“Quân đội Nga mạnh thứ 2 thế giới, Việt Nam ở đâu?”
Đó là tiêu đề một bài viết mới đăng trên tờ Sputnik của Nga gần đây nói về các quân đội mạnh nhất thế giới.
Bài báo viết: Quân đội Nga đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, theo trang Business Insider.
Khi xếp hạng sức mạnh quân sự, các chuyên gia đã tính đến hơn 50 chỉ số, bao gồm vũ khí, tiềm năng huy động, mức độ phát triển công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và nhiều yếu tố khác. Bảng xếp hạng sử dụng dữ liệu từ trang Global Firepower.
Đứng đầu bảng xếp hạng là Hoa Kỳ. Quân số của Mỹ vào khoảng 2 triệu người. Quốc gia này có gần 6.000 xe tăng, hơn 13.000 máy bay, bao gồm khoảng 2.000 tiêm kích chiến đấu, 415 tàu hải quân. Ngân sách quốc phòng lên tới 647 tỷ đô la.
Xếp thứ hai là quân đội Nga. Quân số hiện nay của Nga tầm 3,5 triệu người. Theo Business Insider, lực lượng vũ trang Liên bang Nga sở hửu gần 4.000 máy bay, hơn 20.000 xe tăng và 352 tàu chiến. Ngân sách chi cho quân sự là 47 tỷ đô la.
Vị trí thứ ba thuộc về Trung Quốc. Hơn 2,5 triệu binh sĩ đang phục vụ trong quân đội quốc gia, với hơn 3.000 máy bay quân sự, hơn 7.500 xe tăng và 714 tàu hải quân. Ngân sách quân sự là 151 tỷ đô-la.
Top 10 cũng bao gồm các nền quân sự Ấn Độ, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
Việt Nam nằm ở vị trí 20 với các chỉ số sau: Quy mô quân đội gần 5,5 triệu quân, 283 máy bay (76 máy bay chiến đấu), 1.545 xe tăng, 65 tàu. Ngân sách quốc phòng đạt 3,3 tỷ đô la.
Video đang HOT
Theo Danviet
Số phận cay đắng của đội tàu ngầm Anh từng bảo vệ Nga trong Thế chiến I
Mặc dù từng giành được nhiều thắng lợi khi hợp tác với Hải quân Nga chiến đấu chống lại người Đức tại vùng biển Baltic trong Thế chiến I, các thuỷ thủ Anh cuối cùng vẫn phải tự tay đánh chìm đội tàu ngầm trên vịnh Phần Lan.
Mặc dù là đồng minh, quân đội Nga và Anh hiếm khi kề vai sát cánh chiến đấu trong Thế chiến I. Mỗi bên đều có những nhiệm vụ và chiến lược riêng. Tuy nhiên từng có thời điểm 2 cường quốc quân sự bắt tay nhau chống lại hải quân Đức trên biển Baltic.
Tuyến đường nguy hiểm
Người Anh nhận ra rằng để gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức, họ buộc phải phong tỏa tuyến đường cung ứng sắt từ Thụy Điển. Nhưng London thừa hiểu họ không thể tự làm điều đó. Phương án duy nhất là tận dụng lợi thế cảng biển và tàu chiến của Nga.
Anh khi đó bắt đầu tính gửi một đội tàu tới biển Baltic phối hợp cùng hải quân Nga. Hành động này không chỉ nhằm mục đích quân sự chiến lược mà còn có tác động tâm lý nhất định.
Tàu ngầm HMS E-1 của Hải quân Anh. (Ảnh: Getty Image)
Winston Churchill, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia khi đó nói rằng việc London gửi quân tới cho thấy Anh chưa bao giờ lãng quên đồng minh và rằng nước Anh sẽ luôn sát cánh cùng Nga.
Tuy nhiên, ý tưởng điều tàu mặt nước tới biển Baltic nhanh chóng thất bại vì các tàu này không thể vượt qua eo biển Đan Mạch vốn bị hải quân Đức giám sát chặt chẽ.
