Quân đội Mỹ phát triển công nghệ giúp nhận diện nhờ… nhịp tim
Quân đội Mỹ đang thử nghiệm một loại công nghệ laser mới có thể quét và phân biệt nhịp đập của trái tim người cần theo dõi ở khoảng cách lên đến 200 mét.
Được đặt tên là “Jetson”, không giống như các thiết bị gia dụng tiện dụng trong triển lãm, hệ thống laser mới được chế tạo để chống khủng bố và được Lầu Năm Góc tạo ra theo nhu cầu của một lực lượng đặc biệt trong quân đội Mỹ.
Với đặc điểm giải phẫu hành vi độc đáo, các đối tượng cần phát hiện nhịp tim của Jetson có thể ở rất xa máy quét. Laser thậm chí có thể cảm nhận nhịp tim thông qua quần áo.
Hình dạng và dấu vân tay hay võng mạc từ lâu đã được công nhận là dấu ấn sinh học là duy nhất riêng biệt và có thể được sử dụng để nhận dạng. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các công nghệ đã xuất hiện có thể phát hiện ra nhiều dấu ấn sinh học hơn, chẳng hạn như mô hình tĩnh mạch và mùi cơ thể. Mới đây nhất chính là nhịp tim.
Công nghệ mới này được cho có thể đọc nhịp tim từ xa thông qua rung động, một kỹ thuật không tiếp xúc để đo độ rung của bề mặt. Các thuật toán sau đó chuyển các mẫu trong một nhịp tim thành một dấu hiệu liên quan đến tim duy nhất.
Tuy nhiên, phiên bản hiện tại của Jetson cần 30 giây để tiến hành quét và thu thập dữ liệu nhịp tim. Đây là một hạn chế phần nào cản trở sự hữu ích của công nghệ khi mọi người di chuyển.
Video đang HOT
Các loại nhận dạng sinh trắc học tầm xa khác, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt, có thể bị trượt nếu khuôn mặt thậm chí bị che khuất một phần. Ngược lại, mô hình tim rất khó để một cá nhân thay đổi có chủ ý. Do đó, quét nhịp tim từ xa có khả năng cung cấp nhận dạng sinh trắc học bổ sung khi điều kiện môi trường và thay đổi diện mạo khuôn mặt cản trở việc sử dụng các hệ thống nhận dạng khuôn mặt phổ biến hơn.
“Các thí nghiệm đã chứng minh rằng Jetson có thể xác định các cá nhân với độ chính xác tới 95%”, Steward Remaly, một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là người quản lý chương trình CTTSO cho biết.
Thậm chí, các hệ thống Jetson với laser hồng ngoại mạnh hơn sẽ có khả năng phát hiện các cá nhân ở khoảng cách xa hơn, Remaly nhấn mạnh.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Live Science
Mỹ cần F-117A thực hiện nhiệm vụ mà F-22 bất lực
Theo National Interest, việc tiêm kích tàng hình F-117A tiếp tục được phát hiện cất cánh trở lại nằm trong kế hoạch của Mỹ tại Trung Đông.
F-22 Raptor là một trong những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới thuộc Không quân Mỹ nhưng nó còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt nhất đó là F-22 mù trong phạm vi hồng ngoại.
Chiếc F-22 này có thể cất cánh từ căn cứ Al Dhafra ở UAE, bay gần phạm vi hoạt động của những chiếc Su-35 đóng tại căn cứ Hmeymim ở Syria. Để có thể phát hiện và ngăn chặn được chiếc tiêm kích F-22, chiếc Su-35 được trang bị OLS-35 - hệ thống được coi là khắc tinh với tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ.
Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi số lần tiêm kích F-22 xuất hiện tại Syria có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay và có thể đây chính là lý do khiến Mỹ mạo hiểm đưa F-117A tái xuất và hoạt động tại Syria. Ảnh trong bài: Tiêm kích tàng hình F-117A. (Ngọc Hòa)
Chính vì vậy, khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng có trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST), khả năng của F-22 bị hạn chế rất nhiều.
Cùng với nhận định trên, tài khoản mạng xã hội Instagram của một phi công quân sự Nga xác nhận chiếc Su-35 đã ngăn chặn F-22 Mỹ tại Syria hồi giữa năm 2018. Hình ảnh còn cho thấy chiếc F-22 đang bay trên bầu trời Syria.
Việc cho F-117A tái xuất, Không quân Mỹ đã tính đến kịch bản có thể phải tàng hình qua mặt tiêm kích thế hệ 4 Su-35 của Không quân Nga tại Syria - đây là nhiệm vụ được đánh giá khó có thể hoàn thành với những máy bay F-22 và F-35 hiện nay.
Đây là tình huống bắt buộc của Không quân Mỹ phải lựa chọn dùng thử lại F-117A cho chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.
Bởi trước đó, nguồn tin quân sự Mỹ cũng đã có thừa nhận rằng, chỉ với việc được trang bị hệ thống OLS-35, tiêm kích Su-35 của Nga đã dễ dàng phát hiện và ngăn chặn F-22 trên bầu trời Syria.
Dù những nhận định này chưa có sự xác nhận từ Không quân Mỹ nhưng việc truyền thông nước này thừa nhận sự yếu kém của cả F-22 và F-35 trước Su-35 Nga không khiến nhiều người bất ngờ.
Theo baodatviet.vn
Mỹ mua máy bay Tucano mang đến Trung Đông Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch mua sắm gây bất ngờ với loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ động cơ cánh quạt Tucano. Theo kế hoạch mua sắm, Mỹ sẽ mua tối đa 3 chiếc A-29 Super Tucano do Công ty Embraer của Brazil sản xuất. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm ký kết hợp đồng cũng như số tiền...