Quân đội Mỹ mạnh đến mức nào?
Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ nhận định, chỉ Không quân Mỹ có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng còn lại ở mức trung bình.
Heritage Foundation nhận định, quân đội Mỹ không đủ khả năng để duy trì hai cuộc chiến cùng lúc ở những khu vực chiến lược quan trọng. Ảnh: Autoevolution
Gần đây, Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ Heritage Foundation có trụ sở tại Washington DC đã công bố bản báo cáo “Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ năm 2015″. Heritage Foundation đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: Khả năng bảo vệ đất nước, hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu ở hai khu vực cùng lúc và đảm bảo quyền tự do đi lại.
Báo cáo của Heritage Foundation kết luận rằng, quân đội Mỹ hiện nay chỉ có khả năng ứng phó xung đột quân sự trong một khu vực và tham gia một số hoạt động nhỏ ở khu vực khác. Rõ ràng, đây là những gì quân đội Mỹ thực hiện trong hơn hai thập kỷ qua.
Rất khó để quân đội Mỹ có thể làm nhiều hơn những gì đang có do thiếu trang bị để giải quyết hai cuộc xung đột cùng lúc ở các khu vực quốc phòng chiến lược.
Dakota L. Wood, cựu thủy quân lục chiến Mỹ hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Heritage Foundation nói: “Sự thiếu nhất quán trong kế hoạch tài trợ ngân sách và việc cắt giảm một số lực lượng đã tạo nên những áp lực đáng kể. Thiết bị cũ ngày một gia tăng trong khi các chương trình thay thế bị trì hoãn. Hậu quả là một quân đội Mỹ chỉ vừa đủ để bảo vệ lợi ích quốc gia ở một số khu vực quan trọng”.
Lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới chỉ được Heritage Foundation đánh giá ở mức trung bình. Ảnh: Comicvine
Theo thang điểm mà Heritage Foundation đưa ra từ “rất yếu” tới “rất mạnh”, các lực lượng vũ trang của Mỹ được đánh giá như sau:
Video đang HOT
Lục quân là lực lượng yếu nhất và mức độ sẵn sàng chiến đấu không cao. Heritage Foundation xếp Hải quân Mỹ ở mức trung bình với khả năng sẵn sàng tham chiến khá mạnh. Tuy vậy, trong tương lai gần, hải quân gặp một số vấn đề gây ảnh hưởng đến khả năng triển khai lực lượng do phần lớn trang thiết bị đã cũ.
Thủy quân lục chiến Mỹ được đánh giá ở mức trung bình. Năng lực của họ bị hạn chế do chương trình thay thế phương tiện mặt đất quan trọng đang gặp nhiều khó khăn.
Lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ đang tụt hậu nghiêm trọng về tốc độ hiện đại hóa để có thể răn đe các đối thủ tiềm tàng. Các loại vũ khí hạt nhân đều có thiết kế cũ, hoàn toàn trái ngược với những dự án vũ khí hiện đại của các đối thủ cạnh tranh.
Không quân Mỹ được đánh giá cao nhất về khả năng và mức độ phản ứng nhanh với các cuộc chiến. Đây là lực lượng duy nhất có thể đáp ứng hai cuộc chiến cùng lúc. Tuy nhiên, nhiều máy bay chiến đấu đã lạc hậu.
Dẫu vậy, The Diplomat nhận định bản báo cáo của Heritage Foundation có phần chủ quan và không phản ánh đúng các mối đe dọa mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Tạp chí này cho rằng, khi đánh giá sức mạnh quân sự của một quốc gia nào đó cần phải so sánh và phân tích trong điều kiện tuyệt đối và tương đối.
Heritage Foundation không đánh giá các nguồn lực mà nước Mỹ có thể bỏ ra để đáp ứng các mối đe dọa. Do thiếu những phân tích vững chắc về sức mạnh quân sự tương đối nên bản báo cáo tổng thể kém thuyết phục.
Theo_Zing News
Sức mạnh quân sự Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á
Trong bảng xếp hạng 106 sức mạnh quân sự của Global Fire Power, chỉ có 8 nước Đông Nam Á được đánh giá, trong đó, Việt Nam xếp sau Indonesia và đứng trước Thái Lan.
Theo số liệu của tạp chí Global Fire Power về các sức mạnh quân sự năm 2014, Indonesia xếp thứ 19, Việt Nam thứ 23, Thái Lan thứ 24, Philippines thứ 37, Malaysia thứ 38, Singapore thứ 44, Campuchia thứ 84 và Lào thứ 102. Không thấy Myanmar và Brunei trong bảng xếp hạng này.
Trong 8 quốc gia Đông Nam Á được tạp chí nói trên đánh giá xếp hạng thì Indonesia, Việt Nam và Thái Lan lọt vào trong top 35 sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Như vậy, cũng có thể nói Indonesia, Việt Nam, và Thái Lan là 3 sức mạnh quân sự hàng đầu ở Đông Nam Á.
Theo các số liệu được trích dẫn, Indonesia có lực lượng hải quân đông đảo hơn Việt Nam với 6 khu trục nhỏ, 26 tàu hộ tống, 84 tàu tuần tra và 12 chiến hạm khác trong khi Việt Nam chỉ có 7 khu trục nhỏ, 9 tàu hộ tống, 21 tàu tuần tra và 8 chiến hạm khác. Ở đây không so sánh tàu ngầm vì số lượng này hiện đang thay đổi mà Global Fire chưa cập nhật.
