Quân đội Mỹ ‘lộ bài’ vì mời Trung Quốc dự tập trận?
Quân đội Mỹ được cho đã “vô tình” dạy quân đội Trung Quốc chiến thuật tham chiến “kiểu Mỹ” thông qua những cuộc tập trận chung.
Lính Trung Quốc rời khỏi một trực thăng UH60 Seahawk của Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận RIMPAC ở bang Hawaii ngày 23.7.2014 – Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới RIMPAC 2014 do Mỹ chủ trì đã giúp Trung Quốc học được rất nhiều về chiến thuật, kỹ thuật tham chiến của Mỹ, theo nhận định của ông Bill Johnson, cựu sĩ quan Không quân Mỹ, trong bài bình luận viết cho Reuters ngày 23.7.
Mỹ cho phép Trung Quốc tham gia tập trận, nhưng các lãnh đạo quân sự Mỹ vẫn dè chừng và lo ngại khả năng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, theo ông Johnson, từng là Cố vấn chính trị cấp cao tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (2009-2011). Và RIMPAC là một trong số nhiều dịp lực lượng quân sự Mỹ huấn luyện lực lượng quân sự Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc từng tham gia những chiến dịch chống hải tặc do Mỹ dẫn đầu ở Ấn Độ Dương kể từ năm 2008. Ban đầu, do rào cản ngôn ngữ và không quen với chiến thuật tác chiến của Mỹ và các đồng minh, Trung Quốc được giao cho một khu vực riêng để tuần tra. Thế nhưng trong vòng 7 năm qua, khi Mỹ – Trung tăng cường hợp tác quân sự, tàu Trung Quốc bắt đầu tập trận chung với tàu Mỹ ở Ấn Độ Dương vào năm 2013 và 2014.
Video đang HOT
Việc tăng cường hợp tác này giúp quân đội Trung Quốc học chiến thuật chống hải tặc của Mỹ, nhất là cách hỗ trợ các tàu khi được triển khai thực hiện sứ mạng xa bờ trong thời gian dài. Từ Hải quân Mỹ, Trung Quốc cũng học được cách cho phép thủy thủ trên tàu chiến liên lạc với gia đình ở đất liền, giúp binh sĩ đỡ nhớ nhà, tăng cường nhuệ khí, ông Johnson cho biết. Trung Quốc cũng có cơ hội học tập phương pháp tiêu hủy vũ khí hóa học của Mỹ khi hỗ trợ Hải quân Mỹ tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria.
Trung Quốc còn triển khai cả tàu ngầm hộ tống các tàu nổi khi tham gia sứ mạng chống hải tặc cùng Mỹ. Dè chừng Trung Quốc, Mỹ cũng theo dõi sát sao động thái các tàu ngầm này, mặc dù là một cuộc tập trận chung đôi bên. Trung Quốc biết được chuyện bị Mỹ theo dõi lúc tập trận, nhưng vẫn cố tình triển khai tàu ngầm để nghiên cứu chiến thuật chống ngầm của Mỹ.
40 tàu nổi và tàu ngầm, 200 máy bay và 25.000 binh sĩ của hơn 20 nước tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC 2014 do Mỹ dẫn đầu – Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu chiến Trung Quốc còn thường xuyên thăm Cộng hòa Djibouti, một quốc gia ở châu Phi, nơi Mỹ đặt căn cứ của lực lượng đặc nhiệm nhằm chống lại những nhóm Hồi giáo cực đoan ở châu Phi. Ở Djibouti, quân đội Trung Quốc học cách thức lực lượng đặc nhiệm Mỹ hoạt động, ông Johnson cho hay.
Thông qua các chiến dịch chống hải tặc, Trung Quốc biết cách sử dụng hệ thống thông tin liên lạc MERCURY của EU, giúp các lực lượng hải quân chia sẻ dữ liệu về vị trí tàu bè theo thời gian thực. Hệ thống MERCURY này giúp Trung Quốc hiểu chính xác cách các đồng minh NATO phối hợp với nhau nếu xảy ra hải chiến, từ khâu lên kế hoạch cho đến thực hiện.
Không những thế, hợp tác giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc cũng đã vượt trên mức RIMPAC và hoạt động chống hải tặc. Hồi tháng 2.2015, 29 sĩ quan hải quân Trung Quốc đã đến thăm Mỹ, tham quan các học viện quân sự Mỹ, tham gia khóa huấn luyện phối hợp tác chiến trên biển.
“Thông qua những khóa huấn luyện này, Trung Quốc biết đích xác một tàu chiến Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước tình huống đối đầu bất ngờ với một tàu nước ngoài”, theo ông Johnson.
Hợp tác quân sự Mỹ – Trung là vấn đề tranh cãi gay gắt trong giới lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ. Nhiều quan chức lên tiếng phản đối việc Mỹ cho Trung Quốc tập trận chung tại RIMPAC 2016 tới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chuyên gia kêu gọi mở rộng hiệp ước phòng thủ Mỹ - Philippines
Một số chuyên gia và cựu quan chức Mỹ đang kêu gọi mở rộng hiệp ước phòng thủ với Philippines để bao gồm việc bảo vệ các khu vực Manila đang kiểm soát ở Biển Đông.
Binh sĩ Philippines trong cuộc tập trận chung với lính Mỹ năm 2015 - Ảnh: Reuters
Trang tin Big News Network ngày 23.7 dẫn lời cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Seth Cropsey nhận định: "Chúng ta cần thể hiện tôn trọng nghĩa vụ hiệp ước với Philippines và bảo vệ khu vực khỏi một Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự và sự đe dọa để đạt mục đích của mình". Tương tự, chuyên gia Walter Lohman thuộc Quỹ Heritage nói đã đến lúc Mỹ "chấm dứt sự mơ hồ" về vai trò của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ -Philippines đối với Biển Đông.
Tuy nhiên, có vẻ như đây là vấn đề nhạy cảm do có thể đụng chạm đến nhiều bên khác ở Biển Đông nên giới chức Mỹ tránh bình luận trực tiếp. Khi được hỏi về chính sách của Washington về vấn đề bảo vệ Philippines, Trợ lý ngoại trưởng Daniel Russel nói Mỹ tôn trọng hiệp ước với đồng minh và "cam kết tìm ra những cách thức hợp pháp, hòa bình nhằm giải quyết mọi khác biệt cũng như ngăn chặn xung đột".
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mỹ, Ấn, Nhật lên kế hoạch tập trận chung Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Mỹ và Ấn Độ trên vịnh Bengal vào tháng 10 tới. Đây là lần đầu tiên New Delhi tổ chức cuộc tập trận đa phương kiểu này tại Ấn Độ Dương, kể từ sau cuộc tập trận cách đây 8 năm khiến Trung Quốc nổi giận. Lần tập trận hải quân...