Quân đội Nhật cảnh báo về hành động của Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật lo ngại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cho rằng cần theo dõi ý định của Bắc Kinh.
“Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong. Có thể dễ dàng liên kết những vấn đề này”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại cuộc họp báo với Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài ở Tokyo hôm 25/6.
Bộ trưởng Kono nói rằng tiêm kích Nhật phải xuất phát khẩn cấp để giám sát các máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông gần như hàng ngày, thậm chí đến vài lần mỗi ngày.
“Các tàu vũ trang của họ đang cố xâm phạm lãnh hải của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta cần nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra trên khắp Nhật Bản. Chúng tôi cần theo dõi cẩn thận ý định của Trung Quốc, không phải chỉ năng lực của họ”, ông Kono cho hay.
Trong cuộc họp báo, quan chức Nhật Bản thừa nhận mối đe dọa dai dẳng từ Trung Quốc và Triều Tiên, không chỉ trong lĩnh vực quyền lực cứng mà còn trong không gian mạng. Bộ Quốc phòng Nhật tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng Đơn vị Phòng thủ Không gian mạng lên 300 người vào đầu năm tới.
Bộ trưởng Kono tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 25/6. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Bây giờ chúng tôi mới chỉ bắt đầu với những bước đi nhỏ và sẽ mất thời gian để bắt kịp năng lực của Mỹ và Trung Quốc”, Kono nói, thêm rằng ngân sách quốc phòng bị đình trệ trong hai thập kỷ qua sẽ cản trở kế hoạch này. “Nếu nhìn vào tình hình thâm hụt ngân sách, tôi không nghĩ ai đó sẽ kỳ vọng ngân sách quốc phòng tăng mạnh trong vài năm tới, bởi vậy ưu tiên hóa sẽ là chìa khóa thành công”.
Quan hệ Nhật – Trung gần đây căng thẳng vì sự hiện diện của hải cảnh cùng các tàu cá Trung Quốc quanh quần đào Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên.
Một hội đồng thành phố ở tỉnh Okinawa của Nhật hôm 22/6 thông qua dự luật thay đổi tình trạng của quần đảo, chèn tên Senkaku vào tên mới của khu vực hành chính quản lý quần đảo này, gọi là Tonoshiro Senkaku. Trung Quốc gọi đây là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của nước này.
Một ngày sau đó, Trung Quốc công bố tọa độ và tên tiếng Trung cho 50 thực thể dưới biển Hoa Đông, tất cả đều ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản bác bỏ động thái, tuyên bố chủ quyền với quần đảo không bị ảnh hưởng.
Đôi tay đổi màu sau khi được cấy ghép
Cô gái Ấn Độ được cấy ghép đôi tay từ một người đàn ông da màu hiến tặng. Qua thời gian, làn da sáng lên, rụng hết lông và không có nhiều khác biệt với người được cấy ghép.
Năm 2016, Shreya Siddanagowder, một sinh viên ở Ấn Độ 18 tuổi, bị tai nạn xe buýt. Điều kiện chữa trị không đảm bảo và kịp thời khiến cô mất đi đôi tay, chỉ còn lại từ khuỷu trở lên. Khi đó, cuộc phẫu thuật ghép chi thể đã mang đến cho cô đôi tay mới. Tuy nhiên, đôi tay được cấy ghép là của một người đàn ông da màu nên nó có màu da tối hẳn so với làn da của Shreya. Đôi tay còn có kích thước dị biệt khi so sánh với cơ thể và nhiều lông tay.
Nhưng cô gái không ngại ngần về điều đó. Bởi với Shreya, may mắn là khi có lại đôi tay đã mất sau vụ tai nạn. Và điều kỳ diệu không ngờ đã đến. Giờ đây, hai tay được cấy ghép của nữ sinh trở nên thon thả, sáng màu hơn. Thời điểm Shreya làm phẫu thuật ghép chi thể, trên thế giới mới chỉ có 200 ca cấy ghép tay thành công, bao gồm cả 9 ca tại Ấn Độ kể từ năm 1999. Gia đình nữ sinh đưa cô đến Viện Khoa học Y khoa Amrita (AIMS) ở bang miền nam Kerala để làm phẫu thuật. Tuy nhiên, rất khó để tìm được đôi tay mới bởi mọi người chỉ hiến tặng cơ thể sau khi qua đời.
Thời gian chờ đợi lâu đến nỗi khi có tin về đôi tay của một người da màu, cha mẹ và Shreya không ngại ngần đồng ý. Các bác sĩ bắt đầu gắn xương của đôi tay mới vào cho cô gái, sau đó là đến gân, mạch máu và cuối cùng là da. Sau khi cấy ghép, Shreya phải trải qua hơn một năm vật lý trị liệu cho cơ thể và não bộ để làm quen với bàn tay mới và có thể cảm giác, vận động bằng đôi tay này.
Bác sĩ và gia đình chia sẻ sự kinh ngạc khi màu sắc đôi tay cấy ghép sáng dần lên, tương đồng với màu da cơ thể của cô gái. Tuy nhiên, vì sao có hiện tượng này vẫn là một ẩn số. Giả thuyết được đặt ra là do MSH, một loại hormone kiểm soát não kích thích sản xuất melanin.
Melanin là một sắc tố tự nhiên mang lại cho da - cũng như tóc và mắt - màu sắc của chúng. Tiến sĩ Shehla Agarwal, một bác sĩ da liễu hàng đầu ở New Delhi, lý giải về hiện tượng rụng lông của đôi tay là do sự văng mặt của testosterone trong cơ thể.
Về phần mình, Shreya hoàn toàn hài lòng với đôi tay hiện tại. Cô thâm chí còn làm bài thi đại học gần đây bằng đôi tay mới này. "Tôi không thể mong gì hơn khi nhận được món quà tuyệt vời ấy", nữ sinh viết trong bức thư nhân ngày sinh nhật của mình.
Nhìn vào đôi tay này, khó ai có thể nhận ra nó từng là đôi bàn tay của một người đàn ông da màu. Shreya thậm chí còn bắt đầu sơn móng tay và đeo trang sức.
Theo Zing.vn
Ấn Độ có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 Ngoài ra, Ấn Độ đã ghi nhận 74 ca nhiễm bệnh. Chính quyền New Delhi yêu cầu các trường học (bao gồm cả đại học), rạp chiếu phim đóng cửa đến hết 31/3. CNN cho biết ngày 13/3, Ấn Độ có ca tử vong đầu tiên vì dịch viêm phổi mới. Theo xác nhận của Bộ trưởng Bộ Y tế bang Karnataka, bệnh...