Quân đội Mỹ tăng cường bảo vệ “chỗ để chỏm” cho binh lính
Hiện lục quân Mỹ đang nghiên cứu chế tạo một loại mũ bảo vệ mới trong khuôn khổ dự án hệ thống bảo vệ đầu binh sĩ (IHPS). Đây là một bộ phận trong kế hoạch phát triển hệ thống bảo vệ binh sĩ lục quân Mỹ (SPS).
SPS bao gồm 5 hệ thống cấu thành là: giáp cứng (bảo vệ toàn thân), giáp mềm (toàn thân/tay chân), bảo vệ phần đầu (mũ đội đầu, ốp tai), bảo vệ mắt và hệ thống cảm biến cá nhân.
Hàng nghìn chiếc mũ sắt bị ngụy quân vứt bỏ trên đường trút chạy, tháng 4 năm 1975
Các hệ thống này có thể được trang bị cho binh sĩ cả khi cơ động trên xe hay dưới mặt đất, nó có khả năng chống đạn đa cấp, có thể làm giảm khả năng sát thương của các loại đạn thuộc dòng vũ khí nhẹ, mảnh pháo, mảnh bom… Người dùng có thể căn cứ vào nội dung nhiệm vụ để điều chỉnh một số tham số của hệ thống để chống lại các mối đe dọa khác nhau, tính thông dụng của nó giúp cho binh sĩ khi cần có thể lập tức điều chỉnh mà không cần nhiều thao tác phức tạp.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ thử khả năng chống đạn của mũ
Dự án chế tạo mũ bảo vệ binh sĩ bao gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm (gọi là DT1 và DT2), mỗi giai đoạn được tiến hành trong 2 năm. Sau khi hợp đồng được ký kết, nhà sản xuất sẽ bàn giao 400 hệ thống trong vòng 60 ngày để tiến hành kiểm định, đánh giá giai đoạn DT1
Theo ANTD
Đài Loan triển khai UAV Sharp Kite với mục đích gì?
Bộ quốc phòng Đài Loan đã bí mật xây dựng một căn cứ huấn luyện chuyên dụng, bên trong có rất nhiều nhà chứa máy bay tại khu vực phụ cận sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông.
UAV chiến thuật tầm trung Sharp Kite vừa được triển khai
Ngày 28-9, tờ "United Evening News" của Đài Loan đưa tin, lục quân Đài Loan đã trang bị 8 hệ thống với tổng cộng 32 chiếc UAV Sharp Kite cho Bộ tư lệnh không quân đặc biệt triển khai. Bộ quốc phòng Đài Loan đã bí mật xây dựng một căn cứ huấn luyện chuyên dụng, bên trong có rất nhiều nhà chứa máy bay tại khu vực phụ cận sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông. Khi quân đội Đài Loan ra thông báo về việc 4 ủy viên ủy ban giám sát chương trình Lý Phục Điện, Cát Vĩnh Quang, Mã Tú Như và Chu Dương Sơn tháp tùng thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Triệu Thế Chương lần đầu tiên đến kiểm tra một căn cứ mới được triển khai thì căn cứ này mới dần lộ diện.
Bài báo chỉ ra, nhiều người đã từng đặt câu hỏi về những sự cố liên tiếp xảy ra trong quá trình thử nghiệm Sharp Kite và đề nghị quân đội Đài Loan xem xét chấm dứt chương trình nghiên cứu, phát triển. Thế nhưng Bộ quốc phòng Đài Loan đã cho xây dựng căn cứ này, hiển nhiên đã tính đến phương án triển khai rộng rãi loại UAV trong nước sản xuất này. Bộ quốc phòng Đài Loan không đưa ra bình luận gì về căn cứ huấn luyện và kế hoạch triển khai này.
