Quân đội Nga được trang bị radar “săn” mục tiêu tàng hình
Tờ Izvestia dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, tới đây toàn bộ vùng phía Nam nước Nga sẽ được bảo vệ bằng các trạm định vị vô tuyến tầm xa tiên tiến nhất “Niobiy-SV.”
Trạm định vị vô tuyến tầm xa tiên tiến nhất “Niobiy-SV.” (Nguồn: Shephard Media)
Tờ Izvestia dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, tới đây toàn bộ vùng phía Nam nước Nga sẽ được bảo vệ bằng các trạm định vị vô tuyến tầm xa tiên tiến nhất “Niobiy-SV.” Từ nay cho đến cuối năm, loại radar siêu mạnh này sẽ được phiên chế cho Quân khu miền Nam thuộc Các Lực lượng vũ trang LB Nga.
Theo báo trên, radar “Niobiy-SV” có khả năng phát hiện từ các thiết bị bay không người lái thông thường cho tới máy bay tàng hình, thậm chí cả tên lửa siêu thanh và có cánh. Ngoài ra, tính năng cơ động cao và các tính năng kỹ thuật khác đảm bảo cho radar hầu như không thể bị phát hiện.
“Niobiy-SV” đã được thử nghiệm trong quân đội và được xếp vào danh mục vũ khí phòng không của lực lượng bộ binh.
Việc trang bị loại radar mới sẽ quân đội Nga tăng cường năng lực kiểm soát không gian trên toàn bộ vùng lãnh thổ phía Nam, đặc biệt là vùng Biển Đen. Giới chuyên gia gắn động thái này với việc Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã không còn hiệu lực.
INF được Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500 km). Tuy nhiên, Mỹ và Nga đã nhiều lần chỉ trích lẫn nhau vi phạm thỏa thuận. Hồi tháng 8 vừa qua, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF, dẫn tới Nga cũng đình chỉ hiệp ước. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga – Mỹ đối thoại để “đảo ngược” quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới./.
Theo (Vietnam )
Quân đội Nga 'lột xác' : Từ đội quân bệ rạc đến thế lực khiến Mỹ canh cánh lo sợ
Sau thất bại trong cuộc chiến với Gruzia năm 2008, quân đội Nga trải qua cuộc cải cách chưa từng có, để từ đó vươn lên giành lại vị thế của mình.
Trong nhiều năm, Nga vắng mặt trên trường quốc tế do những hỗn loạn trong thập niên 1990 sau sự sụp đổ của Liên Xô. Sự kiện Crưm được sáp nhập vào Nga năm 2014 khiến cho tất cả đều bất ngờ. Bất chấp áp lực từ những tuyên bố chỉ trích gay gắt cùng vô vàn các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt của phương Tây, Nga vẫn có thể vượt qua mọi trở ngại.
Video đang HOT
Bắt đầu từ chiến dịch ở Syria đã cho thế giới thấy tiềm lực lớn mạnh của quân đội Nga. Lúc này người ta mới nhận ra kế hoạch của Matxcơva nhằm quay trở lại khu vực mà trong lịch sử từng là trọng tâm chú ý của Nga. Trung Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga, và đó là lý do tại sao Nga chọn khu vực này làm đấu trường để phô diễn sức mạnh ngày càng gia tăng của quân đội. Điều này là nhằm lấy đưa nước Nga trở lại vị thế đối trọng với Mỹ - thứ đã mất đi sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Tháng 9/2015, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria đã khiến cục diện khu vực thay đổi. Khả năng của Matxcơva được mở rộng nhờ vào các căn cứ quân sự ở phía đông bờ biển Địa Trung Hải. Trong khi đó, Mỹ đánh mất dần vai trò trong khu vực, khiến phương Tây buộc phải thừa nhận tầm ảnh hưởng của một thế lực khác tại Trung Đông.