Khi không thể dùng tới tàu mặt nước, Anh bắt đầu tính đến tàu ngầm.
Tháng 10/1914, 3 tàu ngầm Anh cố gắng xâm nhập vào biển Baltic. Hai trong số đó qua cửa trót lọt, một buộc phải quay lại.
Sự xuất hiện của bộ đôi tàu ngầm Anh khi đó khiến người Nga hết sức bất ngờ bởi London không hề thông báo trước về kế hoạch này. Nhưng người Anh vẫn được chào đón nồng nhiệt.
Đến được biển Baltic đã là một khó khăn, nhưng duy trì hoạt động ở vùng biển này còn khó nhằn gấp bội.
Trong thời gian chuẩn bị cuộc chiến với người Đức từ tháng 1 đến tháng 4/1915, tàu ngầm Anh gần như không thể hoạt động. 2 con tàu bị kẹt cứng trong các lớp băng buộc các thủy thủ phải sử dụng búa để mở đường di chuyển.
Số phận hẩm hiu
Không lâu sau khi băng tan, mùa hè tới. Đội tàu Anh được tăng cường thêm 3 tàu ngầm. Vào thời điểm này, hải quân Đức đã bắt đầu triển khai một chiến dịch quy mô lớn tiến tới vịnh Riga.
Mặc dù số lượng tàu Đức cao gấp đôi toàn bộ Hạm đội Baltic của Nga, cuộc tấn công vẫn nhanh chóng bị đẩy lùi. Góp phần quan trọng vào chiến dịch phòng thủ thành công này là đội tàu Anh.
HMS E-1 dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng Noel Laurence đã gây thiệt hại nặng nề cho tàu tuần dương Moltke, một trong những tàu chiến quan trọng nhất của Đức. Thất bại này khiến Berlin buộc phải từ bỏ dã tâm đổ bộ gần Riga.
Sau thành công lớn, Sa hoàng Nicholas II đã triệu tập Laurence, đích thân trao cho ông danh hiệu cao quý và vinh danh ông là "cứu tinh của Riga".
Sau khi giúp đỡ đồng minh, Anh tất nhiên vẫn không quên mục tiêu chính của mình là cắt đứt các lô sắt chở từ Thụy Điển sang Đức. Tính tới tháng 11/1915, tàu ngầm Anh và Nga đã đánh chìm 14 tàu chở hàng của quân Đức.
Tuy nhiên, thế trận đã đảo ngược vài tháng sau đó, sang năm 1916 người Đức bắt đầu cải thiện chiến thuật chống tàu ngầm, đồng thời rút bớt tàu hoạt động ở Baltic.
Sau cuộc cách mạng Tháng Hai năm 1917, các thủy thủ Nga bắt đầu bất tuân lệnh cấp trên khiến chỉ huy đội tàu Anh Francis Cromie trở thành người đứng đầu không chính thức của tất cả các lực lượng dưới nước của Nga tại Baltic.
Không lâu sau khi đảng Bolshevik giành được toàn bộ chính quyền một cách ngoạn mục, đội tàu ngầm Anh vốn đã không còn tác dụng được đưa về Hanko để chờ đợi phán quyết cho tương lai. Nga từng cam kết sẽ không đụng vào các tàu ngầm này, nhưng về sau vẫn quyết định sẽ chuyển chúng cho người Đức.
Các thủy thủ Anh trong khi đó không muốn đưa tàu của họ cho kẻ thù nên đã đánh chìm chúng ở Vịnh Phần Lan.
(Nguồn: RBTH)
SONG HY
Theo VTC
Quân đội Nga đứng đầu châu Âu về quân số, máy bay và xe tăng Quân đội Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang của châu Âu, theo cổng thông tin Business Insider. Quân đội Nga tập trận. Ảnh: The press-service of the internal Troops of the Ministry for Internal Affairs of the Russian Federation Bảng xếp hạng đã tính đến các yếu tố như số lượng nhân viên quân sự và thiết...