Hệ thống rocket nhiều nòng "Lôi Đình-2" của Đài Loan
Sharp Kite là sản phẩm do Viện khoa học Trung Sơn nghiên cứu, phát triển. Viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng này cũng vừa cho ra mắt hệ thống giàn phóng rocket nhiều nòng "Lôi Đình - 2000", mới bàn giao cho lục quân Đài Loan ngày 13-9 vừa qua. Ý tưởng ban đầu của Viện là chế tạo loại UAV có tên là "Trung Tường 2" trong khuôn khổ "kế hoạch Tường Ưng" (chim Ưng bay) của hải quân Đài Loan. Số lượng chế tạo là 12 chiếc, dự định triển khai tại một căn cứ hải quân bí mật ở phía đông Đài Loan để tiến hành trinh sát và giám sát, phát hiện các mục tiêu trên biển. Viện khoa học Trung Sơn đã từng gửi báo cáo vắn tắt đến lực lượng hải quân nhưng không nhận được phản hồi của Bộ Quốc phòng Đài Loan nên kế hoạch rơi vào quên lãng. Sau khi bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Lý Kiệt bị hạ bệ, lục quân Đài Loan tái khởi động kế hoạch này lấy tên là "phương án Sharp Kite". Họ đã đầu tư hơn 3,7 tỷ Đài tệ (TWD), tương đương 126,7 triệu USD cho Viện khoa học Trung Sơn tiến hành dự án này, đến nay đã sắp triển khai xong.
Một quan chức Đài Loan từng tiết lộ, công tác thử nghiệm bay được tiến hành tại sân bay dã chiến Thái Ma Lí ở Đài Đông hoặc căn cứ không quân Bình Đông. Sau khi cân nhắc các yêu cầu tiếp nhận trang bị, huấn luyện nhân viên và sửa chữa bảo dưỡng, cục quân bị Đài Loan đã quyết định xây dựng căn cứ huấn luyện ở gần Thái Ma Lí.
Một hệ thống UAV Sharp Kite bao gồm 4 UAV và các thiết bị khác như: xe chở, trung tâm điều khiển mặt đất, các trạm điều khiển mặt đất, giá điều khiển cất, hạ cánh. Sharp Kite cất cánh trên đường băng dài 300m, tầm bay hơn 1.400km, bán kính tác chiến 600km, vận tốc tối đa 180km/h, tầm bay cao nhất 4.572m, thời gian lưu không 10h. Với tầm bay và bán kính tác chiến như vậy, Sharp Kite được xếp vào loại UAV chiến thuật tầm trung.
Như vậy, chỉ trong tháng 9, Đài Loan đã liên tiếp triển khai 2 loại vũ khí mới do Viện khoa học Trung Sơn nghiên cứu, chế tạo. Tuy Sharp Kite được biên chế trong lục lượng lục quân nhưng Đài Loan lại tuyên bố, cả hệ thống rocket nhiều nòng "Lôi Đình-2" và hệ thống UAV trinh sát Sharp Kite đều đóng một vai trò quan trọng trong phòng thủ chống đổ bộ lưỡng thê. Sharp Kite làm nhiệm vụ trinh sát, phát hiện trong bán kính tác chiến 600km "Lôi Đình-2" có tốc độ bắn 40 quả/phút với các hệ thống giàn phóng 12 nòng, 27 nòng và 60 nòng cơ động trên xe chở sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công lực lượng đổ bộ lên bờ. Phải chăng, nhà đương cục Đài Loan đang tăng cường cảnh giác, phòng chống âm mưu đổ bộ đánh chiếm đảo của lực lượng hải quân một quốc gia nào đó?
Theo ANTD
Thổ Nhĩ Kỳ ra mắt hệ thống tên lửa phòng không đa dụng Tạp chí "Jane's Defence Weekly" của Anh vừa cho biết, công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiết lộ thiết kế chi tiết hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp mà họ vừa nghiên cứu, chế tạo thành công cho Bộ tư lệnh tác chiến mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2011, Ủy ban công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ...