Quân đội Nga đang lột xác

Theo dõi VGT trên

Phản ứng linh hoạt và tức thời ở Crimea và cuộc khủng hoảng Ukraine là những bằng chứng cho thấy quân đội Nga đang lột xác.

Người đặt nền móng

Dù đang “dính” phải những rắc rối về mặt luật pháp, nhưng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov vẫn được coi là người đặt nền móng cho công cuộc cải cách quân sự một cách sâu rộng của nước Nga. Quá trình cải cách được khởi xướng từ mùa Thu năm 2008 đã tạo ra những thay đổi tích cực.

Quân đội Nga đang lột xác - Hình 1

Lính đổ bộ đường không của Nga

Theo đánh giá của giới phân tích, lực lượng vũ trang Nga đã có được một “diện mạo mới” khác biệt đáng kể về nhiều phương diện so với Hồng Quân, quân đội Liên Xô và quân đội Nga trước đây.

Kể cả sau khi ông Serdyukov từ chức và ông Sergei Shoigu lên thay vào tháng 11/2012, công cuộc cải cách này vẫn được tiếp tục, giúp tăng cường năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga.

Khi Anatoly Serdyukov, một nhân vật hết sức bình thường, bất ngờ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 2/2007, lúc đó quân đội Nga đã ở vào một tình thế phức tạp.

Những cải cách quân sự từ năm 1992 tuy đem lại kết quả nhất định nhưng không có “dự án” nào được hoàn thiện. Tất cả những vấn đề chính còn tồn tại từ thời Liên Xô không những không được giải quyết mà còn trở nên trầm trọng hơn.

Vladimir Putin đã đưa Serdyukov lên với một mục đích duy nhất là tiến hành những cải cách sâu sắc với tư cách là một người không có liên hệ gì với bộ máy quân đội và là người chủ trương ủng hộ một “đường hướng quản trị” hoàn toàn mới đối với việc tổ chức Các lực lượng vũ trang Nga.

Quyết tâm cải cách càng trở nên rõ ràng hơn với cú hích là “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia vào tháng 8/2008. Mặc dù quân đội Nga đã trả đũa ngay tức khắc và dễ dàng đánh bại đối phương, song vẫn có nhiều tranh cãi về việc sử dụng lực lượng vũ trang trong cuộc xung đột này.

Ngay cuối tháng 8/2008, các quyết định đã được đưa ra, mà phần lớn không được công khai, để tiến tới một giai đoạn mới cải cách quân đội sâu sắc để chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc xung đột cục bộ ở khu vực hậu Xôviết. Kế hoạch cải cách quân đội cơ bản đã được Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov công bố chính thức vào ngày 14/10/2008.

Vũ khí không phải là tất cả

Quân đội Nga đang được hiện đại hóa với chương trình mua sắm vũ khí tới năm 2020 trị giá khoảng 650 tỷ USD. Tuy nhiên, quá trình cải cách không chỉ có vũ khí mà điều quan trọng hơn là yếu tố con người và cơ cấu lực lượng.

Vấn đề chính là làm thế nào để duy trì cơ cấu động viên của quân đội từ thời Xôviết. Việc động viên một phần cho các cuộc xung đột cục bộ hoặc trong nước đã không được bàn đến vì những lý do chính trị kể từ cuối những năm 1980, do đó về cơ bản không thể sử dụng Các lực lượng vũ trang Nga trong các cuộc xung đột có giới hạn. Tuy nhiên, các xung đột này vẫn tiếp tục nổ ra trong khu vực hậu Xôviết sau khi Liên Xô tan rã, ngày càng thường xuyên và lên đến đỉnh điểm trong hai cuộc chiến Chechnya.

Quân đội Nga đang lột xác - Hình 2

Ông Serdyukov (phải) và Tổng thống Putin tại Kremlin tháng 2/2007

Khó khăn đặt ra là làm thế nào để duy trì động viên như là nền tảng đồng thời tìm cách để sử dụng quân đội một cách hiệu quả, ít nhất là trong các cuộc chiến có giới hạn, mà không cần phải động viên. Tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã trở thành một điểm mấu chốt để cải cách quân đội sau năm 1992.

