Quân đội Myanmar bị cáo buộc tính phí ‘tìm thi thể’
Quân đội Myanmar bị cáo buộc tính phí 85 USD với những gia đình muốn tìm thi thể người thân thiệt mạng trong các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.
Nhóm các nhà hoạt động Myanmar mang tên “Hội sinh viên Đại học Bago” hôm 11/4 đăng lên Facebook rằng chính quyền quân đội nước này đang tính phí 120.000 kyat (85 USD) cho những gia đình có người thân thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở thành phố Bago hôm 9/3.
“Đúng là bạn phải chi 120.000 kyat cho mỗi thi thể ở Bago. Hội sinh viên Đại học Bago kêu gọi mọi người hãy giúp đỡ Bago”, nhóm các nhà hoạt động viết về khoản phí “tìm kiếm thi thể”.
Chính quyền quân đội hiện chưa bình luận về thông tin.
Người biểu tình cầm súng trường tự chế, nấp sau hàng rào bao cát ở thị trấn Bago, Myanmar hôm 9/4. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cùng ngày cho biết ít nhất 82 người biểu tình đã thiệt mạng ở Bago hôm 9/3, sau khi “lực lượng an ninh đột kích thành phố”. AAPP cáo buộc lực lượng an ninh Myanmar đã dùng súng trường, súng phóng lựu và lựu đạn cầm tay với đám đông biểu tình chống đảo chính.
Một nhân chứng ở Bago hôm 11/4 cho biết nhiều cư dân đã chạy trốn đến các ngôi làng lân cận sau cuộc đột kích hôm 9/4. Người này nói thêm Internet trong khu vực cũng bị cắt và lực lượng an ninh Myanmar vẫn tiếp tục tìm kiếm ở những địa điểm gần đó.
Tờ Global New Light, thuộc chính quyền quân đội Myanmar, trong khi đó cáo buộc đám đông biểu tình ở Bago đã tấn công lực lượng an ninh trước. Tờ này nói rằng một người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ hôm 9/4.
“Lực lượng an ninh đã bị nhóm bạo loạn tấn công trên đường phố Bago. Những kẻ này đã dùng súng tự chế, bom xăng, mũi tên, lựu đạn và khiên tự chế để chống đối lực lượng an ninh”, Global New Light viết.
Theo AAPP, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 700 người dân đã thiệt mạng và khoảng 3.000 người bị bắt. Tuy nhiên, phát ngôn viên quân đội, thiếu tướng Zaw Min Tun, hôm 9/4 cho biết đã ghi nhận 248 dân thường và 16 cảnh sát thiệt mạng, đồng thời khẳng định lực lượng an ninh không sử dụng vũ khí tự động.
Myanmar tuyên án tử hình 19 người
Tòa án binh Myanmar tuyên án tử hình 19 người vì sát hại phụ tá của một đại úy hồi tháng trước.
Kênh Myawaddy của quân đội Myanmar cho biết vụ giết người xảy ra hôm 27/3 tại quận Bắc Okkalapa của Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Đây là lần đầu tiên những bản án này được công bố trước công chúng từ sau khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực.
Giới chức Myanmar cho biết các đợt biểu tình phản đối chính quyền quân sự đang giảm dần do dân chúng muốn yên bình, đồng thời khẳng định sẽ tổ chức bầu cử trong vòng hai năm tới. Chuẩn tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên của chính quyền quân sự, trong cuộc họp báo tại thủ đô Naypyitaw cho biết tình hình Myanmar đang trở lại bình thường, các cơ quan chính phủ và ngân hàng sẽ sớm hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, đụng độ giữa người biểu tình và quân đội vẫn tiếp tục khiến ít nhất 10-20 người thiệt mạng gần một ngôi chùa tại thị trấn Bago hôm 9/4.
Lực lượng an ninh Myanmar đứng gác trên đường phố Yangon hôm 19/3. Ảnh: AFP.
"Các cuộc biểu tình giảm xuống là vì sự hợp tác của những người mong muốn hòa bình, chúng tôi coi trọng điều này", tướng Zaw Min Tun nói. "Chúng tôi yêu cầu mọi người hợp tác với lực lượng an ninh và giúp đỡ họ".
Tướng Zaw Min Tun cho biết quân đội Myanmar ghi nhận 248 người biểu tình và 16 cảnh sát thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, phủ nhận lực lượng an ninh sử dụng vũ khí tự động để đẩy lùi các cuộc tuần hành.
Trong khi đó, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết 614 người Myanmar chết trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh tính đến ngày 8/4, hơn 2.800 người đang bị giam. Nhóm 18 đại sứ tại Myanmar, gồm Mỹ, Anh, EU, Canada, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt bạo lực, thả tù chính trị và khôi phục nền dân chủ tại nước này.
"Chúng tôi tôn trọng đề nghị từ các nước làng giềng, các nước lớn và những cá nhân có thể lực chính trị", tướng Zaw Min Tun nói, cáo buộc thành viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Suu Kyi tham gia đốt phá và các cuộc biểu tình nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, song không nêu chi tiết.
Tướng Zaw Min Tun bác tin một số thành viên cộng đồng quốc tế không công nhận chính quyền quân sự Myanmar, gọi đây là "tin vịt". "Chúng tôi đang hợp tác với nước ngoài và làm việc với các quốc gia láng giềng", tướng Zaw Min Tun nói.
Kyaw Moe Tun, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc, ngày 9/4 kêu gọi thiết lập vùng cấm bay, áp lệnh cấm vận vũ khí, phong tỏa tài khoản ngân hàng và thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào quân đội nước này.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết chính quyền quân sự nước này từ chối cho bà tới thăm. "Tôi sẵn sàng đối thoại. Bạo lực không bao giờ mang đến các giải pháp bền vững và hòa bình", Burgener đăng trên Twitter.
Myanmar truy nã ứng viên hoa hậu Chính quyền quân sự Myanmar truy nã Han Lay vì lên tiếng kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Tờ Global New Light, do chính quyền quân sự Myanmar quản lý, tối 6/4 đăng danh sách cập nhật những người bị nước này truy nã, trong đó có Han Lay, đại diện của...