Quân đội Nhật Bản mạnh lên nhờ tranh chấp với Trung Quốc?
Chính phủ Nhật dự kiến lập lực lượng đổ bộ vào năm 2015 nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh mà Tokyo tuyên bố chủ quyền.
Theo Thanh Niên, tờ Asahi Shimbun dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay việc thành lập lực lượng trên sẽ được đưa vào Cẩm nang chương trình quốc phòng mới đang được soạn thảo và dự kiến hoàn tất vào tháng 12/2013.
Theo đó, lực lượng mới với 3.000 quân dự kiến ra mắt trong tài khóa 2015 – 2016 bắt đầu từ tháng 4/2015 và sẽ hoạt động như quân đoàn thủy quân lục chiến của Mỹ. Lực lượng sẽ được xây dựng với nòng cốt là một đơn vị gồm 700 thành viên thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất, đóng tại tỉnh Nagasaki, tây nam Nhật Bản. Trước mắt, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ lập thử nghiệm một đơn vị đổ bộ với 30 binh sĩ và 6 tàu đổ bộ. Tokyo nhấn mạnh khi đi vào hoạt động, lực lượng đổ bộ sẽ được giao sứ mệnh bảo vệ các đảo hẻo lánh, ngăn chặn các lực lượng thù địch tiềm ẩn, kể cả tấn công chiếm lại các đảo lọt vào tay kẻ địch.
Binh sĩ Nhật Bản trong một đợt diễn tập hành động sau khi đổ bộ – Ảnh: Militaryphotos.net
Cũng nhằm tăng cường khả năng quốc phòng, trong đề xuất ngân sách cho tài khóa 2014 – 2015, Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị dành 3,7 tỉ yen (hơn 790 tỉ đồng) cho việc nghiên cứu và phát triển radar phát hiện và theo dõi chiến đấu cơ tàng hình. Hãng tin Jiji Press dẫn lời giới chức Nhật ước tính quá trình nghiên cứu và phát triển loại radar mới dự kiến kéo dài ít nhất 6 năm. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật còn có những động thái nhằm “cởi trói” cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này khi Kyodo News ngày 14/10 loan tin một số linh kiện động cơ được dùng trong các tàu của Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ sớm được bán cho hải quân Anh.
Thời gian gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ ra không hề giấu diếm ý định sửa đổi hiến pháp Nhật Bản để chính thức hóa quyền “phải có một quân đội đúng nghĩa” của quốc gia này.
Hiện nay, ông đang tìm cách dỡ bỏ các rào cản để sửa đổi hiến pháp đã được soạn thảo bởi Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ hai. Đây là khúc dạo đầu cho một sự thay đổi lịch sử của Điều 9 – điều lệ cấm xây dựng quân đội tại quốc gia này.
Video đang HOT
Đó sẽ là một sự chuyển hướng mang tính biểu tượng, nới lỏng các quy định nghiêm ngặt về hoạt động của quân đội Nhật ở nước ngoài nhưng lại có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng phòng thủ bởi một số điều khoản trước đây đã được thay đổi và cho phép Nhật Bản xây dựng một quân đội có quy mô lớn hơn cả quân đội Anh.
Không những chỉ bày tỏ mong muốn sửa đổi hiến pháp, Thủ tướng Nhật còn khẳng định đó chính là sứ mệnh lịch sử của ông. Phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố quê nhà Nagato ngày 12/8, ông Abe khẳng định: “Tôi sẽ làm việc hết sức mình vì tương lai và cho việc chỉnh sửa hiến pháp đất nước. Đây là sứ mệnh lịch sử của tôi”.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã tiến hành nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Theo Hãng tin Kyodo, Hội đồng an ninh quốc gia thuộc Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí nới lỏng lệnh cấm và cho phép Nhật Bản tham gia các dự án sản xuất và phát triển vũ khí với các nước khác, cũng như cung cấp quân trang quân dụng cho các nhiệm vụ nhân đạo.
Luật cấm xuất khẩu vũ khí ở Nhật Bản thông qua năm 1967 cấm nước này bán vũ khí cho các nước xã hội chủ nghĩa, các nước đang tham gia những cuộc xung đột quốc tế hoặc đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận. Luật này sau đó được mở rộng thành một lệnh cấm bán vũ khí cho mọi quốc gia, trừ Mỹ, khiến các công ty Nhật Bản không thể tham gia các dự án đa quốc gia liên quan đến phát triển công nghệ quốc phòng.
