Quân đội Mỹ muốn được quyền truy đuổi, khám tàu Triều Tiên
Hải quân Mỹ muốn được Liên Hợp Quốc trao quyền truy đuổi và khám xét tàu thuyền của Triều Tiên hoạt động tại vùng biển quốc tế.
Một tàu chở hàng của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Mỹ mới đây đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) cho phép các quốc gia thành viên quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để truy đuổi và khám xét tàu thuyền của Triều Tiên hoạt động trên biển, Business Insider ngày 7/9 đưa tin.
Đây được coi là một biện pháp tăng cường giám sát sau vụ thử hạt nhân thứ sáu của Bình Nhưỡng. Theo đề xuất này, một ủy ban sẽ được thành lập và có nhiệm vụ lên danh sách những tàu của Triều Tiên nằm trong diện bắt buộc phải khám xét.
Video đang HOT
Theo Times, biện pháp mới sẽ giúp Mỹ phát hiện và ngăn chặn mọi lô hàng chở dầu lửa và khí đốt cung cấp cho Triều Tiên, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân ở quốc gia này, đặc biệt vào mùa đông.
Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các cuộc xung đột bạo lực trên biển, bởi quá trình hải quân Mỹ và các nước ngăn chặn và khám xét tàu phải đòi hỏi sự hợp tác của thủy thủ đoàn Triều Tiên, những người chắc chắn sẽ phản đối mọi nghị quyết trừng phạt của LHQ.
Trong khi đó, hải quân Triều Tiên cũng sở hữu số lượng vũ khí chống hạm uy lực cùng hơn 70 tàu ngầm, sẽ là một nhân tố đáng gờm trong bất cứ cuộc đối đầu trên biển nào.
Các chuyên gia lo ngại rằng những cuộc đối đầu này có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc chiến quy mô lớn và làm tái hiện kịch bản Triều Tiên tấn công dồn dập nhằm vào các tàu của Hàn Quốc trong quá khứ.
Theo giới chuyên gia, việc kiểm tra tàu không phải là biện pháp phong tỏa toàn diện Triều Tiên nhưng về bản chất vẫn được coi là “hành động chiến tranh”. Biện pháp này gợi nhớ đến lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Nhật Bản vào năm 1941, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc tấn công của Tokyo nhằm vào Trân Châu cảng, buộc Mỹ phải tham gia vào Thế chiến II.
Ngoài ra, mặc dù đã đồng ý áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Triều Tiên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không ủng hộ hành động có thể khiến hàng nghìn người Triều Tiên thiệt mạng và gây ra làn sóng tỵ nạn lớn tràn vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Giới chức Hàn Quốc thiên về vũ lực với Triều Tiên hơn đối thoại
Các quan chức an ninh hàng đầu Hàn Quốc bắt đầu nghiêng về biện pháp quân sự với Triều Tiên thay vì Tuyên bố Berlin về đối thoại.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung. Ảnh: Yonhap.
"Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ngay sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, nhiều ý kiến đã nghiêng về việc tăng cường biện pháp quân sự thay vì theo đuổi Tuyên bố Berlin về đối thoại", Yonhap hôm nay dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo.
Tuyên bố Berlin đề cập đến chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in theo đuổi kế hoạch phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên dựa trên việc ưu tiên các biện pháp kinh tế - ngoại giao, tìm kiếm một hiệp định hòa bình mà vẫn đảm bảo an toàn cho chế độ Triều Tiên và loại bỏ khả năng thống nhất bán đảo bằng vũ lực.
Ông Song cho biết đã yêu cầu Mỹ triển khai những vũ khí chiến lược đến Hàn Quốc nhưng bác bỏ thông tin rằng ông đã đề nghị tái triển khai kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vốn đã được rút khỏi bán đảo này từ đầu những năm 1990 trong cuộc hội đàm gần đây với người đồng cấp Mỹ James Mattis.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Triều Tiên hôm qua khẳng định thử thành công một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong việc điều tàu sân bay, oanh tạc cơ hạt nhân và nhiều vũ khí chiến lược khác đến bán đảo để phô trương lực lượng, đáp trả hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nhận diện đòn phủ đầu Triều Tiên của quân đội Mỹ Chiến dịch đánh phủ đầu Triều Tiên của Mỹ sẽ chia làm 4 giai đoạn, nhưng nó gần như không có cơ hội thực hiện trên thực tế. Oanh tạc cơ chiến lược B-2 của không quân Mỹ. Ảnh: Aviationist. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ không tiếp tục đối thoại với Triều Tiên sau khi nước này phóng...