Quân đội Mỹ sẽ duy trì ít nhất 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo
Một Tiểu ban của Quốc hội Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Hải quân Mỹ duy trì ít nhất 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và nhiều vấn đề khác.
Tàu ngầm hạt nhân Ohio trang bị tên lửa hành trình, Hải quân Mỹ.
Mạng thông tin khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, trong tương lai gần, Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ duy trì ít nhất 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo hiện nay, còn theo kế hoạch ban đầu thì họ sẽ không duy trì số lượng đến mức đó.
Tiểu ban Lực lượng trên biển và Lực lượng điều động của Ủy ban Lực lượng Vũ trang Quốc hội Mỹ đã đưa ra nghị quyết này tại hội nghị thẩm định ngày 25/4/2012.
Mặc dù hiện có 14 tàu ngầm lớp Ohio đang hoạt động, nhưng số lượng nhóm tàu này sẽ bắt đầu thu nhỏ cùng với việc những tàu ngầm chế tạo sớm nhất sẽ nghỉ hưu vào năm 2027.
Theo kế hoạch hiện nay của Hải quân Mỹ, số lượng cụm tàu này sẽ giảm xuống 11 chiếc vào năm 2029, năm 2032 sẽ giảm còn 10 chiếc, trong 10 năm sau đó sẽ duy trì số lượng này cho đến khi tàu ngầm kiểu mới được bắt đầu trang bị.
Hội nghị thẩm định của Ủy ban Quốc hội cũng đã phê chuẩn kế hoạch mua sắm nhiều năm tới (MYP) của Hải quân đối với tàu ngầm tấn công SSN 774 lớp Virginia.
Tiểu ban được quyền bắt đầu chế tạo 10 tàu ngầm từ năm 2014 và đồng ý tăng vốn đóng tàu.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, Hải quân Mỹ.
Nghị quyết của hội nghị thẩm định còn bao gồm:
Video đang HOT
1. Phê chuẩn kế hoạch mua sắm nhiều năm tới tàu khu trục lớp DDG-51, phê chuẩn cấp 3 tỷ USD cho năn 2013, năm đầu tiên của kế hoạch mua sắm này.
2. Đồng ý chu kỳ tăng vốn cho tàu sân bay CVN 79 và CVN 80 của Hải quân trong tương lai từ 5 năm kéo dài tới 6 năm.
3. Giới hạn chi phí đại tu tiếp nhiên liệu của tàu sân bay Lincoln năm 2013 là 1,6 tỷ USD, năm 2013 là năm đầu tiên của kế hoạch tăng vốn 2 năm này.
Nghị quyết đã đưa ra yêu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ giảm thiệt hại thêm liên quan đến hệ thống giám sát và tấn công không người lái của tàu sân bay (chủ yếu chỉ nghiên cứu phát triển công nghệ có liên quan đến máy bay X-47B), đưa ra yêu cầu đối với “môi trường mua sắm có tính cạnh tranh” của dự án.
Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh sự thay đổi của thuật ngữ chính từ “hệ thống tấn công không người lái của tàu sân bay tương lai” đến “hệ thống giám sát và tấn công không người lái tàu sân bay”, chỉ ra vai trò quan trọng của giám sát.
Tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke, Hải quân Mỹ.
Nghị quyết cũng đã bác bỏ yêu cầu trong dự luật ngân sách quốc phòng năm 2008 về việc tất cả tàu tấn công chiến đấu cấp độ mới đều phải có động lực hạt nhân.
Nghị quyết còn yêu cầu Hải quân báo cáo vấn đề thiệt hại kiến trúc thượng tầng của tàu chiến, tập trung vào giải quyết vấn đề lựa chọn vật liệu kiến trúc thượng tầng của tàu khu trục lớp DDG 51 Flight III, đơn đặt hàng nhóm vật liệu đầu tiên có kế hoạch phát vào năm 2016.