Lệnh nới lỏng sẽ cho phép những công ty như Mitsubishi Heavy tham gia việc chế tạo mẫu máy bay Lockheed Martin F-35 mà Tokyo tuần trước đã tuyên bố sẽ là chủ lực của không quân của Nhật Bản trong tương lai, với việc chi ra hơn 7 tỉ USD để sắm 42 máy bay này.
Mẫu máy bay Lockheed Martin F-35 sẽ là chủ lực của không quân Nhật Bản thế hệ tiếp theo – Ảnh: Reuters
Thậm chí Nhật Bản còn được cho là đang tiến hành xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2. Cuối tháng 9 vừa qua, báo The Daily Pioneer của Ấn Độ đưa tin nước này vừa nhận được quyết định chào hàng vũ khí của Nhật bao gồm những phương tiện tác chiến điện tử, tàu tuần tra và thiết bị công nghệ cao. Nhật Bản cũng đề nghị thành lập các công ty liên doanh về quốc phòng tại Ấn Độ để cung cấp công nghệ hiện đại cho khu vực tư nhân lẫn chính phủ sở tại. Báo trên dẫn các nguồn tin riêng khẳng định Tokyo đưa ra lời mời chào thông qua những kênh chính thức. Mới đây, lần đầu tiên một số công ty chế tạo vũ khí Nhật tham gia cuộc triển lãm quân sự quốc tế Def-Expo tại thủ đô New Delhi. Trong khi đó, New Delhi đang có kế hoạch mua vũ khí và thiết bị quốc phòng trị giá hơn 30 tỉ USD cho chương trình từ 5-7 năm tới. Đây có thể là lý do khiến Nhật mong muốn hiện diện trên thị trường Ấn Độ.
Sau khi thua cuộc hồi Thế chiến 2, Nhật chỉ giới hạn sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự phục vụ nhu cầu tự vệ. Tuy nhiên, khi tình hình khu vực liên tục bất ổn suốt thời gian gần đây, Tokyo dần thể hiện tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn vị thế trong ngành quốc phòng. Có lẽ đây là chiến lược của Nhật Bản để đối phó với việc Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy. Và dường như nhờ có tranh chấp với Trung Quốc mà quân đội Nhật Bản mạnh lên trông thấy.
Theo Phunutoday
Washington và Tokyo lên kế hoạch tấn công Trung Quốc
Dưới ảnh hưởng của dư luận quốc tế về vấn đề nội chiến ở Syria, Washington đã quyết định " xoay vòng sang trục châu Á" với các mục tiêu Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và các nước dọc theo Thái Bình Dương rộng lớn.
Trong bối cảnh này, Nhà Trắng rất coi trọng đến các đồng minh trong khu vực châu Á trong đó có Nhật Bản. Sự kiện cuộc họp tại Tokyo vào đầu tháng 10 năm nay trong khuôn khổ "2 2" giữa Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng - Itsunori Onoderoy làm gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng trong khu vực này. Mặt khác từ năm 2009 tổng thống Obama đã chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang khu vực Châu Á với mục tiêu ban đầu là kinh tế và thương mại. Mục tiêu này nhanh chóng tan biến và làm " nền" cho các kế hoạch quân sự và thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc trong khu vực Châu Á.
Quá trình này được phản ánh cụ thể trong các chính sách gần đây của Nhật Bản, nơi mà cuối tháng mười hai năm ngoái chính phủ do Thủ tướng Shinzo Abe, người đã hứa trong chiến dịch tranh cử của mình để xây dựng một " Nhật Bản mạnh mẽ với các lực lượng vũ trang hiện đại có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng". Sau khi nắm quyền, chính phủ mới đã tăng đáng kể chi tiêu quân sự, quan điểm lập trường cứng rắn của mình trên lãnh thổ tranh chấp, đã có những bước tích cực để giải phóng lực lượng vũ trang quốc gia do hạn chế về mặt hiến pháp.
Đặc biệt, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, trong đó nghiêm cấm việc sử dụng lực lượng quân sự của Nhật Bản để giải quyết xung đột quốc tế, nay được điều chỉnh là có thể tiến hành các hành động quân sự để " bảo vệ đồng minh bị xâm lược". Tất cả điều này có nghĩa là một sự mở rộng đáng kể các hoạt động quân sự của Nhật Bản và sự tham gia của Tokyo trong các cuộc xung đột, không có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quần đảo Nhật Bản.
