Quân đội Philippines lên tiếng vụ tàu Trung Quốc bắn máy bay tuần tra
Phát ngôn viên quân đội Philippines ngày 23.4 bác bỏ thông tin tàu khu trục Trung Quốc bắn máy bay tuần tra Philippines tại đảo Thị Tứ, còn một đô đốc hải quân nước này khẳng định chỉ có vụ tàu chiến Trung Quốc phát tín hiệu xua đuổi máy bay Philippines tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Francisco Acedillo, luật gia và cựu phi công Không quân Philippines, đưa ra bức ảnh chụp Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở Đá Châu Viên (chiếm của Việt Nam) trong quần đảo Trường Sa, tại một cuộc gặp của tổ chức Phóng viên Philippines ở nước ngoài (FOCAP) ở Manila ngày 26.3.2015 – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi cực lực phủ nhận thông tin có bất kỳ máy bay nào của quân đội chúng tôi bị tàu Trung Quốc bắn khi đang bay đến đảo Thị Tứ để đón một bệnh nhân”, trang tin Interaksyon chiều 23.4 dẫn thông báo chính thức từ Trung tá Harold M. Cabunoc, phát ngôn viên Lực lượng Vũ trang Philippines.
Trước đó trang tin này sáng cùng ngày đưa tin 1 máy bay tuần biển Philippines bị tàu Trung Quốc bắn đạn chiếu sáng xung quanh khi bay đến đảo Thị Tứ ngày 20.4.
“Việc nã súng tại vùng biển Tây Philippines (tức biển Đông) là một chuyện hết sức nghiêm trọng, không thể là chủ đề cho các tin đồn ác ý”, ông Cabunoc cho hay.
“Chúng tôi muốn xác nhận rằng Bộ Tư lệnh Quân khu Miền Tây Philippines (WESCOM) đã được chỉ đạo và lên lịch trình sử dụng một chiếc máy bay Nomad để đón một bệnh nhân tên Chito Pastor từ đảo Pasaga (tên Philippines chỉ đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Tuy nhiên, chuyến bay bị hoãn vì sự cố kỹ thuật”, người phát ngôn của quân đội Philippines cho biết thêm.
“Do đó, WESCOM đã cho phép thân nhân bệnh nhân gửi một chiếc máy bay dân sự Piper 30 đến chở bệnh nhân”, theo ông Cabunoc.
Ông Pastor, thành viên của nhóm phát thanh không chuyên Mabuhay DX (Philippines), đã bị nhiễm trùng thận sau khi lên đảo Thị Tứ cùng các thành viên khác vào ngày 17.4 để thực hiện các hoạt động về phát thanh không chuyên, theo Interaksyon.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 23.4, Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez, chỉ huy WESCOM, lên tiếng xác nhận đã xảy ra trường hợp tàu chiến Trung Quốc xua đuổi 2 máy bay tuần tra biển của Hải quân Philippines khỏi khu vực Đá Chữ Thập (Philippines gọi là Đá Kagitingan) thuộc quần đảo Trường Sa đầu tuần này.
Vào trưa 20.4 (giờ địa phương), 2 chiếc máy bay tuần tra biển Islander của Hải quân Philippines bay tuần tra thường nhật ngang qua Đá Chữ Thập của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm và bồi đắp thành đảo nhân tạo, theo ông Lopez.
Khi đang bay vòng trên Đá Chữ Thập, một trong số những tàu chiến Trung Quốc bảo vệ hoạt động bồi đắp đã chiếu đèn pha vào máy bay Philippines, một dấu hiệu rõ ràng là nhằm xua đuổi máy bay Philippines, chuẩn đô đốc Lopez nói.
Ngoài ra, phi công Philippines cũng báo cáo đã nhận được tín hiệu vô tuyến bằng tiếng Anh vụng về, bảo họ “đi chỗ khác”.
“Thông tin máy bay Islander của chúng tôi bị tàu khu trục Trung Quốc bắn là không đúng. Họ có liên lạc qua vô tuyến với chúng, yêu cầu chúng tôi rời đi và khẳng định đây là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là những gì đã thật sự xảy ra ở Đá Kagitingan (tức Đá Chữ Thập)”, ông Lopez cho hay.