Trước đây, quân đội Nga được xây dựng để đối phó với nguy cơ chiến tranh thông thường quy mô lớn giữa các quốc gia hàng đầu. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi khả năng này được đánh giá là gần như không thể xảy ra. Điều đó buộc quân đội Nga phải thay đổi để phù hợp, sẵn sàng tham gia các cuộc xung đột cục bộ sát Nga hoặc ở các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) và các nước lân cận khác.

Video đang HOT

Việc đánh giá lại khả năng tham gia một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn đã dẫn đến hủy bỏ hệ thống động viên tồn tại từ thời Xôviết. Nhiệm vụ bảo vệ trước các nước lớn (chủ yếu là Mỹ và NATO) được giao phó gần như hoàn toàn cho các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Với định hướng đó, trong giai đoạn 2008-2012, quân đội Nga đã được biến đổi thành “các lực lượng sẵn sàng thường trực” được cấu thành từ các lữ đoàn dựa trên các đơn vị sẵn sàng thường trực. Các cải cách này đã cắt giảm gần một nửa số trung đoàn và lữ đoàn trong quân đội, với các cắt giảm lớn nhất xảy ra ở phần châu Âu của nước này.

Tại Quân khu Moskva trước đây, 50 tiểu đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới được triển khai đã giảm xuống còn 22 vào năm 2010. Các đơn vị lục quân ở biên giới với Ukraine đã được rút gần như hoàn toàn khỏi danh sách quân đội thường trực với việc giải tán Sư đoàn xe tăng số 10.

Quân đội Nga đang lột xác - Hình 3

Binh sĩ Nga trong tập trận

Những cải cách trên đã khiến sức mạnh lục quân của Nga ở các khu vực trung tâm và biên giới phía Tây bị suy yếu. Điều này cũng cho thấy đến trước cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga vẫn đánh giá các cuộc xung đột vũ trang và các hoạt động chiến đấu quy mô lớn ở khu vực châu Âu của nước này (với ngoại lệ là vùng Caucasus) gần như không thể xảy ra.

“Sai lầm” này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu sửa chữa vào năm 2013 khi cho tái triển khai Sư đoàn bộ binh cơ giới Taman số 2 và Sư đoàn xe tăng Kantemir số 4 (trước đây là các lữ đoàn) bên ngoài thủ đô Moskva.

Ngoài ra, Nga cũng chú trọng xây dựng lực lượng tác chiến đường không và các lực lượng đặc biệt. Đầu năm 2012, Tổng Tham mưu trưởng Tướng Nikolai Makarov đã ra lệnh thành lập Bộ Tư lệnh các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và Bộ Tư lệnh Không gian mạng. Bộ Tư lệnh các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt được quan niệm là “một lực lượng có mục đích siêu đặc biệt” với mục tiêu mở rộng lên 9 lữ đoàn giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Sự đầu tư lớn vào nhân lực và huấn luyện chiến đấu đã đem lại hiệu quả to lớn vào năm 2014 với một quân đội mạnh mẽ hơn và các binh sỹ có chất lượng hơn, đặc biệt là các sỹ quan. Nga có được một số lượng lớn sỹ quan với kinh nghiệm thực chiến trong cuộc chiến Chechnya, các hoạt động chống khủng bố ở vùng Bắc Caucasus và nhiều cuộc xung đột cục bộ ở các nước hậu Xôviết.

Ngoài ra, nhiều cuộc diễn tập đã được tổ chức ở mọi cấp độ, gồm cả các cuộc diễn tập chiến lược theo thường lệ, các phương pháp đào tạo và huấn luyện chiến đấu mới được đưa vào áp dụng, và nhiều binh sỹ có trình độ cao được tuyển mộ.

Các vũ khí và quân trang hạng nặng được chế tạo kể từ năm 2007 đã cải thiện đáng kể tình trạng vật tư và thiết bị của quân đội, chủ yếu là trong Không quân và các đơn vị hàng không của quân đội.

