứng được yêu cầu của lực lượng này, trong đó có việc cấp một máy bay để chở những người bị thương đến Oman, và đảm bảo việc phái đoàn đàm phán có thể trở về được thủ đô Sanaa.
Yemen rơi vào hỗn loạn sau khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng trung thành với chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi.
Tháng 3/2015, liên minh quân sự các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Hadi được quốc tế công nhận, theo đó tiến hành hàng nghìn cuộc không kích nhằm vào các căn cứ của phiến quân Houthi.
Để đáp trả, Houthi đã tiến hành hàng trăm vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào các thành phố của Saudi Arabia, trong đó đa số bị lực lượng phòng không Saudi Arabia đánh chặn.
Chính phủ Yemen luôn kiên định lập trường lực lượng phiến quân Houthi phải rút hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ mà lực lượng này chiếm giữ từ năm 2014.
Tổng thống Mansour Hadi đã nhiều lần yêu cầu Houthi phải giao nộp vũ khí và rút khỏi các thành phố, đồng thời khẳng định rằng bất cứ cuộc đàm phán hay tiến trình chính trị nào cũng cần phải tuân thủ Nghị quyết 2216 của Liên hợp quốc, theo đó Houthi phải hạ vũ khí đầu hàng và rút khỏi các khu vực chiếm đóng.
Theo vietnamplus
NATO Ả Rập: Liên minh "chuyển lửa" Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran - có hiệu lực vào ngày 7-8, sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế liên quan tới nước này. Ngoài sức ép kinh tế, Washington mấy tháng qua còn lặng lẽ thúc đẩy thành lập một liên minh an ninh mới, với sự có...