Quân đội Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
Ankara có thể đóng cửa các căn cứ Incirlik và Kurejik nếu Hoa Kỳ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ đang sử dụng các căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thông qua sự đồng ý của Ankara, trong đó có căn cứ không quân Incirlik. Đối với Washington, họ coi tình hình các lực lượng Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ là một biểu tượng cho sự cam kết lâu dài của Hoa Kỳ trong việc hợp tác và bảo vệ đồng minh NATO.
Ảnh chụp từ vệ tinh căn cứ quân sự Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố rằng, Ankara có thể đóng cửa các căn cứ Incirlik và Kurejik của Hoa Kỳ. Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, việc đóng cửa sẽ xảy ra nếu Washington áp dụng lệnh trừng phạt đối với Ankara về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trong khi đó, quân đội Mỹ cho biết rằng, Lầu Năm Góc sẽ tìm cách duy trì mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi chính sách mang tính xây dựng hơn.
Trước đó tờ The New York Times cho biết rằng, chính phủ Mỹ đang tìm cách để vận chuyển khoảng 50 quả bom nhiệt hạch B61 ra khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ giữ làm “con tin” ở Incirlik. Sự kiện này được coi là sự phá vỡ thực sự trong mối quan hệ đồng minh giữa Ankara và Washington.
Những quả bom này được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik, nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chỉ 400 km, nơi các hoạt động quân sự hiện đang được tiến hành. Điều này đe dọa an ninh hạt nhân của Mỹ.
Video đang HOT
Theo The Drive, việc vận chuyển bom nhiệt hạch khỏi Thổ Nhĩ Kỳ của Hoa Kỳ có những khó khăn nhất định. Theo quy chế của Mỹ, bom hạt nhân chỉ có thể được vận chuyển theo các biện pháp an ninh được tăng cường. Máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster từ một phi đội đặc biệt của không quân Hoa Kỳ, được thiết kế đặc biệt để chở những quả bom này và không thể bay qua các khu vực có tình hình không ổn định.
Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ nói về khả năng đóng cửa căn cứ không quân Incirlik của mình. Những lời đe dọa như thế này phát sinh từ khi Ankara liên tục bị Washington đe dọa trừng phạt.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ trở nên xấu đi do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận các hệ thống này vào tháng 7/2019. Erdogan cho biết rằng, hệ thống này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2020.
Phía Washington yêu cầu phía Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thỏa thuận và thay vào đó mua hệ thống Patriot của Mỹ. Hoa Kỳ sẽ tạm dừng hoặc hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt theo CAATSA. Nhưng Ankara đã kiên quyết không nhượng bộ.
Do đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý về ngân sách quân sự cho năm 2020, trong đó cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều bày tỏ quan điểm rằng, việc mua hệ thống S-400 của Ankara nằm trong các điều khoản của luật “Chống lại ảnh hưởng của Nga ở châu Âu và châu Á”. Các nhà lập pháp đã kiên quyết không bán máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép Lầu Năm Góc chi tới 30 triệu USD cho việc bảo quản 6 chiếc máy bay này.
Chí Huy
Theo baodatviet.vn
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria, Mỹ tuyên bố 'sẽ phải trả giá đắt'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều khả năng là từ đầu tuần tới, vì đã tấn công miền bắc Syria.
Các sỹ quan Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chiến dịch tấn công Syria sẽ bị Mỹ trừng phạt.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, việc sử dụng quân đội Mỹ để ngăn chặn sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các chiến binh người Kurd, đồng minh của Mỹ, không bao giờ là một sự lựa chọn.
Ngày 13/10, ông Trump yêu cầu Nhà Trắng bắt đầu một cuộc rút toàn bộ lính Mỹ có chủ ý ra khỏi miền bắc Syria. Sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hôm 12/10 rằng, ông Trump đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới rất mạnh nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền của ông Trump đã sẵn sàng bắt đầu thực hiện sự đe dọa của ông Trump đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 13/10, ông Trump cho biết, ông đang lắng nghe Quốc hội, nơi các nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ đang thúc ép có các hành động trừng phạt.
Trên Twitters của mình, ông Trump cho biết thêm: " Bộ Tài chính đã sẵn sàng và các biện pháp pháp lý bổ sung có thể sẽ được tìm kiếm. Có một sự nhượng bộ lớn về vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu không nên thực hiện điều đó".
Hiện ông Trump đang phải đấu tranh với những chỉ trích nặng nề, trong đó có một số nghị sỹ đảng Cộng hòa của ông rằng, ông đã bật đèn xanh cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tấn công vào người Kurd khi ông quyết định rút một số lính Mỹ ra khỏi khu vực biên giới.
Quyết định của ông Trump xuất phát từ mục đích Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến không có hồi kết. Tuy nhiên, điều này đã khiến các nghị sỹ lưỡng đảng lo ngại rằng, nó có thể mở cửa cho sự hồi sinh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ( IS).
Trong khi các lệnh trừng phạt được cho là biện pháp mạnh nhất, Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể cân nhắc về lênh cấm bán vũ khi và sự đe dọa truy tố tội phạm chiến tranh.
Trừng phạt các sỹ quan tham chiến vào chiến dịch tấn công Syria
Hiện không rõ các biện pháp trừng phạt như dự thảo mà Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đưa ra hồi tuần trước như thế nào, o và liệu nó có nặng nề như các nhà lập pháp Mỹ đề xuất hay không. Ông Mnuchin cho biết đã sẵn sàng kích hoạt bất kỳ lúc nào.
Đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết, dự thảo này sẽ trừng phạt các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào chiến dịch ở Syria và các ngân hàng có liên quan tới các đơn vị quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi nước này chấm dứt chiến dịch quân sự tại Syria.
Ngoài ra, Mỹ sẽ chấm dứt các loại vũ khí cho các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Chính quyền Mỹ cũng được yêu cầu phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đang tồn tại đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Đáp lại tuyên bố về việc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết, nước này sẽ trả đũa trước bất kỳ biện pháp nào nhằm cản trở các nỗ lực của họ chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Các chuyên gia nghi ngờ về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Mỹ có thể làm ông Erdogan thay đổi ý định. Bởi lẽ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan luôn tin rằng, các chiến binh người Kurd ở Syria, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
HÀ THU
Reuters
Theo tienphong
Lính Syria đổ về biên giới đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Sau khi người Kurd đạt được thỏa thuận với Tổng thống Assad, quân chính phủ Syria đổ về biên giới phía bắc để đối phó chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Quân chính phủ Syria ngày 14/10 tiến vào thị trấn chiến lược Tel Tamer ở phía đông bắc Syria, theo New York Times. Thị trấn Tel Tamer trước đó được...