Quân đội Mỹ nghiên cứu tạo tinh hoàn nhân tạo cho thương binh
Quân đội Mỹ cấp quỹ cho một viện nghiên cứu để nghiên cứu chế tạo tinh hoàn nhân tạo dành cho những binh sĩ bị thương trên chiến trường khiến không thể có con.
Lính Mỹ bị thương đang được chăm sóc y tế tại Iraq năm 2007 – Ảnh: Reuters
Trên 50.000 lính Mỹ bị thương ở chiến trường Iraq và Afghanistan, đa phần là do các thiết bị nổ, theo tờ The Telegraph (Anh). Hậu quả là nhiều binh sĩ bị mất chi, và cũng có một số binh sĩ bị thương nặng nhưng khó có thể nhận biết từ bên ngoài
Ước tính có khoảng 400 binh sĩ Mỹ bị tổn thương tinh hoàn ở chiến trường Iraq không thể có con.
Viện nghiên cứu Wake Forest (bang North Carolina) được Lầu Năm Góc cấp quỹ và giao cho nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu tinh hoàn nhân tạo cho những thương binh vô sinh. Các bác sĩ đã nghiên cứu từng trường hợp một, sử dụng tế bào gốc của binh sĩ để cấy ghép tái tạo tinh hoàn nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Video đang HOT
Những tinh hoàn nhân tạo có thể giúp tạo ra tinh trùng và có thể được cấy ghép vào các binh sĩ.
Một vấn đề nan giải là tinh hoàn nhân tạo có kích thước quá bé. Bác sĩ Anthony Atala, giám đốc viện Wake Forest cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực tăng kích thước tinh hoàn nhân tạo”.
Ông tiết lộ sẽ phải mất ít nhất một thập niên nữa thì tinh hoàn nhân tạo mới có thể được sản xuất, kiểm tra lâm sàng và được phê chuẩn.
Không chỉ quân đội Mỹ quan tâm đến những chấn thương liên quan đến tinh hoàn của binh sĩ, quân đội Anh còn có biện pháp “tinh trùng đông lạnh”. Binh sĩ Anh trước khi ra trận có quyền để cho tinh trùng của mình được đông lạnh trong kho, đề phòng nếu tinh hoàn có bị thương thì họ cũng có thể có con.
Mặc dù được phát miếng bảo vệ vùng kín, nhưng nhiều binh sĩ Mỹ không chịu đeo vì cho rằng vướng víu, khó chịu và cũng vô dụng nếu trúng bom, mìn hay lựu đạn, theo The Telegraph.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Giữ mạng thương binh trên chiến trường
Quân đội Mỹ vừa duyệt chi ngân sách dự án thử nghiệm thuốc estrogen, tức hóc môn sinh dục nữ, ở người với hy vọng có thể tìm ra phương pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng mất máu khi chấn thương trên chiến trường.
Lầu Năm Góc hy vọng sẽ tìm được thần dược dùng để cấp cứu trên chiến trường - Ảnh: DoD
Theo thống kê của Lầu Năm Góc, từ năm 2001 - 2011, hơn 80% số trường hợp tử vong, có thể được cứu sống nếu can thiệp kịp lúc, là do mất máu đến chết.
Thời gian vàng
Trong y khoa có một thuật ngữ gọi là "thời gian vàng", chỉ khung thời gian then chốt cần phải tiếp máu cấp kỳ. Nếu một người lính có thể nhanh chóng được truyền máu, cơ hội sống sót của bệnh nhân được tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, giới khoa học cho hay chỉ cần một mũi tiêm estrogen nhân tạo có thể kéo dài "thời gian vàng" thêm đến 6 giờ. Giờ đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cấp 10 triệu USD để khởi động quá trình thử nghiệm ở người đối với loại thuốc này, theo trang Britain Weekly.
Tiến sĩ Irshad Chaudry thuộc Đại học Alabama tại Birmingham (UAB) đã phát hiện năng lực bất ngờ của dòng thuốc có tên EE-3-SO4 sau khi thử nghiệm ở chuột cái. Ông cho hay trong một trường hợp chảy máu nghiêm trọng, một mũi tiêm thuốc này đã làm tăng thời gian sống sót mà không cần phải truyền máu. "Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Chaudry và đồng sự cho thấy EE-3-SO4 có hiệu quả đặc biệt trong việc cải thiện các chức năng tuần hoàn máu và tăng cường xác suất sống sót theo sau chấn thương liên quan đến mất hồng cầu nghiêm trọng", theo Trưởng điều tra Mansoor Saleh của UAB. "Loại thuốc này nhiều khả năng có tác dụng quan trọng trong việc điều trị chấn thương, từ chấn thương trên chiến trường đến những ca bị thương gây mất máu có thể đe dọa đến mạng sống", theo ông Saleh.
Hỗ trợ cơ thể phản ứng
Chuyên gia Mỹ nhận định loại thuốc trên không ngăn cản tình trạng mất máu ở bệnh nhân, nhưng có vẻ như hỗ trợ cách thức cơ thể phản ứng với tình trạng mất máu nghiêm trọng bằng cách huy động một loạt các cơ chế sinh lý học của cơ thể. Khi nghiên cứu cách thức hoạt động của EE-3-SO4, nhóm khoa học gia phát hiện thuốc hỗ trợ tim đập hiệu quả hơn, cho phép quả tim nở rộng và co lại theo đúng biên độ khi bơm máu ở mức tối đa.
Tác động thứ hai là giữ nguyên lưu lượng máu đến các cơ quan chủ chốt, và kế đến dần dần nâng cao huyết áp trên khắp cơ thể. Ngoài ra, nó còn tổng hợp dịch ở tế bào xung quanh, tăng lưu lượng máu nhằm bù đắp tình trạng mất máu ở vết thương.
Tuy nhiên, trong khi viễn cảnh của EE-3-SO4 rất hứa hẹn, quá trình thử nghiệm ở người sẽ diễn ra trong thời gian khá lâu.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Giọt máu Việt tiếp cho thương binh Liên Xô Thời chiến tranh và thời hậu chiến, ở Liên Xô có khoảng 9 triệu người được tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc vì lòng dũng cảm chống phát xít trong Thế chiến II, trong đó có cả người Việt Nam. Ngày nay, các huân chương này đang được lưu giữ trong hàng triệu gia đình cựu chiến binh chống phát xít. Trong...