Quân đội Nhật Bản: ‘Bọn gà’ học làm quân đổ bộ
Trung đoàn bộ binh miền tây là một đơn vị trọng điểm của dự án xây dựng một lực lượng đổ bộ chiến đấu của Nhật Bản, theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ. Dự án này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh, vào thời điểm Nhật đang có địch thủ trên biển là Trung Quốc.
Hiện 80 quân nhân trẻ của trung đoàn bộ binh miền tây đang trải qua 5 tuần khổ luyện ở thành phố cảng Sasebo. Cũng là lần đầu tiên giới nhà báo được mời đến đưa tin bài về công tác huấn luyện.
Tại quân trường, từng tổ 8 người phải bơm và vác chiếc xuồng cao su nặng 160 kg, trong khi huấn luyện viên gọi họ là “bọn gà” vì họ mặc áo thun màu vàng dễ nhìn thấy trên mặt nước.
Các quân nhân phải học bơi đường trường có đeo chân vịt, chèo xuồng cao su, lặn và đang từ trực thăng đang bay phải nhảy xuống biển. Họ cũng phải tập nhảy từ xe tải đậu bên bờ kè nhảy xuống nước, chân mang chân vịt phải xuống nước trước. Huấn luyện viên trấn an một người lính ngoi lên khỏi mặt nước: “Bình tĩnh, không có sợ”.
Lính bộ binh Nhật ngụy trang trên trực thăng
Đó là các kỹ năng của chiến thuật đổ bộ, vốn được yêu cầu cao trong quân đội Nhật. Đại tá Matsushi Kunii chỉ huy trung đoàn, nói: “Chúng tôi dạy các binh sĩ những gì đã học từ thủy quân lục chiến Mỹ. Chúng tôi muốn họ hiểu rõ biển cả thì đáng sợ, đổ bộ từ tàu không phải là cuộc diễn thời trang, và nếu họ kiệt sức thì họ sẽ chết”.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật nói hiện trung đoàn có 600 quân, sẽ xây dựng để có tổng cộng 3.000 lính trong 5 năm. Đây chỉ là một số nhỏ trong tổng quân số 140.000 của bộ binh Nhật (gọi là Bộ binh Cục phòng vệ).
Trung đoàn này đóng ở thành phố cảng Sasebo (đảo Kyushu ở miền Nam) và cách đó 6 dặm là một trong những căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất ở khu vực tây Thái Bình Dương. Từ đường chính vào quân trường, các nhà báo có thể trông thấy chiếc tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Tàu này thường tham gia các cuộc tập trận với quân đội Nhật.
Lính Nhật tập chiến thuật đổ bộ
Hồi tháng 5, trung đoàn này lần đầu tiên tập trận với hải quân Cục phòng vệ, một bước tiến bộ đáng kể do trước đây thiếu sự hợp tác giữa không quân, hải quân và bộ binh Nhật.
Cuộc tập trận này ở một đảo vắng gần quần đảo Okinawa, có nội dung bộ binh đổ bộ từ tàu hải quân lên chiếm lại đảo.
Video đang HOT
Lính Nhật sau một cuộc tập đổ bộ từ tàu
Phát triển được khả năng đổ bộ, Nhật sẽ có thể tự bảo vệ các đảo vắng của họ, không phải nhờ đến lính thủy đánh bộ Mỹ. Nhà phân tích cấp cao Kerry Gershaneck của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Honolulu nói: “Không có lực lượng đổ bộ, nói chung Nhật sẽ phải nhờ những thanh niên Mỹ chết để bảo vệ Nhật trong một nhiệm vụ mà Nhật không thể – và xem ra không sẵn sàng – thực hiện. Đó sẽ là một liều thuốc độc chính trị cho mối liên minh quân sự Nhật – Mỹ”.
Là một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ, ông Gershaneck nói: Nhật đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thành lập một lực lượng đổ bộ tuy còn sơ khai nhưng tỏ ra hiệu quả.
Tokyo cũng dự tính mua hàng chục tàu đổ bộ, máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey vốn bay như máy bay có cánh cố định nhưng hạ cánh như trực thăng.
Hồi tháng 12.2013, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe nói sẽ lập một đơn vị đổ bộ, gồm hai sư đoàn và hai lữ đoàn. Bộ Quốc phòng Nhật lúc đó nói: “Đơn vị này có nhiệm vụ chiếm lại vùng lãnh thổ không chậm trễ, trong trường hợp bất kỳ đảo vắng nào bị xâm lược”.
