Quân đội Nga sớm tiếp nhận bom chùm “Drill”
Vào năm 2018, trong thành phần vũ khí của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) có kế hoạch tiếp nhận thêm loại bom chùm hàng không 500 kg “Drill”.
Đây là thông báo của Tổng giám đốc tập đoàn “Techmash” Vladimir Lepin với tờ Interfax. Theo ông, cuộc thử nghiệm đã bắt đầu được diễn ra theo chương trình của Bộ Quốc phòng Nga từ năm 2016, và bây giờ những quả bom chùm này được lên kế hoạch sớm đưa vào trang bị cho VKS.
Tổng giám đốc tập đoàn &’Techmash” nhấn mạnh rằng, “Drill” có thể vô hiệu hóa những vũ khí hạng nặng. Nếu được trang bị loại bom chùm này, máy bay mang bom sẽ không cần phải đi vào khu vực hoạt động của các hệ thống phòng không của đối phương để tránh những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra thêm. Để làm được điều đó, loại bom chùm này có thể hoạt động “bay lượn” trong phạm vi 30 km từ khi rời khỏi máy bay. Ngoài ra “Drill” có khả năng tàng hình khiến radar của đối phương gần như không thể phát hiện.
Bom chùm có một không hai “Drill” của Nga.
“Drill” là loại bom mẹ nặng khoảng 500 kg, có phần tự dẫn đến mục tiêu. Chúng vô hiệu hóa các vũ khí hạng nặng, đặc biệt khi trang bị loại bom này máy bay cũng sẽ không bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ của đối phương.
Một quả bom “Drill” có khả năng phá hủy hoàn toàn một đại đội pháo đã triển khai hoặc một đội hình xe tăng. Mặc dù không có động cơ nhưng loại bom chùm này có khả năng hoạt động trong phạm vi lớn hơn 30 km. Trên thế giới, chưa có loại bom nào tương tự, Lepin cho biết.
Bên cạnh đó, “Drill” có thể mang theo cả đầu đạn con có khả năng tiêu diệt tới 15 mục tiêu khác nhau và mỗi đầu đạn con này nặng tới 20kg. Điều này có nghĩa là nó không bị ràng buộc bởi các quy định quốc tế về cấm sử dụng bom chùm.
Video đang HOT
“Drill” có chiều dài 3,1m, đường kính 450 mm, trọng lượng đầy đủ 540 kg. Chiều cao tối đa cho vụ đánh bom là 14 km, tối thiểu là 100 mét.
Trước đó, Tổng giám đốc của Công ty quốc phòng NPO Bazalt ông Vladimir Porkhachev đã tuyên bố rằng, công ty của ông đã tạo ra theo kế hoạch được loại bom hàng không “Drill” mà không có loại tương tự trên thế giới. Đây là bước đột phá khá ấn tượng.
Ngoài ra theo người đứng đầu công ty NPO Bazalt chuyên về phát triển các loại đạn dược chính xác cao cho biết, “Drill” không có động cơ. Bom chùm sẽ đến tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường GLONASS. Ở độ cao 250 mét, bom chùm này sẽ mở ra.
Tên đầy đủ loại bom chùm này là PBK-500U với bên trong có 15 phần chiến đấu tự dẫn SPBE-K “Drill”. Chúng có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Các phần chiến đấu được trang bị đầu dẫn đường quang ảnh nhiệt hoặc dẫn đường bằng radar. Bom có khả năng bay đến mục tiêu cả trong điều kiện hoạt động của các hệ thống radar của đối phương. Sự ném bom có thể được thực hiện ở tốc độ 700-1100 km/h.
Theo Nguyễn Đông (Báo Đất Việt)
Mỹ "bó tay" trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc?
Công nghệ đầu đạn siêu thanh có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD gây tranh cãi của Mỹ đặt tại Hàn Quốc, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Thiết bị siêu thanh được Trung Quốc thử nghiệm trong một đường hầm.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tên lửa đạn đạo sử dụng đầu đạn siêu thanh của Trung Quốc không chỉ thách thức hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mà còn có thể đánh trúng mọi mục tiêu quân sự ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh tạp chí Nhật Bản The Diplomat dẫn nguồn tin tình báo Mỹ, cho biết Trung Quốc đã hai lần thử tên lửa đạn đạo có gắn thiết bị siêu thanh mới vào cuối năm 2017.
Thiết bị siêu thanh (HGV) được thiết kế đặc biệt cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Một khi tách ra khỏi tên lửa, HGV sẽ lao xuống mục tiêu, xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ đáng kể.
HGV có thể đạt tốc độ trên Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và phần lớn hành trình bay ở độ cao thấp hơn so với các tên lửa đạn đạo truyền thống.
Sự kết hợp của tốc độ cao, khả năng cơ động và độ cao tương đối thấp khiến HGV trở thành thách thức không nhỏ đối với bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào
Song Zhongping, cựu sỹ quan Quân đoàn pháo binh số 2 thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói DF-17 chính là phiên bản quân sự hóa của chương trình nghiên cứu thiết bị bay siêu thanh DF-ZF.
Ông Song hiện là nhà bình luận quân sự trên kênh Phượng Hoàng của Hong Kong, nói HGV có thể gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa, tầm bắn tối thiểu 5.500km.
HGV hoàn toàn tương thích với nhiều mẫu tên lửa đạn đạo sẵn có của Trung Quốc.
Nhiều đầu đạn HGV hoàn toàn tương thích với tên lửa DF-41, đạt tầm bắn ít nhất 12.000km và đủ sức tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ trong vòng dưới 1 giờ.
Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong cho rằng, HGV hoàn toàn phù hợp để tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc thiết lập THAAD vào năm ngoái để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng Trung Quốc coi THAAD nhằm vào chính nước này.
"Một khi chiến tranh nổ ra, HGV sẽ phá hủy hệ thống radar của THAAD, tạo cơ hội để Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, khiến Mỹ không kịp trở tay", ông Wong nói.
Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định, công nghệ HGV sẽ trở thành vũ khí hạt nhân chiến lược của 3 cường quốc Trung Quốc, Mỹ và Nga trong tương lai gần.
"So với đầu đạn thông thường gắn trên tên lửa đạn đạo, HGV phức tạp hơn nhiều và rất khó đánh chặn", ông Zhou nói.
"Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ nên lo ngại về chương trình phát triển HGV của Trung Quốc, vì loại vũ khí này tấn công mục tiêu nhanh hơn, chính xác hơn", ông Zhou nói, nhấn mạnh lò phản ứng hạt nhân của Ấn Độ và Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tầm ngắm.
Cả hai chuyên gia Song và Zhou đều tin rằng, HGV là công nghệ đi đầu của Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, Mỹ lại tập trung phát triển máy bay siêu thanh, khiến cho dự án HGV bị trì hoãn.
Theo Danviet
Đang lái Su-30, hoảng hồn thấy Su-35 bay sát nách Hai chiếc máy bay đều trang bị vũ khí hạng nặng và nếu va chạm xảy ra, kết cục sẽ rất thảm khốc. Đoạn video khiến không ít độc giả dựng tóc gáy khi chứng kiến hai máy bay chiến đấu của Nga suýt chút nữa va vào nhau trên không trung. Chiếc máy bay Su-35 của Nga đang bay lượn trên bầu...