Indonesia tuy xếp hàng đầu nhưng lực lượng lục quân thua xa Việt Nam về số lượng các phương tiện chiến đấu như tăng, thiết giáp và pháo. Trong ảnh là các xe tăng của Lữ đoàn 201 Việt Nam.
Ngoài ra còn 2 điểm khác Indonesia trội hơn Việt Nam đó là nguồn nhân lực và ngân sách quốc phòng. Indonesia có hơn 250 triệu dân và mỗi năm có hơn 4 triệu người đến độ tuổi nhập ngũ. Ngân sách quốc phòng của Indonesia vào khoảng hơn 6 tỷ USD một năm còn ngân sách của Việt Nam khoảng 3 tỷ USD.
Tuy nhiên Indonesia lại kém Việt Nam về các vũ khí chính của lục quân và không quân. Tổng số máy bay của Indonesia có 381 trong khi Việt Nam là 413. Indonesia chỉ có 374 xe tăng và 1172 xe bọc thép so với 3200 xe tăng và 2100 xe bọc thép của Việt Nam. Các loại pháo tự hành và pháo phản lực, Indonesia không so sánh được vì chỉ có 91 pháo tự hành, 84 pháo phản lực trong khi Việt Nam có 520 pháo tự hành và 1300 pháo phản lực.
Việc có ít lực lượng pháo và xe tăng xe bọc thép có lẽ do đặc điểm Indonesia là một quốc gia của những hòn đảo cho nên họ chú trọng hơn vào lực lượng hải quân.
So sánh giữa Thái Lan với Việt Nam thì số lượng tàu và máy bay của Thái Lan nhiều hơn còn lực lượng xe tăng, pháo binh thì họ cũng như Indonesia, ít hơn Việt Nam.
Một trực thăng của quân đội Thái Lan. Ảnh minh họa.
Thái Lan có tổng số 81 tàu hải quân nhiều hơn Việt Nam gần 20 tàu. Họ lại có 1 tàu sân bay, mặc dù hiện nay đang neo đậu lâu dài không hoạt động nhưng nó vẫn còn hạn sử dụng.
Về không quân, Thái Lan có số máy bay cánh cố định và trực thăng nhiều hơn Việt Nam. Trực thăng họ có 237 và máy bay chiến đấu có 543. Các số liệu tương tự của Việt Nam là 141 và 413.
Một yếu tố khác Thái Lan hơn Việt Nam là ngân sách quốc phòng (5,39 tỷ USD so với 3,36 tỷ USD).
Tàu sân bay của Thái Lan.
Tuy nhiên, Thái Lan vẫn xếp sau Việt Nam vì ngoài sự thua sút về số lượng vũ khí lục quân, họ cũng kém hơn về nguồn nhân lực quân sự, số dân hàng năm đến tuổi nhập ngũ, lực lượng quân thường trực và nguồn dự bị động viên.
So về quân thường trực, Thái Lan kém Việt Nam khoảng 100.000 người (306.000 so với 412.000) nhưng nguồn dự bị động viên của Việt Nam hơn Thái Lan gấp 20 lần. Người Thái chỉ có 245.000 người trong lực lượng dự trữ quân sự tích cực trong khi Việt Nam có tới 5 triệu quân dự bị.
Tàu ngầm Kilo thứ 3 đang trên đường về Việt Nam, sang năm tới Hải quân Việt Nam sẽ có 3 tàu ngầm trong biên chế.
Các số liệu được chúng tôi trích dẫn ở trên đã được Global Fire Power công bố từ tháng 4 năm nay cho nên không phản ánh chính xác hiện tại mà chỉ là một nguồn tham khảo. Đến nay, sau 8 tháng, các nước đã có những thay đổi nhất định về các loại vũ khí, chẳng hạn khi công bố số liệu, Việt Nam mới được ghi 1 tàu ngầm nhưng hiện giờ chúng ta đã có 2 tàu đang hoạt động và tàu thứ 3 đang trên đường về nước. Tương tự như vậy, từ tháng 4 đến nay, lực lượng hải quân của ta cũng được tăng cường đáng kể với một loạt tàu pháo, tàu tuần tra, tàu tên lửa được đưa vào hoạt động hoặc hạ thủy.
Cũng phải nói thêm là trong năm 2013, Việt Nam đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu nhưng năm 2014 đã lên 2 bậc. Với những sự tăng cường các phương tiện như chúng ta đã biết thời gian qua, nhiều khả năng sang năm 2015, Việt Nam sẽ thăng hạng.
Theo NTD
Hải quân Nga sẽ ghê gớm ra sao trong năm 2015? Bộ Quốc phòng Nga vừa ra một tuyên bố, theo đó trong những năm tới, lực lượng hải quân nước này Nga sẽ được tăng cường lực lượng rất mạnh, với nhiều trang, thiết bị hiện đại, bao gồm các chiến hạm mặt nước thế hệ mới, cùng với các tàu ngầm hạt nhân tấn công và chiến lược. Đặc biệt là hải...