Ông Abe từ khi nhậm chức hồi cuối năm 2012 đã thể hiện thái độ cứng rắn để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như đã sửa lại Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật giúp đồng minh đang bị địch tấn công, một động thái củng cố mối liên minh quân sự Nhật-Mỹ.
Ngày 15.7, ông Abe giải thích trước Quốc hội Nhật: “Chúng ta có nhiều đảo vắng ở Okinawa. Điều rất quan trọng là chúng ta phải xây dựng khả năng phản ứng lập tức trước một cuộc tấn công chưa phải là một cuộc xung đột quân sự tổng lực”.
Những hành động của ông Abe khiến TQ bức xúc, nói ông muốn khôi phục chế độ quân phiệt Nhật. Một số lớn người dân Nhật cũng phản đối việc sửa đổi Hiến pháp yêu chuộng hòa bình.
Theo NTD/Wall Street Journal
Thủ tướng Nhật Bản sẽ khó thực thi quyền phòng vệ tập thể?
Dư luận phản đối việc Nội các Nhật Bản thông qua quyền phòng vệ tập thể có chiều hướng gia tăng.
Ngày 1/7, Nhật Bản đã thông qua việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép quân đội nước này có thể cùng với các nước đồng minh khác tham gia hành động tại nước ngoài. Đây có thể coi là thành quả chính trị đáng ghi nhận của Thủ tướng Shinzo Abe. Mỹ ủng hộ, Trung Quốc phản đối. Điều đó không nguy hiểm bằng việc dư luận phản đối trong nước Nhật trong những ngày qua có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến "niềm vui" của Thủ tướng Abe chưa trọn vẹn đã canh cánh nỗi lo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: AFP)
Đâu là thực chất của phòng vệ tập thể
Ngày 1/7 phát biểu trong buổi họp báo sau khi quyền phòng vệ tập thể được thông qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Những gì trong Hiến pháp cho phép hoàn toàn là phương pháp tự vệ nhằm bảo vệ Nhân dân, đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước. Thực thi quyền tự vệ tập thể không có nghĩa là sử dụng vũ lực với mục đích bảo vệ lực lượng của nước ngoài. Nó chỉ là sức mạnh áp chế". Ông Abe cũng nói thêm trên báo Asahi rằng việc này (thực thi quyền phòng vệ tập thể) có mục đích lớn nhất đó là tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ.
Thủ tướng Abe đã cố "làm yên lòng" dư luận khi trước đó có nhiều ý kiến phản đối kịch liệt việc cho phép quân đội Nhật Bản có thể tham chiến bảo vệ bảo vệ các đồng minh.
Lại có dư luận cho rằng phát biểu của Thủ tướng Abe là sự nghi ngờ cho một lý luận với nghĩa "tăng cường sức mạnh áp chế".
Bởi lẽ, quyền tự vệ tập thể đã được nói rõ trong Hiến pháp là "Trong trường hợp nước có quan hệ thân thiết với Nhật như Mỹ bị tấn công thì Nhật Bản có quyền phản kích trực tiếp bằng vũ lực". Vì vậy, khả năng mà Nhật có thể làm theo Hiến pháp "phản kích bằng vũ lực trong trường hợp Mỹ bị tấn công".
Hơn thế nữa "sức mạnh áp chế" là từ khóa nhằm biểu thị hạn chế một hành động hay nguyện vọng của đối tượng. Vậy Nhật Bản thông qua việc sẽ sử dụng vũ lực nếu Mỹ bị tấn công nhằm tăng cường "sức mạnh áp chế" của mình?
Nói như vậy không chỉ có Nhật "tăng cường áp chế" mà Mỹ cũng có quyền đó.
Thực chất của vấn đề là sau lưng Nhật có Mỹ và việc thực thi quyền phòng vệ tập thể sẽ đóng góp vào "tăng cường sức mạnh áp chế" của Nhật Bản.
Thực thi quyền phòng vệ tập thể và sửa đổi Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ là hoàn toàn khác nhau
Thủ tướng Shinzo Abe nói: "Năm 1960, Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ đã được sửa đổi. Lúc đó nó bị phê phán khá nhiều bởi nó phục vụ chiến tranh. Việc phê phán đó là đúng. Tuy nhiên, đồng minh Nhật-Mỹ trong nhiều năm qua với tư cách là "sức mạnh áp chế" đã đóng góp lớn vào hòa bình của Nhật Bản và khu vực".
Theo một số cơ quan truyền thông của Nhật, việc lý giải bằng việc lấy ví dụ như trên của Thủ tướng Abe rõ ràng đây chỉ là việc giải thích mang tính cá nhân. Xét góc độ từ lĩnh vực quân sự, Hiệp định An ninh Nhật-Mỹ năm 1960 sửa đổi là Hiệp định liên quan tới việc Mỹ sẽ hậu thuẫn Nhật, chứ không qui định việc Nhật bản trở thành hậu thuẫn của Mỹ trong những trường hợp cần thiết như hiện nay.
Tàu Nhật và tàu Mỹ trong một cuộc tập trận chung (Ảnh: US Nauy)
Sự tồn tại an ninh Nhật-Mỹ vốn không tồn tại sự biến đổi khi thông qua việc thực thi quyền phòng vệ tập thể đối với việc tăng cường "sức mạnh áp chế" của Nhật Bản.
Do vậy, việc Thủ tướng Abe lấy vị dụ việc sửa đổi, bổ sung Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ thực sự là đã không nhận thức được rõ việc thực thi quyền phòng vệ tập thể và sửa đổi Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ là hoàn toàn khác nhau hay là tạo luồng suy nghĩ trái ngược nhau trong dân chúng về cái gọi là "tăng cường sức mạnh Nhật Bản" dựa trên quyền phòng vệ tập thể. Dù nó ở mức độ nào đi chăng nữa thì đây cũng là câu chuyện buồn đối với nhân dân Nhật Bản.
Có quyền và thực hiện quyền: sự khác biệt lớn
Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ cũng đã qui định nghĩa vụ của Mỹ đối với Nhật: Trong trường hợp Nhật bị công kích bằng vũ lực, Mỹ cũng không đảm bảo 100% về việc tự động đến giúp Nhật Bản. Điều này còn phải dựa trên những qui định của Hiến pháp và thủ tục của từng nước. Trong Hiến pháp Mỹ qui định rõ ràng rằng quyền công bố tuyên chiến, quyền cơ cấu lại quân đội, quyền chi tài chính thuộc về Quốc hội. Vậy trong trường hợp khi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Senkaku/Điếu Ngư, Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn cho quân đội Mỹ động binh?
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây nhất đã tuyên bố: "Lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật bản bao gồm Senkaku là đối tượng được ứng dụng theo Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Vậy khi Nhật Bản có sự cố, Mỹ sẽ tham chiến một cách vô điều kiện".
Ông Abe lý giải thêm rằng quân đội Mỹ chảy máu vì Nhật Bản, vậy người Nhật bản có thể không chảy máu vì Mỹ? do vậy, việc sửa đổi Hiến pháp là nhằm bổ sung Hiệp định An ninh Nhật-Mỹ dựa trên quan hệ "cùng có nhiệm vụ chung". Vậy đối với qui định "trong trường hợp Nhật bị tấn công, Mỹ cũng có quyền phản kháng lại bằng vũ lực đối với bên tấn công Nhật Bản" thì việc thực hiện quyền đó trên thực tế không đồng nghĩa với việc có quyền.
Chính sự mập mờ này làm cho các Đảng đối lập Nhật Bản lên tiếng phê phán việc thông qua quyền phòng vệ tập thể. Họ cho rằng "đã không giải thích đầy đủ và rõ ràng đối với nhân dân". Tuy nhiên, Thủ tướng Abe đã giải thích, đang giải thích, tiếp tục giải thích nhưng có lẽ vẫn thiếu và chưa cụ thể. Chính vì vậy dư luận phản đối cái được cho là thành công chính trị của Thủ tướng Abe vẫn chưa biết khi nào kết thúc.
Đối với dư luận Nhật Bản mang tính cá nhân, điều quan trọng nhất lúc này là những thông tin mang tính khách quan, giải thích rõ ràng để những luận thuyết, văn bản trở thành thực tế. Điều lo lắng nhất lúc này là thông tin khách quan nhất từ chính phủ, từ truyền thông cho nhân dân Nhật Bản dường như chưa đầy đủ, mà mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết.
Một chuyên gia chính trị cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì "Sinh mệnh, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân Nhật Bản sẽ bị nguy hiểm.
Theo Bùi Hùng
VOV
Nhật Bản điều chỉnh chính sách quốc phòng, Trung Quốc bất an nhất Giới phân tích cho rằng, động thái của Nhật Bản là để đối phó với việc Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động đơn phương gây bất ổn. Ngày 1/7, các chính đảng trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản đã nhất trí về việc thực hiện một sửa đổi lớn trong chính sách an ninh thời hậu chiến của nước...