Quân đội Nhật Bản
Như những phản ứng ban đầu cuộc họp "2 2" vẫn được tổ chức vào ngày 02-ngày 03 tháng 10 tại Tokyo trong đó đã sửa đổi một số khía cạnh của sự hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Mỹ. Mỹ " hoan nghênh " ý định của Nhật Bản để " chủ động tham gia các vấn đề quân sự mặc dù phải đối mặt với cộng đồng quốc tế " , quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia , sự gia tăng ngân sách quân sự của Nhật Bản , một lời kêu gọi các cơ sở pháp lý để " tự vệ tập thể ". Cuộc họp là một bước rất quan trọng trong việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, các chiến lược liên minh Mỹ - Nhật Bản và tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự giữa hai nước.
Tại buổi làm việc đã tích cực thảo luận về việc phát triển liên tục trong khu vực châu Á , trong đó có chương trình hạt nhân của Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trung Quốc và trên Biển Hoa Đông.
Nội dung tối quan trọng của cuộc họp là để đề ra các biện pháp cho liên minh Mỹ-Nhật để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự . Điều này khẳng định kết luận của cuộc họp trên một tuyên bố chung cho biết ý định của Mỹ để chuyển tải vũ khí công nghệ cao đến Nhật Bản, và Washington tiếp tục điều động quân và vũ khí đến Nhật Bản và các nỗ lực chung của hai nước trong cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh.
Đặc biệt, hai bên đã nhất trí xây dựng căn cứ tại Nhật Bản cho máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng MV- 22 Osprey dùng cho việc đổ bộ, cũng như máy bay chiến đấu F - 35B. Vào tháng Mười Hai năm nay Mỹ cũng có kế hoạch điều động máy bay P -8 Poseidon để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm của đối phương, vào năm sau sẽ đến lượt máy bay do thám Global Hawk không người lái tối tân của Mỹ sẽ đến Nhật Bản.
Không có gì bí mật, mục đích của điều này rõ ràng là một bước đi khiêu khích của Washington và Tokyo đến Bắc Kinh. Một cảnh báo và răn đe đối với Trung Quốc, nước mà thời gian gần đây căng thẳng với Nhật Bản trong vấn đề chủ quyền biển đảo.
Để thực hiện các nhiệm vụ tương tự, Mỹ đang đặt radar cảnh báo sớm X-band thứ hai gần Kyoto như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chung . Mặc dù tuyên bố chính thức và mục đích được tuyên bố là radar này để " theo các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên ". Trong khi đó theo các chuyên gia quân sự vũ khí này là một phần của chương trình quân sự của Lầu Năm Góc nhằm chống lại Trung Quốc và Nga. Ngoài ra Mỹ sẽ cho nâng cấp và mở rộng trung tâm tình báo điện tử trên đảo Iwo Jima, nằm 700 dặm về phía đông nam của Nhật Bản, nơi thu thập thông tin tình báo được thực hiện trong các vùng biển của Thái Bình Dương, trong đó tập trung chủ yếu vào việc thu thập thông tin về khả năng quân sự Trung Quốc .
Từ các hành động thực tế trên có thể thấy rằng Mỹ đang "quay lại châu Á" và tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ khó có thể làm giảm nhiệt độ trong tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản , và nói chung về các vấn đề căng thẳng trong khu vực. Nhà Trắng thấy rõ ràng trong chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe, đối tác trung tâm trong khu vực, đặc biệt trong việc tăng cường các cuộc đối đầu với Bắc Kinh . Điều này khẳng định việc tổ chức các cuộc họp tại Tokyo, khác với các lần trước thường tổ chức tại Washington.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng thì việc phát triển hợp tác quân sự và nâng cao kích động chiến tranh trong khu vực như một cách mà Mỹ thoát khỏi tình hình tài chính khó khăn.
Rất rõ ràng trong vấn đề này, tâm trạng của người dân Mỹ, những người có các vấn đề ngân sách tại Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao để tìm kiếm kinh phí cho cuộc sống và , cùng một lúc , để " vui mừng cho sự thành công của chính sách ở châu Á. " Vâng đối Washington - đó là những bản hợp đồng quân sự mới có trị giá hàng tỷ $.
Theo Người đưa tin
Nhật sẵn sàng bắn hạ máy bay do thám TQ Quân đội Nhật đang soạn thảo điều lệnh mới cho phép bắn hạ tại chỗ máy bay không người lái của Trung Quốc xâm phạm không phận nước này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang soạn thảo một điều lệnh mới nhằm đối phó với máy bay không người lái nước ngoài xâm phạm không phận Nhật Bản, giống như trường hợp máy...