Quân đội Mỹ muốn khởi động lại chương trình vũ khí đối phó tên lửa TQ
Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hộiMỹnhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí cần phát triển để đối phó tên lửa chống hạm DF-21D TQ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc
Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí có thể đối phó với tên lửa DF-21D TQ để nhắc nhở. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, những năm gần đây, Lầu Năm Góc luôn coi tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc là mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ, buộc Mỹ phải tìm cách để đối phó với loại vũ khí này.
Ngày 5/4, tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, một bản báo cáo mới công bố của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) kiến nghị, thông qua phương thức phá vỡ “chuỗi sát thương” tiến hành đáp trả đối với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc.
Mặc dù bản báo cáo này liệt kê chi tiết các loại thủ đoạn đáp trả “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, nhưng phần lớn thủ đoạn trong đó đều dựa vào chương trình vũ khí mà Mỹ đã từ bỏ hoặc có kế hoạch hủy bỏ, trong đó có nhiều loại tên lửa đánh chặn, tàu tuần dương tương lai. Rõ ràng, báo cáo này muốn tạo dư luận ủng hộ cho những chương trình này.
Theo bài báo, trong báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Tác động ảnh hưởng đối với khả năng của Hải quân Mỹ” được tiết lộ vào hạ tuần tháng 3, Ronald Aulock, chuyên gia vấn đề hải quân của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) được coi là “sát thủ tàu sân bay”, được một số nhà phân tích quốc phòng dự đoán là “người thay đổi quy tắc chiến tranh”, nhưng nếu Mỹ có thể kết hợp sử dụng các thủ đoạn đáp trả chủ động và bị động, có thể đánh bại các cuộc tấn công của loại tên lửa này.
Tên lửa DF-21D – “Sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc
Theo bài báo, mặc dù rất nhiều nhà phân tích cảnh báo, tàu sân bay Mỹ có nguy cơ bị tên lửa DF-21D tấn công, nhưng Ronald Aulock cho rằng, quân Mỹ có khả năng loại bỏ mối đe dọa tên lửa này của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong báo cáo, Aulock đưa ra nhiều thời điểm tốt nhất để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Theo báo cáo, trong “chuỗi sát thương” của tên lửa Đông Phong-21D có vài thời điểm quan trọng, thông qua thực hiện các biện pháp đối kháng chủ động hoặc bị động vào các thời điểm đó là có thể xóa bỏ mối đe dọa tên lửa.
Những thời điểm này bao gồm: Khi mục tiêu bị theo dõi và phát hiện, khi số liệu truyền tới giá phóng tên lửa chống hạm, khi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và khi đầu đạn tên lửa đạn đạo chống hạm bay vào bầu khí quyển phát hiện mục tiêu.
Để đánh bại các cuộc tấn công của tên lửa DF-21D, báo cáo đề xuất rất nhiều kiến nghị. Trước hết, Hải quân Mỹ cần nỗ lực nhiều cho việc kiểm soát bức xạ điện từ hoặc sử dụng máy phóng mồi nhử. Những thủ đoạn này có thể làm cho hệ thống theo dõi tầm xa của Trung Quốc khó phát hiện ra biên đội tàu sân bay hơn, hoặc đánh lừa những hệ thống theo dõi này. Khi bị “mù” thì tên lửa chống hạm Trung Quốc đương nhiên mất khả năng đe dọa.
Thứ hai, Hải quân Mỹ cần có trang bị đáp trả, tiến hành đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc trong các giai đoạn bay của nó, hoặc tiến hành gây nhiễu đánh lừa khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, làm cho nó bị mất tích. Muốn có khả năng này, chủ yếu dựa vào tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke thực hiện nhiệm vụ hộ tống trong cụm chiến đấu tàu sân bay.
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ
Theo báo cáo, biện pháptiến hành tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm gồm có phát triển phiên bản cải tiến của hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa SM-3 của tàu khu trục Aegis, như SM-3 BlockIIA theo kế hoạch.
Các biện khác có thể áp dụng như tăng tốc phát triển và trang bị pháo quỹ đạo điện từ, đồng thời nghiên cứu chế tạo, trang bị vũ khí laser thể rắn và laser điện tử tự do năng lượng cao, nâng cao hiệu suất tiêu diệt tên lửa của đối phương.
Ngoài sát thương cứng, báo cáo còn cho rằng, khi trang bị có thể gây nhiễu hệ thống tác chiến điện tử của radar dẫn đường đầu cuối của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc tàu chiến có thiết bị tạo “mây” cản sóng bảo vệ tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc khi tới gần mục tiêu có thể bị đánh lừa.
Thứ ba, báo cáo kiến nghị Hải quân Mỹ phát triển “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm để kiểm tra hiệu quả tác chiến thực tế của quân Mỹ. Theo báo cáo, loại “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển này chủ yếu dùng để mô phỏng đầu đạn của tên lửa DF-21D khi tiếp tục bay vào bầu khí quyển.
Mỹ cho rằng, đầu đạn này sẽ tiến hành tấn công theo phương thức rơi xuống hình xoắn ốc. Hơn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa đối phương ở ngoài bầu khí quyển, nếu phát triển tên lửa đánh chặn trong bầu khí quyển nhằm vào DF-21D, thì cần loại mục tiêu trong bầu khí quyển này là “bia”.
Ý tưởng tàu tuần dương thế hệ tiếp theo của Mỹ
Aulock còn kiến nghị, Quốc hội Mỹ cần đánh giá kỹ lô Flight III tàu khu trục lớp Arleigh Burke có kế hoạch mua vào năm 2016, xem nó có khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa đầy đủ và hiệu quả hay không, có thể ứng phó với các cuộc tấn công tên lửa và đường không của Quân đội Trung Quốc trong tương lai hay không.
Theo báo cáo, lô tàu khu trục này có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa mạnh hơn phiên bản hiện nay, nhưng kém so với tàu tuần dương thế hệ sau CG (X) đã bị hủy bỏ.
Có phân tích cho rằng, dựa vào quy hoạch của báo cáo, quân Mỹ muốn kiềm chế “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc thì phải dựa vào các loại trang bị tiên tiến. Nhưng, xem lại các chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của Lầu Năm Góc thì có thể phát hiện, những trang bị này phần lớn đều nằm trong danh sách từ bỏ.
Chẳng hạn, Lầu Năm Góc có ý định dừng kế hoạch nghiên cứu chế tạo tên lửa SM-3 BlockII và “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển (tên lửa), còn tàu tuần dương CG (X) lại có “công nghệ quá vượt trước, yêu cầu công nghệ quá cao, chi tiêu quá cao”, đã sớm từ bỏ vào năm 2011.
Khi Lầu Năm Góc buộc phải thắt chặt chi tiêu để chuẩn bị trải qua những ngày tháng khó khăn, báo cáo này rõ ràng lại muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tức là nếu không có những chương trình vũ khí này thì các biện pháp đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc sẽ thất bại, an toàn của tàu sân bay Mỹ sẽ khó được bảo đảm.
Trung Quốc phát triển khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ ra khỏi các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông để dễ bề áp đặt các tham vọng của họ, như tham vọng “đường lưỡi bò”.
Theo vietbao
"Sát thủ" diệt tàu sân bay của Trung Quốc không đáng sợ
Một báo cáo mới của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ khẳng định tên lửa đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc (ASBM) có thể bị đánh bại và không phải là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh.
Nhiều nhà phân tích quốc phòng gần đây đã đưa ra hàng loạt cảnh báo mạnh mẽ rằng Mỹ có nguy mất tàu sân bay vì một tên lửa ASBM của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ronald O'Rourke, một chuyên gia hải quân từ Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), cho hay tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D của Trung Quốc, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có thể bị đánh bại bằng việc phối hợp các biện pháp khác nhau.
Theo báo cáo mang tựa đề: "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: những ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ" được công bố hồi cuối tháng 3, ông O'Rourke cho hay có vài khía cạnh mà các biện pháp có thể được thực hiện để ngăn chặn "sát thủ tàu sân bay". Những biện pháp này bao gồm khi tàu mục tiêu bị phát hiện và nhận dạng, khi dữ liệu bị truyền tới bệ phóng ASBM, khi bắn ASBM và khi đầu nổ tìm thấy tàu mục tiêu.
Ông O'Rourke đưa ra một loạt các gợi ý như hải quân Mỹ phải sở hữu các hệ thống để vô hiệu hóa hoặc làm nhiễu các hệ thống mục tiêu và giám sát hàng hải tầm xa của Trung Quốc, phá hủy các ASBM trong các giai đoạn khác nhau khi bay, giăng bẫy và đánh lừa các ASBM khi chúng tiến gần tới các mục tiêu đã định.
Các phương án để phá hủy ASBM trên không bao gồm việc phát triển các phiên bản tên lửa đánh chặn SM-3, trong đó có SM-3 Block IIA. Hải quân Mỹ cũng cần đẩy nhanh việc mua tên lửa đánh chặn giai đoạn đoạn cuối trên biển.
Các phương án khác bao gồm đẩy nhanh phát triển và triển khai các súng siêu điện từ, laser điện tử năng lượng cao dùng cho tàu và laser bán dẫn.
ASBM có thể bị đánh bại khi chúng lại gần các mục tiêu đã định bằng cách trang bị cho các tàu hệ thống chiến tranh điện tử hoặc hệ thống tạo ra các đám mây khói nhằm làm đánh lửa radar của ASBM.
Ông O'Rourke cũng nói thêm rằng quốc hội Mỹ nên đặt vấn đề xem liệu phiên bản Flight III của tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke, mà hải quân Mỹ dự định sẽ nhận vào năm 2016, có các khả năng thực hiện các sứ mệnh phòng thủ tên lửa và trên không chống lại các lực lượng Trung Quốc, trong đó có ASBM, hay không.
Theo Dantri
Những vũ khí Liên Xô bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Để giúp Việt Nam đối phó với diễn biến phức tạp trong vấn đề chủ quyền biển đảo, từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhiều tàu chiến và tên lửa phòng thủ bờ biển. Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K44 Redut được thiết kế từ 1954 và trang bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ

Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu, khẳng định 'chung một chiến tuyến'

Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18
Có thể bạn quan tâm

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025