Chiến dịch của Nga ở Syria có ý nghĩa rất lớn. Đây là chiến dịch đầu tiên của Matxcơva bên ngoài phạm vi lãnh thổ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mặc dù chiến dịch quân sự này không phải là quá quy mô, nhưng nó lại được triển khai với cường độ cao và cho thấy quyết tâm lớn của Nga, từ đó đặt ra nhiều câu hỏi cho các chuyên gia phương Tây. Không ít người vội vàng kết luận rằng Nga chắc chắn sẽ thất bại ở Syria, giống như những gì đã xảy ra với quân đội Liên Xô ở Afghanistan vào những năm 1980.
Quân đội Nga 'lột xác' từ một đội quân bệ rạc đến thế lực khiến Mỹ phải canh cánh lo sợ. (Ảnh: RIA)
Chuyên gia quân sự Roger McDermott thuộc Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Washington tin rằng chiến dịch tại Syria có thể sẽ trở thành hình mẫu cho các quyết định quân sự trong tương lai của Matxcơva. Điều này có nghĩa là chiến dịch đã để lại tiếng vang và cho thấy phần nào những kế hoạch sau này của Nga.
Tại sao chọn Trung Đông để chứng minh sự trở lại?
Nước Nga sa hoàng vốn có sự quan tâm rất lớn tới Trung Đông. Liên Xô, từ rất sớm đã thể hiện mình là một người chơi tích cực trong khu vực, ở thế đối đầu với Mỹ. Một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên thời Chiến tranh Lạnh là xảy ra vào năm 1946, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Iosif Stalin từ chối rút Hồng quân ra khỏi Iran, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Đông đối với tham vọng của Kremlin.
Theo chuyên gia Jonathan Alford, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, " khu vực Vịnh Ba Tư là một trong những mắt xích, nếu không muốn nói là mắt xích trọng yếu nhất trong hệ thống an ninh của Liên Xô".
Đối với các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng của nước Nga sa hoàng cũng như Liên Xô, mặt trận này là tối quan trọng nếu muốn bảo vệ sườn phía nam của Đông Địa Trung Hải. Ở một cấp độ cao hơn, giới lãnh đạo Liên Xô nhận thấy được tầm quan trọng của khu vực trong thế đối đầu với NATO. Ngoài ra, việc tích cực hoạt động ở Trung Đông và triển khai quân đội tới khu vực cũng cho phép Liên Xô có thể thường xuyên hỗ trợ tất cả các đồng minh của mình.
Quân đội Nga và vấn đề về cơ cấu tổ chức
Thập niên 90 thế kỷ trước là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử nước Nga ở mọi khía cạnh: với sự sụp đổ của Liên Xô, người kế nhiệm - Liên bang Nga - đã rút khỏi trường quốc tế và khu vực Trung Đông. Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, quân đội Nga đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Mức độ tham nhũng gia tăng, đào tạo kém, thiếu nhân sự trình độ cao và mức lương thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần chiến đấu của quân đội nước này.
Tình huống khó khăn xuất hiện vào tháng 8/2008, khi cuộc chiến giữa Nga và Gruzia nổ ra. Mặc dù có lợi thế hơn hẳn khi xét về tương quan lực lượng, nhưng quân đội Nga gặp phải không ít khó khăn trong cuộc chiến chỉ kéo dài 5 ngày này.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được công bố năm 2017, máy bay chiến đấu và pháo binh Nga không hạ nổi các mục tiêu, các chỉ huy chiến trường sử dụng điện thoại di động để liên lạc với cấp trên, trong khi lực lượng không quân đánh mất không ít máy bay vì sai lầm của các tổ hợp phòng thủ. Không những thế, bản báo cáo còn nhấn mạnh rằng binh sĩ Nga thường xuyên say xỉn.
Năm 2008 mở đường cho cải cách
Những thất bại trong cuộc chiến với Gruzia thúc đẩy Nga bắt tay vào cải cách quân đội một cách có chiều sâu và lâu dài, mà giới truyền thông gọi là những nỗ lực để tạo ra một "diện mạo mới" cho quân đội. Trên thực tế, chúng còn hơn một sự thay đổi về bề ngoài.