Thực chiến

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã trở thành bài kiểm tra quan trọng đầu tiên đối với quân đội Nga đang trong quá trình cải cách. Sự can thiệp quân sự âm thầm của Nga vào Crimea vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2014 đã làm cho nhiều người sững sờ. Lực lượng không vận Nga, Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz và Các lực lượng có mục đích đặc biệt mới ra mắt đã đóng vai trò nòng cốt.

Chiến dịch ở Crimea đã diễn ra cùng với một cuộc kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu bất ngờ do Tổng thống Putin ra lệnh ở Quân khu miền Tây và một phần Quân khu Trung tâm vào ngày 26/2/2014. Trong cuộc kiểm tra này, Nga đã triển khai quân đội ở hầu hết địa điểm cách xa biên giới Ukraine. Điều này đã giúp che giấu việc bố trí lại vài nghìn binh sỹ của Spetsnaz và Lực lượng không vận đến Crimea, cùng với việc bố trí lại các đơn vị quân sự đến biên giới Ukraine như là một hình thức gây áp lực đối với Kiev để ngăn Kiev sử dụng sức mạnh quân sự ở Crimea.

Quân đội Nga đang lột xác - Hình 4

Những binh sĩ được cho là đặc nhiệm Nga tại Crimea

Quân đội Nga đã thể hiện mức độ sẵn sàng chiến đấu và cơ động rất cao. Vào ngày 12/3/2014, Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 18 từ Chechnya đã đến Crimea, hành quân 900 km đến Eo biển Kerch. Tiếp sau đó là Lữ đoàn Pháo binh số 291 đến từ Ingushetia. Với các máy bay vận tải quân sự cung cấp cầu không vận, việc tái bố trí quân đã được tiến hành nhanh chóng một cách ấn tượng.

Trên thực tế, tất cả đơn vị sẵn sàng chiến đấu từ khu vực trung tâm của Quân khu miền Tây và một số lực lượng từ Quân khu miền Nam và Quân khu Trung tâm đã được tái triển khai đến biên giới tiếp giáp Ukraine vào tháng 3 và tháng 4/2014. Các lữ đoàn bộ binh cơ giới đã di chuyển bằng các xe bọc thép chuyên chở BTR-89/82.

Theo ước tính của phương Tây, đến cuối tháng 4/2014, khoảng 80.000 binh sỹ Nga đã tập hợp tại biên giới với Ukraine (bao gồm cả Crimea), trong đó có 40.000 quân trong các đơn vị chiến đấu.

Việc Nga triển khai quân một cách nhanh chóng ở Crimea và ở biên giới với Ukraine cũng như ngăn chặn các lực lượng Ukraine trên bán đảo này trên thực tế đã khiến Kiev không thể đưa ra bất kỳ biện pháp đối phó hiệu quả nào. Kết quả là, vào ngày 17/3, Crimea đã được sáp nhập vào Nga, chưa đến 1 tháng sau khi bắt đầu chiến dịch.

Theo Đất Việt

Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời

Ngày 27/3, lần thứ 2 Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman-III chỉ trong vòng 1 tuần, một động thái chưa từng có tiền lệ.

Thông tin về vụ phòng này được trang quân sự Defense-Aerospace dẫn nguồn từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, theo đó vụ phóng lần 2 này được thực hiện tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana.

Theo Defense-Aerospace, vụ phóng đầu tiên được thực hiện ngày 23/3 do Trung đoàn thử nghiệm tên lửa số 576 tại căn cứ không quân Vandenberg và Trung đoàn Tên lửa 90 tại căn cứ Warren, bang Wyoming thực hiện.

Vụ phóng thứ 2 do Trung đoàn Tên lửa 341 đóng tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana thực hiện hôm 27/3. Cả 2 vụ phóng thử đều được thực hiện tại căn cứ Vandenberg với mục tiêu ngắm tới là bãi thử gần đảo Guam.

