Quân đội Philippines trực chiến siêu bão Goni
Philippines bố trí quân đội trực chiến cùng các đội cứu hộ cứu nạn ở Quezon và Nam Luzon để kịp thời ứng phó khi siêu bão Goni đổ bộ.
Quân đội Philippines ở phía nam đảo Luzon đã được đặt trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng hỗ trợ những cư dân bị ảnh hưởng khi siêu bão Goni, tên Philippines là Rolly, chuẩn bị đổ bộ vào khu vực trong hôm nay hoặc ngày mai.
Đại úy Jayrald Ternio, trưởng phòng quan hệ công chúng Sư đoàn bộ binh 2 của quân đội Philippines đóng tại Tanay, Rizal, cho biết thành viên của Đội Hỗ trợ Nhân đạo và Ứng phó Thảm họa (HADR) vẫn ứng trực tại các khu vực vừa bị bão Molave tàn phá.
“Các binh sĩ của chúng tôi vẫn ở đó. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để chuẩn bị ứng phó với bão Rolly sắp tới”, ông Ternio nói trong cuộc phỏng vấn trực tuyến hôm nay. “Những gì chúng tôi đã làm để ứng phó với bão Molave sẽ được tiếp tục cho tới khi bão Rolly đi qua”.
Hình ảnh siêu bão Goni nhìn từ vệ tinh hôm 31/10. Ảnh: PAGASA.
Ternio cho biết theo chỉ thị của thiếu tướng, sư đoàn trưởng Greg Almerol, quân đội Philippines đã sẵn sàng hỗ trợ và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có để giúp đỡ người dân trong mọi thảm họa “mà không để bất kỳ mối đe dọa khác nào ảnh hưởng tới sức khỏe, an ninh và an toàn của binh sĩ”.
Trước đó, thiếu tướng Almerol cũng cho biết 419 binh lính và 91 phương tiện quân sự đã được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng triển khai để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo và cứu hộ trên khắp vùng Nam Tagalo khi cần.
Tại thành phố Quezon, nơi bão Goni dự kiến quét qua, Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai đã bố trí các đội cứu hộ và tìm kiếm đô thị (USAR) tại các khu vực quan trọng dọc Đại lộ G. Araneta để chuẩn bị ứng phó.
“Siêu bão Goni có sức gió dự kiến đạt tới 165-185 km/h, chúng tôi cho rằng tốt nhất nên đặt các đội cứu hộ trong trạng thái sẵn sàng tại các khu vực dễ xảy ra lũ lụt và thiên tai”, Myke Marasigan, người đứng đầu Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai, nói.
Video đang HOT
Cơ quan Phát triển Dịch vụ Xã hội (SSDD) cho biết sẽ triển khai nhân viên xã hội và chuẩn bị sẵn hàng cứu trợ, súp gà tại các trung tâm sơ tán để đề phòng trường hợp người dân phải di tản từ các khu vực bị lũ lụt trên khắp Quezon.
Thành phố cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát, an ninh và trật tự xã hội để vận chuyển người mắc kẹt trong lũ. Cơ quan Quản lý và Phát triển Công viên (PDAD) cũng được chỉ đạo cắt tỉa cây dọc các tuyến đường chính để tránh trường hợp cây gãy đổ gây tai nạn hoặc làm đứt đường dây điện.
Cơ quan quản lý xây dựng (DBO) yêu cầu các tòa nhà dỡ bỏ biển quảng cáo và biển hiệu bằng bạt, trong khi các công ty xây dựng phải gia cố các thiết bị hạng nặng, như cẩu tháp, trong công trường xây dựng.
Thị trưởng Quezon Joy Belmonte yêu cầu giới chức địa phương tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế tại trung tâm sơ tán để đảm bảo an toàn cho người dân và nhân viên tuyến đầu trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19. “Cư dân nên gọi tới đường dây nóng 122 để chúng tôi kịp thời giải quyết các vấn đề khẩn cấp của các bạn”, thị trưởng Belmonte nói.
Nhân viên ứng phó thảm họa tại Manila chuẩn bị thuyền cứu hộ và phao cứu sinh hôm 30/10 khi bão Goni sắp đổ bộ. Ảnh: Inquirer.