" Quy mô của những thay đổi trong quân đội là chưa từng có kể từ khi kết thúc Thế chiến II", - chuyên gia quân sự Roger McDermot nhận định về cuộc cải cách. Cuộc cải cách làm gia tăng đáng kể tiềm lực của quân đội Nga và mức độ chuyên nghiệp của các chỉ huy quân sự. Họ đã trở thành những người có sự linh hoạt và tư duy sáng tạo.
Kết quả là, quân đội Nga hiện giờ mạnh hơn rất nhiều so với năm 2008.
Về vũ khí, Nga đang tích cực phát triển tên lửa và máy bay chiến đấu siêu thanh, bên cạnh việc tạo ra các máy bay kích thước khổng lồ nhưng có khả năng tăng tốc và tầm bắn tên lửa vượt trội. Theo chuyên gia Michael Kofman, người Nga đang tập trung vào các biện pháp răn đe tầm xa, mang lại cho họ lợi thế chiến thuật và chiến lược, như tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công.
Nói về hải quân, Matxcơva không có các cơ sở đóng tàu lớn, nên phải mất nhiều năm để hiện thực hóa các kế hoạch trên biển đầy tham vọng của mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hạm đội Nga đã bổ sung được khá nhiều tàu chiến cỡ nhỏ.
Hải quân Nga quyết định trang bị cho các tàu chiến của mình tên lửa Kalibr - loại tên lửa được thiết kế cho các tàu chiến và tàu ngầm tấn công. Nếu những tàu như vậy được sử dụng với số lượng lớn, chúng có thể gây ra mối đe dọa khủng khiếp cho đối thủ, bởi chúng là những mục tiêu khó tiêu diệt hơn rất nhiều so với các tàu cỡ lớn.
Giới lãnh đạo Nga không đặt ra giới hạn trong việc hiện đại hóa vũ khí và nâng cấp hiệu quả của bộ chỉ huy quân sự. Bản thân quân đội Nga cũng có nhiều thay đổi sau sự nghiên cứu kỹ lưỡng và lâu dài về kinh nghiệm của các lực lượng vũ trang nước ngoài. Các chuyên gia Nga tập trung vào phân tích, đánh giá các hoạt động quân sự của phương Tây trong quá khứ: ở Balkan và Afghanistan, cũng như ở Trung Đông - Bão táp Sa mạc và cuộc chiến ở Iraq.
Kể từ năm 2008, quân đội Nga trải qua một loạt các cải cách lớn, từ đó cải thiện rõ rệt tiềm lực của mình, nhưng vẫn không từ bỏ chiến lược lâu nay là triển khai các lực lượng bộ binh trên chiến trường. Một ví dụ điển hình về điều này là hoạt động tác chiến của Nga ở Syria, nơi họ triển khai các lực lượng đặc nhiệm được đào tạo ở mức cao nhất. Nhưng họ cũng đã nhanh chóng thích nghi với thực tế mới, khi mà các chiến dịch được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc không kích cường độ cao, nhưng hạn chế về quy mô.
Chuyên gia Glen Howard, chủ tịch của tổ chức nghiên cứu The Jamestown Foundation của Mỹ, khẳng định Tổng thống Putin đã đưa nước Nga quay trở lại với ý tưởng " chiến tranh hạn chế" (trong đó sử dụng chỉ một binh chủng - Không quân) để đạt được những mục tiêu cụ thể, mà không cần đối thủ phải thất bại toàn diện. Theo Viện nghiên cứu Trung Đông tại Washington, phương pháp này đã từng được sử dụng phổ biến dưới thời Sa hoàng và thời Xô Viết.