Đại tá Daniel Hayes, Chỉ huy Trung đoàn Tên lửa 341 cho hay: "Các vụ phóng thử đòi hỏi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí, công tác luyện tập thành thục của các kíp chiến đấu... Những vụ phóng thử trên cũng là lời nhắc nhở đối với đối phương và đồng minh chúng ta về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tổ hợp ICBM Minuteman-III".

Trong khi đó, Đại tá Calvin Townsend, Chỉ huy Trung đoàn Thử nghiệm tên lửa 576 nhấn mạnh: "Để thực hiện được 2 vụ phóng liên tiếp trong 1 tuần là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Trung đoàn 576 với các đơn vị thực hành phóng thử 90 và 341".

Theo Tạp chí Jane's, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại liên tiếp thực hiện 2 vụ phóng tên lửa Minuteman-III chỉ trong vòng một tuần. Jane's cho biết, ngay sau khi Mỹ thực hiện vụ phóng đầu tiên, Nga đã "đáp trả" bằng việc phóng tên lửa ICBM RS-26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar.

Vì vậy, việc Mỹ lần 2 phóng tên lửa Minuteman-III được cho rằng để ngầm khẳng định với các đối thủ của nước này (Nga) "chớ có xem thường năng lực hạt nhân của Mỹ", Jane's dẫn nhận định của một số chuyên gia.

Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời - Hình 1

Mỹ phóng tên lửa Minuteman-III.

Cán cân bộ ba hạt nhân Nga - Mỹ

Khi Nga và Mỹ liên tiếp "nắn gân" nhau bằng tên lửa ICBM, người ta mới chú ý đến nhiều đến thuật ngữ bộ "ba hạt nhân" và sức mạnh bộ ba vũ khí chiến lược của 2 cường quốc này.

Theo chuyên gia quân quân sự Michael Tymoshenko thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, có thể hiểu cụm từ này là tất cả các loại vũ khí chiến lược: máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.

- Vũ khí trên không

Trong thành phần Bộ Tư lệnh không quân tầm xa Nga có 38 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 16 chiếc Tu-160 và 41 chiếc Tu-22M3. Các máy bay này đang được đồn trú tại bốn căn cứ không quân.

Tu-95 là dòng máy bay phản lực cánh quạt, được sản xuất hàng loạt trong những năm 1984-1991. Tu-95 có bán kính chiến đấu 6500 km, được trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân X-55 với tầm bắn 2.500 km trong khoang chứa bom.

Dòng T-95 có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh, tuy nhiên với số lượng tên lửa như vậy, tầm bay của nó sẽ giảm đáng kể. Tu-160 là máy bay phản lực được xây dựng trong hai giai đoạn từ 1984-1992 và năm 1999.

Bán kính chiến đấu của nó nhỏ hơn so với Tu-95, vào khoảng 6000 km, được trang bị 12 tên lửa hành trình X-55 trong khoang chứa bom. Ngoài ra, Tu-160 có thể mang tên lửa hành trình Kh-101 với tầm bắn lên tới hơn 9.000km.

Tu-22M3 có bán kính chiến đấu là 2.500 km. Tu-22M3 được mệnh danh là "sát thủ của các tàu sân bay" và được sản xuất hàng loạt vào năm 1989-1993.

Tu-22M3 được trang bị tên lửa hành trình X-15, bố trí dưới cánh. Tu-22M3 không thể bay đến Mỹ, tuy nhiên, nó có thể bay đến bất cứ nơi nào của châu Âu trong vòng một giờ. Vì vậy, không quân tầm xa của Nga được đánh giá là "cánh tay nối dài".

Tất cả máy bay ném bom chiến lược đã được hiện đại hóa và chúng có thể phục vụ được 20 năm nữa. Năm 2015, Không quân Nga sẽ được trang bị thêm 5 chiếc Tu-160 và 9 chiếc Tu-22M3.

- Vũ khí trên bộ

Vũ khí chiến lược trên bộ của Nga chủ yếu là các lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN). Năm 2015, Nga có 305 tổ hợp tên lửa có khả năng mang 1166 đầu đạn hạt nhân.

