Quân đội Myanmar tập trận hoành tráng cỡ nào?
Các cuộc tập trận của Quân đội Myanmar aiễn ra rất hoành tráng, hùng mạnh không thua kém các quốc gia trong khu vực.
Trong ảnh, các binh sĩ, binh khí kĩ thuật Quân đội Myanmar tập trung trước giờ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật lớn diễn ra trong tháng 3/2014.
Mở màn cuộc tập trận, các bệ pháo phản lực phóng loạt Type 81 của Quân đội Myanmar bắn rocket ồ ạt tiến công vùng mục tiêu. Đây là loại pháo phản lực do Trung Quốc sản xuất, sao chép công nghệ BM-21 Grad của Liên Xô.
Các khẩu đội lựu pháo 105mm M2A1 của pháo binh Quân đội Myanmar cũng “xướng lên điệp khúc chết người”.
Trong ảnh, lựu pháo M71 155mm đang nã đạn tấn công mục tiêu.
Pháo binh Quân đội Myanmar hiện có khoảng 12 kiểu pháo đủ kích cỡ do Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc… sản xuất. Trong ảnh, vùng mục tiêu bị pháo kích dữ dội, khói lửa bao trùm khắp nơi.
Các xe tăng Type 59D, xe thiết giáp chiến đấu Type 92 dàn hàng càn quét mục tiêu.
Video đang HOT
Lực lượng Vũ trang Myanmar có khoảng 492.000 quân thường trực, trong đó Lục quân Myanmar là thành phần lớn nhất với số quân 350.000 người.
Trong ảnh, xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D của Lục quân Myanmar hành tiến.
Đội hình xe tăng Type 69-II đồng loạt tiến công quân địch. Lục quân Quân đội Myanmar hiện có khoảng 500 chiếc xe tăng chủ yếu do Trung Quốc, Liên Xô cung cấp. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là mẫu Type 59D, T-72S.
Xe thiết giáp chiến đấu Type 92 phi nước đại.
Đội hình 3 xe thiết giáp Type 92 dàn hàng tiến vào vùng mục tiêu – loại xe này do Trung Quốc sản xuất theo mẫu VAB của Pháp, trang bị tháp pháo tự động gắn pháo 25mm.
Xe thiết giáp chở quân MAV-1 do Myanmar tự sản xuất trong giai đoạn 1983-1991 đang chi viện cho bộ binh.
Đội hình hỗn hợp xe thiết giáp Type 92 và xe tăng Type 59D đang cùng hỗ trợ nhau trên đường hành quân.
Xe thiết giáp chiến đấu BTR-3U của Lục quân Myanmar chi viện hỏa lực cho bộ binh tiến công địch. Đây là loại xe thiết giáp chiến đấu/chở quân mới và hiện đại nhất Lục quân Myanmar. Nước này đã mua khoảng 522 chiếc và trong tương lai sẽ lựa chọn mua thêm 1.000 chiếc từ Ukraine.
Theo Kiến Thức
Myanmar dùng bao nhiêu vũ khí Trung Quốc?
Trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar được coi là quốc gia dùng nhiều vũ khí nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây, trong suốt nhiều năm Myanmar chủ yếu mua vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, không lạ gì khi quốc gia này được xem là nước dùng vũ khí Trung Quốc nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á. "Vũ khí made in China" xuất hiện chiếm số lượng lớn ở các lực lượng lục quân, không quân và hải quân.
Đóng vai trò chủ lực trong lực lượng xe tăng của Lục quân Myanmar hầu hết do Trung Quốc sản xuất gồm các loại như: Type 69-II (80 chiếc); Type 59D (160 chiếc); Type 80 (200 chiếc); Type 62 (105 chiếc); Type 63 (50 chiếc).
Trong ảnh là đơn vị xe tăng chiến đấu Type 59D của Lục quân Myanmar. Loại xe tăng này do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ T-54/55 của Liên Xô và đã trải qua hiện đại hóa thay pháo chính và trang bị thêm giáp phản ứng nổ.
Một số nguồn tin còn cho rằng, Myanmar có trong biên chế dòng xe tăng chiến đấu tiên tiến MBT-2000 do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất. Ảnh minh họa
Trong ảnh là một loại xe tăng hạng nhẹ Type 63 do Trung Quốc sản xuất trang bị cho Quân đội Myanmar khai hỏa. Loại xe tăng này được Trung Quốc sao chép công nghệ từ PT-76 của Liên Xô với thay đổi chính là dùng pháo cỡ 85mm thay vì loại 76,2mm.
Lực lượng xe bọc thép chiến đấu - chở quân của Myanmar không dùng nhiều "hàng Trung Quốc". Nhưng nó cũng chiếm khoảng vài trăm chiếc chủ yếu thuộc 2 loại: xe bọc thép chiến đấu Type 90 và Type 85. Ảnh minh họa
Lực lượng pháo binh Myanmar cũng dùng nhiều pháo Trung Quốc với số lượng lên tới hàng trăm khẩu (pháo phản lực, pháo tự hành, pháo xe kéo). Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Type 81 do Trung Quốc sản xuất trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Quân đội Myanmar.
Pháo tự hành SH-1 155mm (Trung Quốc sản xuất) xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar.
Pháo tự hành diệt tăng PTL-02 (Trung Quốc sản xuất) trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar. PTL-02 dùng pháo cỡ nòng 100mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng.
Tuy chiếm số lượng không lớn, nhưng các máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất đều đóng vai trò quan trọng trong Không quân Myanmar. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn F-7M Airguar do Tập đoàn Hàng không Thành Đô sản xuất. Đây được xem là một trong 2 tiêm kích đánh chặn chủ lực của Myanmar, số lượng chừng 25 chiếc.
Máy bay cường kích chủ lực của Không quân Myanmar A-5C do công ty Nanchang (Trung Quốc) sản xuất. A-5C có khả năng mang 2 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm: tên lửa không đối không, bom và rocket.
Ngoài A-5C, Myanmar còn có 12 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu/cường kích hạng nhẹ K-8 do Tập đoàn Hồng Du sản xuất.
Không quân vận tải Myanmar cũng có sự góp mặt của 4 chiếc vận tải cơ hạng trung Y-8 do Công ty Hàng không Sơn Tây (Trung Quốc sản xuất). Y-8 có khả năng chở 90 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.
Về lực lượng hải quân, gần đây Myanmar đã mua lại của Trung Quốc 2 khinh hạm lớp Giang Hồ. Đó là chưa kể, hầu hết các loại tàu chiến của nước này đều dùng các hệ thống pháo, tên lửa chống tàu do Trung Quốc sản xuất.
Theo Kiến Thức
Myanmar bồi thường nạn nhân Trung Quốc gần 1 tỉ đồng - Theo hãng tin Want China Times (Đài Loan), chính quyền Myanmar đã hứa bồi thường cho gia đình bốn người Trung Quốc thiệt mạng trong đợt không kích nhầm của quân đội Myanmar trên lãnh thổ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ngày 13-3. Thiếu tướng Mya Htun Oo của quân đội chính phủ Myanmar thông báo về tình hình chiến sự...