Không ảnh do máy bay Philippines chụp hoạt động của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, ảnh chụp ngày 18.2.2015 – Ảnh: Không quân Philippies
Máy bay tuần biển Islander của Không quân Philippines – Ảnh: Philippine Defense Review
Đảo Thị Tứ và Đá Chữ Thập đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo Thị Tứ bị Philippines chiếm đóng trái phép hồi năm 1971, Philippines gọi là đảo Pagasa, Trung Quốc gọi là Zhongye.
Phía Philippines đầu năm 2014 đã gia tăng lực lượng tại đảo này với một đơn vị máy bay hải quân, cung cấp phương tiện giao thông giữa đảo này với tỉnh Kalayaan của Philippines.
China Daily Mail trắng trợn nói hải quân Trung Quốc sẽ thu hồi đảo này bị Philippines chiếm đóng trái phép hơn 40 năm nay, và việc này không xâm phạm lãnh thổ Philippines.
Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly (Anh) ngày 15.4 đăng tải hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 6.2 và 5.3.2015 về các công trình của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập. Phân tích ảnh chụp ngày 6.2, các nhà quan sát chỉ ra 3 đảo nhân tạo được hình thành ở Đá Chữ Thập, trong khi ảnh chụp ngày 5.3 cho thấy ít nhất 9 tàu nạo vét đang bồi đắp những bãi đất khổng lồ ở đá này. Trung Quốc đang xây gần xong một đường băng dài 3.000 m, ở Đá Chữ Thập, theo IHS Jane’s Defence Weekly.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Malaysia kêu gọi Trung Quốc hợp tác giải quyết vấn đề biển Đông
Malaysia ngày 23.4 đã lkêu gọi Trung Quốc hợp tác với các nước ASEAN xúc tiến các cuộc đối thoại nhằm sớm đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), giữa lúc Bắc Kinh tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman - Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn báo The Star (Malaysia) ngày 23.4, Ngoại trưởng Malaysia, ông Anifah Aman, cũng kêu gọi các nước có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông không nên có những hành động làm leo thang căng thẳng.
Ông Anifah cho hay Malaysia, nước giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015, đang lên kế hoạch đẩy mạnh tiến độ đàm phán để sớm có COC nhằm ngăn chặn những hành động gây hấn trên biển Đông. Malaysia sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào ngày 27.4 tới.
Hơn một thập niên qua, ASEAN đã thúc giục Trung Quốc ký kết COC. COC mang tính ràng buộc và được xây dựng dựa trên Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. DOC là bản tuyên bố không mang tính ràng buộc giữa các bên, cam kết tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại và thực hiện "tự kiềm chế" trên biển Đông.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông được cho là nhằm bành trướng quân sự, củng cố yêu sách chủ quyền phi lý dựa trên cái gọi là "đường lưỡi bò" nuốt trọn gần cả biển Đông, theo AFP.
Trong tháng 4, Trung Quốc đối mặt với làn sóng chỉ trích từ các nước sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang ngược tuyên bố có quyền xây dựng đảo nhân tạo.
Trả lời phỏng vấn AFP hồi tuần rồi, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino cho biết thế giới nên lo sợ trước những hành động của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông, đe dọa tự do hàng hải.
Tổng thống Aquino cũng tuyên bố sẽ nêu vấn đề biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Malaysia vào ngày 27.4 tới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Phi công không chịu bay vì mặt nạ dưỡng khí bị bẩn Một phi công của hãng hàng không Air India (Ấn Độ) từ chối bay vì chiếc mặt nạ dưỡng khí khẩn cấp trong buồng lái bị dơ, theo The Times of India ngày 23.4. Phi công của hãng Air India ngày 22.4 không chịu bay vì mặt nạ dưỡng khí bị dơ - Ảnh: Reuters Chuyến bay số hiệu AI 467 của hãng...