Nhóm chủ lực là 106 tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng (ICBM) Voivod và Sotka. Trong đó, 135 tổ hợp cơ động Topol và Yars có sức chiến đấu bền vững và dẻo dai. Khoảng 1/3 số tên lửa của các tổ hợp này là các loại mới nhất với tầm bắn từ 11.000-16.000 km. Tất cả các tên lửa ICBM trên đất liền được triển khai tại 11 sư đoàn tên lửa.

Về mặt địa lý, các đơn vị tên lửa Nga được bố trí sao cho không một đòn tấn công toàn cầu nào có thể vô hiệu hóa toàn bộ nhóm quân của lực lượng tên lửa chiến lược.

Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời - Hình 2

Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân.

- Vũ khí trên biển

Trong thành phần chiến đấu của hạm đội Hải quân Nga có 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong số đó có 4 loại tàu ngầm lớp Kalmar, Delphin, Akula và Borei mang tên lửa hành trình. 8 trong 11 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Tất cả các tên lửa này được triển khai tại 128 bệ phóng (16 bệ trên mỗi tàu ngầm), có thể mang 512 đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có tầm bắn từ 8000 - 9.300 km.

Tất cả các tàu lớp Kalmar và chiếc tàu lớp Borei mới nhất đang phiên chế trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, và 2 chiếc lớp Delphin được phiên chế tại Hạm đội Thái Bình Dương, (hạm đội này sắp tới được bổ sung 2 tàu lớp Borei).

Tàu ngầm lớp Kalmar được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước và được trang bị tên lửa R-29. Tàu lớp Delphin đã được đưa vào sử dụng từ năm 1984 và 1990 được trang bị tên lửa Sineva. Tám tàu ngầm lớp Borei được trang bị tên lửa đạn đạo R-30 Bulava, có lượng giãn nước ở mức 24.000 tấn và dài 170 m.

Tàu ngầm lớp Akula có lượng choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, có thể lặn sâu được 400m. Akula mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-39 với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.

Bộ ba hạt nhân của Mỹ

Nếu so với Mỹ thì "bộ ba hạt nhân" của Nga là bất đối xứng. Hiện Mỹ có khoảng 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III, 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, với 336 tổ hợp tên lửa và 96 máy bay ném bom chiến lược.

Cần nhấn mạnh rằng ít nhất 2/3 số tàu ngầm của Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và Mỹ không tin rằng các vũ khí của họ có thể bị đánh trả. Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể mang từ 16-32 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024

Tin đang nóng

Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
Vụ Đàm Vĩnh Hưng sang Mỹ biểu diễn: Sở VH&TT nói "chưa có chế tài xử lý"
19:54:18 14/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Usagi tấn công Philippines

21:16:14 14/11/2024
Cơ quan thời tiết quốc gia của Philippines lúc đầu đã nâng mức cảnh báo bão cao nhất, nhưng đã hạ xuống mức cao thứ hai khi bão Usagi đổ bộ.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiền đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

19:55:24 14/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Chưa nhậm chức, ông Trump đối diện nguy cơ bị nhiều bang phản đối

19:49:40 14/11/2024
Các thống đốc thuộc đảng Dân chủ thành lập liên minh nhằm phản đối các chính sách Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thực thi.

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

19:42:35 14/11/2024
Việc ví von thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển , Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

19:39:39 14/11/2024
Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiền nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng từ khi kết thúc nhiệm kỳ cách đây 4 năm.

Xung đột Ukraine trước tương lai khó lường

19:33:47 14/11/2024
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ) để bàn về việc hỗ trợ Ukraine trong tương lai, trong bối cảnh Nhà Trắng đang chuẩn bị đổi chủ.

Có thể bạn quan tâm

An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?

Sao việt

23:07:21 14/11/2024
Trước khi bị bắt, An Tây có cuộc sống sang chảnh, giàu có. Vì sinh ra trong một gia đình khá giả, bố từng là một doanh nhân làm trong lĩnh vực giày dép tại châu Âu, nên An Tây có cuộc sống đủ đầy từ bé.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.