Tiểu ban hy vọng căn cứ vào báo cáo này “dự kiến và so sánh giá thành sử dụng ba loại vật liệu khác nhau xây dựng kiến trúc trên boong tàu (một loại riêng, hỗn hợp 2 loại hoặc hỗn hợp 3 loại)”. Nghị quyết không đưa ra bất cứ yêu cầu nào đối với những thông tin ngoài yếu tố giá thành.
Máy bay không người lái X-47B.
Tàu sân bay CVN-79
Theo Giáo Dục VN
Trung Quốc cố tình cho Nhật Bản chụp được máy bay không người lái
Trung Quốc cố tình để cho Nhật Bản chụp được máy bay không người lái của họ nhằm khẳng định sức mạnh hải quân.
Tạp chí quân sự uy tín "SIGNA" kỳ mới nhất có bài viết cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã ứng dụng rộng rãi máy bay không người lái, là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ "hải quân xanh lam" của họ.
Bài viết cho biết, máy bay do thám nước ngoài đã không chỉ chụp được một bức ảnh máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã không chỉ trưng bày những trang bị này ở các cuộc triển lãm hàng không, mà còn kết hợp công nghệ tương đương với Mỹ và hệ thống hiện có, trở thành một phần của xây dựng "hải quân xanh lam".
Hải quân Trung Quốc
Máy bay không người lái Trung Quốc đã bắt đầu theo dõi bờ biển
Bài viết cho rằng, từ thập niên 1950, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, đã được gợi ý từ máy bay không người lái của Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979, Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái và đã do thám được những thông tin có giá trị quan trọng.
Còn đến nay, Trung Quốc đã có vài chục doanh nghiệp nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, có nhiều kiểu loại khác nhau, nhưng những loại được Quân đội Trung Quốc sử dụng thực sự thì không nhiều.
Bài viết cho rằng, tình hình này tương tự như tình hình phát triển máy bay không người lái của các nước phương Tây.
Cuối năm 2011, báo giới Trung Quốc đã đưa tin về việc công ty Trung Quốc đã sử dụng máy bay không người lái tiến hành theo dõi trên biển, được cho là một phần khả năng giám sát, kiểm soát bờ biển của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc muốn chứng minh mình không che giấu sức mạnh
Là một bộ phận của lực lượng tác chiến hải quân, máy bay không người lái đã tham gia huấn luyện và diễn tập quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, tháng 6/2011, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập hỏa lực có sự tham gia của 14 tàu chiến. Căn cứ vào thông tin từ báo chí, máy bay không người lái cũng đã tham gia cuộc diễn tập này.
Bài viết phân tích cho rằng, máy bay không người lái rất có thể đã tiến hành nhiệm vụ nhận biết, phân biệt mục tiêu, quan trắc hỏa lực và hỗ trợ thông tin.
Máy bay không người lái tập trận cùng với tàu chiến của Trung Quốc được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chụp được.
Trong tháng đó, máy bay do thám của Hải quân Nhật Bản đã chụp được một bức ảnh máy bay không người lái bay qua tàu hộ tống lớp Giang Vệ II của Hải quân Trung Quốc, bên dưới đầu máy bay có một thiết bị quan sát quang điện hoặc hình ảnh.
Sau khi phân tích, các nhân viên tình báo cho rằng, do thể tích của nó khá nhỏ, chiếc máy bay không người lái này rất có thể cất/hạ cánh trên sàn máy bay trực thăng của tàu chiến.
Bài viết còn chỉ ra, radar của tàu chiến Trung Quốc nhất định thám thính được sự tiếp cận của máy bay Nhật Bản, có đủ thời gian để đưa máy bay không người lái đi ẩn nấp.
Như vậy, máy bay Nhật Bản có thể chụp được bức ảnh này cho thấy, Hải quân Trung Quốc có ý đồ khẳng định sức mạnh máy bay không người lái của họ.
Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái phóng tên lửa không đối đất Trung Quốc
Theo Giáo Dục VN
Ấn Độ: Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 đã sẵn sàng khai hoả Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử sắp tới. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử...