Quân đội Nga tràn vào Crimea chỉ còn là vấn đề thời gian
Trong ngày 01-03, cả Thượng và Hạ viện Nga đều yêu cầu chính phủ đưa quân vào Crimea. Đáp ứng yêu cầu đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu Hội đồng Liên bang cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin làm đại diện chính thức của Tổng thống LB Nga tại Hội đồng Liên bang Nga và đệ trình thông điệp đề nghị Hội đồng Liên bang về việc sử dụng lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố: “Trên cơ sở mục “g” – phần 1 – Điều 102 của Hiến pháp LB Nga, tôi gửi tới Hội đồng Liên bang Nga đề nghị cho phép sử dụng Lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine, cho đến khi tình hình chính trị ở đất nước này ổn định trở lại”.
Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin sẽ làm đặc phái viên để truyền đạt thông điệp của Hội đồng Liên bang cho ông Putin, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động quân sự cho Hội đồng (trong trường hợp đề nghị này được chấp thuận).
Cũng trong ngày 1-3, Duma quốc gia Nga, tức Hạ viện Nga đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ người dân địa phương khỏi các hành động bạo lực và vô pháp luật.
Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea
Cùng ngày, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cũng tuyên bố tình thế hiện nay có thể cho phép Nga đưa một số lượng quân hạn chế, để đảm bảo an toàn cho Hạm đội biển Đen và các công dân Nga. Ông cho biết, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Tổng thống Putin và Hội đồng Liên bang.
Trong khi đó, ngay từ ngày 28-02, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh cáo buộc Nga đã đưa 30 xe bọc thép và hàng chục máy bay trực thăng chở 6.000 binh sĩ đến Crimea, nhằm giúp lực lượng dân quân địa phương thân Nga giành độc lập, ly khai khỏi chính quyền lâm thời thân phương Tây ở Kiev.
Video đang HOT
Trong ngày 01-03, lực lượng thân Nga và đặc nhiệm Berkut đã chiếm đóng 1 sân bay dân dụng và 1 sân bay quân dụng, đồng thời giải giáp lực lượng quân đội và biên phòng của chính quyền cũ mà không hề xảy ra đổ máu. Đồng thời họ cũng đã chiếm một số căn cứ tên lửa phòng không. Trong khi đó, lực lượng của hạm độ biển Đen thì đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các trụ sở và cơ quan chính quyền mới.
Cũng trong ngày 1-3, Nga đã thẳng thắn từ chối yêu cầu mở một cuộc đàm phán của chính phủ lâm thời Ukraine mà Moscow coi là “không hợp pháp” và tuyên bố “sẽ bảo vệ công dân Nga bằng mọi giá”. Với sự đồng thuận của Thượng-Hạ viện và đông đảo nhân dân Nga, cùng với thỉnh cầu giúp đỡ của chính phủ mới ở Crimea, chắc chắn Hội đồng Liên bang sẽ phê chuẩn đề nghị của ông Putin.
Việc Nga đưa quân vào nước cộng hòa tự trị này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo ANTD
Syria: Khi các nước chỉ mải đổ lỗi cho nhau
Vòng đàm phán thứ hai của hội nghị hòa bình Geneva II giữa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với phe nổi dậy được cho là đã thất bại hoàn toàn. Ngay sau đó, các nước và các bên bắt đầu lao vào chỉ trích, đổ lỗi cho nhau. Phe nổi dậy Syria đổ lỗi cho chính quyền Assad. Chính quyền Assad đổ lỗi cho Mỹ trong khi Mỹ đổ lỗi cho Nga. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc thì xin lỗi nhân dân Syria.
Ảnh minh họa
Chính quyền Syria chỉ trích phe nổi dậy và Mỹ
Hai bên đối địch nhau trong cuộc nội chiến ở Syria - phe nổi dậy và chính quyền Assad đã thẳng thừng đổ lỗi cho nhau về sự thất bại của các cuộc đàm phán hòa bình trong khuôn khổ hội nghị hòa bình Geneva II. Các cuộc đàm phán này đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ tiến bộ nào cũng như thỏa thuận nào.
Bashar Jaafari - Đại sứ của Syria tại Liên Hợp Quốc, hôm qua (16/2) đã nói với cánh phóng viên rằng: "Chúng tôi đã mất đến 6 ngày để nói về sự cần thiết phải thông qua một chương trình nghị sự phác thảo. Trong cuối ngày hôm nay, đặc phái viên quốc tế đã đến với một chương trình nghị sự như thế, chúng tôi đã ngay lập tức chấp nhận trong khi phía bên kia không đồng ý".
"Dù các bạn có nghe thấy gì từ những người nghiệp dư đó khi họ đến tham dự cuộc đàm phán này và khi họ đứng trên bục diễn giả cũng như khi họ nói với giới báo chí, truyền thông quốc tế thì đó đều là những điều không đúng. Họ chỉ đang dẫn dắt công chúng đi sai hướng bằng cách đưa ra những tin đồn sai lệch", ông Jaafari cáo buộc.
Trong khi đó, ông Louay Safi - phát ngôn viên của Liên minh Quốc gia Syria (phe nổi dậy) lại chỉ trích, vòng đàm phán vừa rồi tập trung vào việc hoàn tất chương trình nghị sự cho vòng đàm phán tiếp theo nhưng khi họ (chính quyền Assad) ngồi xuống bàn đàm phán, chọ chỉ thực sự muốn tập trung vào vấn đề chủ nghĩa khủng bố - cụm từ mà chính phủ Syria dùng để chỉ phe nổi dậy ở nước này.
"Chúng tôi muốn đạt được tiến bộ từ cả hai phía. Chúng tôi muốn được bảo đảm rằng, chính quyền thực sự muốn một giải pháp chính trị chứ không phải là một chiến thuật câu giờ, trì hoãn", ông Safi cho biết thêm.
Ngoài chỉ trích phe nổi dậy, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem hôm qua cũng hướng mũi tấn công trực tiếp vào Mỹ. Theo ông Muallem, Mỹ đã cố tình "tạo ra một không khí rất tiêu cực trong các cuộc đối thoại ở Geneva". Mỹ là nước ủng hộ cho phe nổi dậy Syria.
Đến lượt Mỹ đổ lỗi cho chính quyền Assad và Nga
Đến lượt mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hoàn toàn đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Assad về sự đổ vỡ của hội nghị hòa bình Geneva II. Ông Kerry cho rằng: "Chúng tôi đều tin rằng, sự cản trở của chính quyền Assad đã khiến đàm phán hòa bình trở nên khó đạt được tiến bộ".
Theo nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ, chính quyền Syria đã "cản trở, gây rối" trong khi phe đối lập đưa ra một kế hoạch khả thi về việc thiết lập một chính phủ chuyển tiếp ở Damascus.
Phe nổi dậy Syria đã đưa ra được một lộ trình khả thi trong việc đưa các cuộc đàm phán tiến lên phía trước và tạo ra một chính phủ chuyển tiếp, theo đuổi con đường mà tất cả các bên đã nhất trí với nhau trong các vòng đàm phán trước đó, ông Kerry đã nói như vậy ở thủ đô Indonesia khi ông này đang có chuyến công du Châu Á và Trung Đông.
"Tuy nhiên, chính quyền đã cố tình gây cản trở. Họ không làm điều gì ngoài việc tiếp tục tăng gấp đôi số lượng vũ khí trút xuống đầu người dân", Ngoại trưởng Kerry cáo buộc.
Cũng theo ông này, nhóm đàm phán của chính quyền Assad đã "từ chối mở ra một thời khắc cho các cuộc thảo luận" trong cuộc đàm phán về vấn đề thành lập chính phủ chuyển tiếp. "Rõ ràng, ông Assad đang tiếp tục tìm cách giành chiến thắng trên chiến trường thay vì đến bàn đàm phán với thiện chí thực sự".
Trong một tuyên bố được phát đi vào đêm qua ở Jakarta, Ngoại trưởng Kerry cũng lên án chính quyền Assad vì việc tiếp tục "tấn công dã man" dân thường ở Syria bằng cách thả các thùng bom và bỏ đói họ cũng như thêm vào danh sách khủng bố một số phái đoàn của phe nổi dậy ở Geneva và tịch thu tài sản của họ. "Đó là điều đáng chỉ trích", ông Kerry nói.
Ngoại trưởng Kerry còn cáo buộc Nga và Iran về việc làm phương hại đến tiến trình đàm phán ở Geneva thông qua việc tăng cường sự ủng hộ về mặt quân sự và viện trợ cho chính phủ ở Damascus, cho phép Tổng thống Assad ngăn cản các cuộc đàm phán trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm thêm chiến thắng quân sự.
Mặc dù Nga công khai ủng hộ ý tưởng thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria nhưng ông Kerry cho rằng, việc Iran, Hezbollah và Nga tăng cường hậu thuẫn cho Assad đã khuyến khích ông này không chịu nhượng bộ trong các cuộc đàm phán
"Nga cần phải là một phần trong giải pháp chứ không phải đóng góp thêm nhiều vũ khí và nhiều viện trở để giúp ông Assad", ông Kerry đã nói như vậy.
Một chính phủ chuyển tiếp là điểm then chốt trong cái gọi là "thông cáo Geneva I" được các nước nhất trí thông qua trong hội nghị hòa bình đầu tiên ở Geneva hồi năm 2012. Chính quyền Syria không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào loại trừ vai trò của Tổng thống Assad trong khi phe nổi dậy khăng khăng đòi ông này phải từ chức.
Trong khi các bên và các nước chỉ mãi đổ lỗi cho nhau thì đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập về Syria - ông Lakhdar Brahimi đã lên tiếng xin lỗi người dân Syria về thất bại của các vòng đàm phán trong khuôn khổ hội nghị Geneva II.
"Tôi rất, rất xin lỗi. Tôi xin lỗi những người dân Syria đã đặt kỳ vọng rất, rất cao về việc sẽ có một điều gì đó xảy ra ở đây", ông Brahimi phát biểu.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Lính đánh thuê Afghanistan "đả" cả quân chính phủ và phe đối lập Syria Hiện có khoảng 20.000 lính đánh thuê hoạt động ở Syria dựa vào tài trợ từ Afghanistan. Lính đánh thuê ở Syria Theo hãng tin RIA Novosti, đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề Afghanistan là ông Zamir Kabulov cho biết, hàng ngàn lính đánh thuê của Afghanistan hiện đang chiến đấu cho cả hai phe gồm quân chính...