Quân đội Nga sẽ chặn đứng sự bá quyền của Mỹ
Quyết định đưa quân tới giải quyết tình hình xung đột ở Syria năm 2015 được Matxcơva đưa ra nhằm hướng tới tương lai. Ngoài việc cố gắng giành được chỗ đứng ở Trung Đông và sườn phía nam của Đông Địa Trung Hải - một trong những thành trì quan trọng nhất để bảo vệ an ninh quốc gia, giới lãnh đạo Nga còn muốn khôi phục hình ảnh của đất nước với tư cách là một siêu cường, cũng như làm suy yếu vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Nga sử dụng Syria để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực chiến lược quan trọng Đông Địa Trung Hải, đồng thời làm bàn đạp để phát triển các hoạt động trong tương lai của Nga tại khu vực này. Nhìn chung, Matxcơva tuân thủ chiến lược hợp lý - chủ yếu dựa vào các cuộc không kích và tấn công tên lửa từ tàu chiến - nhằm đạt được các mục tiêu của mình ở Syria. Ngoài ra, các lực lượng Nga ở Syria chủ yếu là các chuyên gia - lính đặc nhiệm có trình độ chuyên môn cao, với nhiệm vụ chính là huấn luyện cho các lực lượng đồng minh, tư vấn, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động tình báo đặc biệt.
Matxcơva phát triển chiến lược của mình dựa trên sự sẵn lòng triển khai tác chiến trên mặt đất của Tehran và các đồng minh, để nhờ đó, quân đội Nga không phải hứng chịu các tổn thất lớn về cả về vật lực cũng như nhân lực. Nga cũng thành công trong việc duy trì chế độ Bashar al-Assad, kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Syria và chuyển hóa hoạt động quân sự ở Syria thành sự lựa chọn giữa Nhà nước Hồi giáo IS hay chế độ Assad.
Ngoài việc hỗ trợ quân đội chính phủ, Nga còn cung cấp cho Syria nhiều vũ khí và trang thiết bị, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-400, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hành động của giới lãnh đạo Nga phản ánh mong muốn ở lại Syria lâu dài của Matxcơva. Vào tháng 3/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xác nhận quân đội nước này đã thử nghiệm tổng cộng 210 loại vũ khí ở Syria.
Người Nga không chỉ củng cố vị trí của họ ở Trung Đông - nơi vốn nằm trong tầm ảnh hưởng của Mỹ trong nhiều năm, mà còn thử nghiệm học thuyết quân sự mới của họ. Học thuyết đó dựa trên việc sử dụng các cuộc không kích với tên lửa dẫn đường chính xác nhằm vào các cơ sở quân sự, mà không cần sử dụng đến lực lượng bộ binh. Theo đó, quân đội Nga tập trung chủ yếu vào các hoạt động trên không, hệ thống phòng không tinh vi và tên lửa dẫn đường chính xác.
Với sự hỗ trợ của một chiến lược mới đầy tham vọng, Nga đã xoay sở nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn để duy trì chế độ của Bashar al-Assad, cũng như các mục tiêu dài hạn để ngăn chặn phương Tây ở Đông Địa Trung Hải và Trung Đông. Xét tổng thể, hoạt động quân sự ở Syria đã cho thấy được mức độ phát triển của quân đội Nga trong điều kiện nguồn lực kinh tế hạn chế (so với Mỹ và Trung Quốc) do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Matxcova sau sự kiện Crưm.
Mặc dù Mỹ và các đồng minh vẫn giữ được tầm ảnh hưởng của mình ở Trung Đông, nhưng sự hiện diện quân sự của Nga tại đây đã trở thành một trở ngại thực sự. Nhìn chung, chính sách hiện tại của Matxcơva ở Trung Đông là được hoạch định cho dài hạn. Trên đà lợi thế, chiến lược tiếp theo của Nga sẽ là nhằm kiềm chế phương Tây và NATO thông qua sự hiện diện quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong những năm tới, khái niệm mới về chính sách đối ngoại và đối nội của Nga sẽ hướng tới gây áp lực đáng kể cho phương Tây.
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Đặc nhiệm Nga mở ngã tư mới ở Thung lũng Euphrates Lực lượng đặc nhiệm Nga đã mở một ngã tư mới ở thung lũng sông Euphrates trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin về một hoạt động quân sự sắp xảy ra của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này. Đặc nhiệm Nga đang xây dựng cầu vượt mới ở khu vực thung lũng sông Euphrates, ngày 7-10-2019 Theo nhiều nguồn tin,...