Goni từ một áp thấp nhiệt đới hôm 29/10 mạnh lên thành siêu bão với sức gió tối đa 185 km/h, giật 230 km/h vào chiều 30/10 khi cách Casiguran, tỉnh Aurora, khoảng 980 km về phía đông. Đây được coi là siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm nay.
Cơ quan Khí quyển, Địa lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) cho biết bão di chuyển với tốc độ 20 km/h theo hướng tây, hướng về Aurora và Quezon. Khu vực này dự kiến chịu sức gió 195 km/h vào đêm 1/11 hoặc sáng 2/11.
Giới chức Philippines đã phát báo động đỏ, yêu cầu hơn 200.000 người sơ tán tránh bão, cấm tàu thuyền đánh bắt cá ra khơi.
Theo phân loại của PAGASA, bão với sức gió trên 220 km/h được xem là siêu bão. Cơ quan này không dự báo Goni trở thành siêu bão, nhưng Trung Tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Hải quân Mỹ (JTWC) hôm 30/10 nói rằng sức gió của bão có thể đạt 222 km/h, giật 268 km/h ngày 1/11.
Các nhà khí tượng quốc gia dự đoán tới sáng 1/11, siêu bão Goni sẽ gây mưa lớn và dữ dội tại nhiều khu vực miền trung Philippines.
Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.
Lúc 7h sáng nay, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 128,8 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo hướng đi của siêu bão Goni. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km.
Đến sáng mai, vị trí tâm bão ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông.
Đến 7h ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 750km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.
Tới sáng ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.
Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, khoảng ngày 2/11, sau khi vượt qua Philippines, siêu bão Goni sẽ suy yếu thành một cơn bão mạnh và có khả năng đi vào Biển Đông.
Qua phân tích điêu kiên khi quyên, đai dương cho thấy, sau khi vào Biển Đông cơn bão se có diễn biến rất phức tạp và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Khoảng cuối tuần sau cơn bão này có khả năng gây mưa lớn ở Trung Bộ, tập trung tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Nửa đầu tháng 11, tình hình mưa bão trên Biển Đông và miền Trung còn diễn biến rất phức tạp.
77 người chết và mất tích do bão số 9
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, trong ngày 30/10, Quân chủng Hải quân điều thêm tàu 465 và 2 máy bay quân sự phối hợp tìm kiếm cứu nạn, chỉ thị mục tiêu cho các tàu mặt nước tiếp tục tìm kiếm 23 nạn nhân mất tích còn lại của 2 tàu BĐ 96388 TS/12 lao động và BĐ 97469 TS/14 lao động (trước đó, ngày 30/10 tàu Fortone Iris vớt được 3 lao động trên tàu BĐ 97469 TS và bàn giao cho tàu 490).
Về thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ tính đến 7h sáng nay, có 27 người chết, 50 người mất tích, 67 người bị thương. Đã sơ tán 4.115 hộ dân ra khỏi khu vực bị ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất (Nghệ An 2.916 hộ, Hà Tĩnh 1.199 hộ).
Có 63 cầu bị hư hỏng, 22 cống bị bồi lấp, hư hỏng. Nhiều tuyến đường quốc lộ và địa phương bị ảnh hưởng, các địa phương đang thống kê, đánh giá thiệt hại.
Tại Nghệ An, một số điểm trên các tuyến Quốc lộ 15, 46 và 46B và đường giao thông địa phương bị sạt lở (73,42km). Tại Hà Tĩnh, Quốc lộ 8A, 15, 12C và một số tuyến đường địa phương tại huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Can lộc và Kỳ Anh có nhiều điểm bị sạt lở...
Cơn bão có hướng di chuyển giống bão số 9 mạnh đáng kể, sắp đổ bộ vào Philippines Bão nhiệt đới Goni (Philippines gọi là Rolly) đã gia tăng sức mạnh đáng kể, sức gió lên tới 185 km/giờ khi đổ bộ vào đất liền, cơ quan Khí tượng, Địa lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) ra thông báo vào 23 giờ tối ngày 29.10. Ảnh chụp bão Goni từ không gian. Cơ quan khí tượng quốc gia Philippines cho biết,...