Quân đội Mỹ lên án vụ bạo loạn Đồi Capitol
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khẳng định ủng hộ tiến trình chuyển giao quyền lực, lên án vụ “nổi loạn” ở quốc hội hôm 6/1.
“Như từng làm trong lịch sử của mình, quân đội Mỹ sẽ tuân theo mệnh lệnh hợp pháp từ các lãnh đạo dân sự, hỗ trợ các cơ quan dân sự bảo vệ tính mạng và tài sản, đảm bảo an toàn công cộng theo quy định của pháp luật , hoàn toàn cam kết bảo vệ Hiến pháp Mỹ trước mọi kẻ thù trong lẫn ngoài nước”, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết trong bức thư ngày 12/1 gửi quân đội Mỹ.
Thư do đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng các tham mưu trưởng trong hội đồng, ký tên. Đây là những chỉ huy cấp cao nhất trong quân đội Mỹ.
“Là thành viên quân đội Mỹ, chúng tôi phải thể hiện các giá trị và lý tưởng của quốc gia. Chúng tôi ủng hộ và bảo vệ hiến pháp. Bất cứ hành động nào nhằm phá vỡ quy trình hiến định không chỉ chống lại truyền thống, giá trị và lời thề của chúng tôi, mà nó còn trái luật”, bức thư có đoạn.
Đại tướng Mark Milley trong lễ tưởng niệm vụ 11/9 tại Lầu Năm Góc , tháng 9/2020. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Thông điệp của các chỉ huy cao cấp được gửi cho binh sĩ Mỹ gần một tuần sau khi hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. Vụ bạo động khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có một sĩ quan cảnh sát quốc hội, hàng chục người bị thương.
Trump ngày 12/1 nói rằng mọi người nhận định những tuyên bố của ông tại cuộc mít tinh trước vụ bạo động là “hoàn toàn phù hợp” và gọi hành vi của những người xâm nhập tòa nhà quốc hội Mỹ là “hoàn toàn lố bịch”. Trump cũng cảnh báo nỗ lực xem xét miễn nhiệm ông của phe Dân chủ có thể gây ra nguy hiểm cho nước Mỹ.
“Nếu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer tiếp tục tiến trình này, tôi cho rằng điều đó gây ra mối nguy hiểm to lớn cho đất nước chúng ta và thổi bùng cơn giận dữ khổng lồ”, Trump nói.
Trump khẳng định sẽ không dự lễ nhậm chức của Biden, trong khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói sẽ tham dự. Nếu thực hiện điều này, Trump sẽ là tổng thống thứ tư trong lịch sử Mỹ bỏ qua lễ nhậm chức của người kế nhiệm.
Vệ binh Quốc gia Mỹ ngày 11/1 cho biết sẵn sàng điều động 15.000 binh sĩ hỗ trợ an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự kiến diễn ra ngày 20/1. Khoảng 9.000 vệ binh quốc gia tham gia bảo vệ lễ nhậm chức của Barack Obama năm 2009 và hơn 7.000 binh sĩ đảm bảo an ninh cho lễ tuyên thệ của Trump năm 2017.
Pelosi muốn bỏ tượng chiến sĩ Liên minh miền Nam trong tòa quốc hội
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong tòa nhà quốc hội Mỹ.
"Tượng đài của những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích phân biệt chủng tộc, là tượng đài lố bịch sỉ nhục những ý tưởng về Dân chủ và tự do Mỹ, bà Pelosi viết trong đơn gửi ủy ban lưỡng đảng phụ trách thư viện hôm 10/6. "Các bức tượng này tỏ lòng tôn kính với những thứ đáng căm ghét, không phải di sản. Chúng cần được gỡ bỏ", Pelosi nói thêm.
Động thái diễn ra sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis, bang Minnesota, tháng trước. Hàng trăm bức tượng tôn vinh Liên minh miền Nam, bao gồm 11 bang ủng hộ chế độ nô lệ chống lại Liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến vào giữa thế kỷ 19, đang tồn tại trên khắp nước Mỹ, gợi nhớ về lịch sử nô lệ và đàn áp chủng tộc.
11 bức tượng của lãnh đạo hoặc các chiến sĩ tham gia vào cuộc ly khai thất bại này đang được đặt trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Trong đó có tượng đồng của Jefferson Davis, Tổng thống Liên minh miền Nam và tượng đá cẩm thạch của Alexander Stephens, phó tổng thống Liên minh miền Nam.
Trong thư, bà Pelosi đã dẫn những phát ngôn phân biệt chủng tộc của Stephens năm 1861 rằng "Liên minh được thành lập dựa trên sự thật vĩ đại rằng người da màu không bằng người da trắng".
Tượng Tổng thống Liên minh miền Nam Jefferson Davis trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP.
Đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Hạ viện Pelosi kêu gọi dỡ bỏ tượng các chiến sĩ Liên minh miền Nam. Tháng 8/2017, bà từng kêu gọi tương tự sau các cuộc biểu tình Charlottesville, khởi nguồn từ một cuộc tập hợp của những người ủng hộ da trắng thượng đẳng.
Trên khắp nước Mỹ, nhiều thành phố cũng kêu gọi và dỡ bỏ các bức tượng được xem như biểu tượng của chế độ nô lệ miền nam nước Mỹ. Quân đội Mỹ cũng đang quay lưng với các biểu tượng của Liên minh miền Nam. Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Michael M. Gilday, hôm 9/6 cho biết ông đang chỉ đạo nhân viên soạn thảo lệnh cấm cờ chiến đấu của Liên minh miền Nam khỏi tất cả các khu vực công cộng và nơi làm việc trên tàu, máy bay và căn cứ của Hải quân. Thủy quân lục chiến cũng ban hành lệnh tương tự vào tuần trước.
Một phát ngôn viên Lục quân đầu tuần này nói rằng các lãnh đạo dân sự hàng đầu của quân chủng này đã sẵn sàng đổi tên 10 căn cứ mang tên các sĩ quan Liên minh, động thái mà Lầu Năm Góc đã phản đối trong nhiều năm qua.
Năm 1861, Abraham Lincoln, thành viên đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống và muốn xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. 7 bang miền nam phản đối chính sách này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, hay còn gọi là Liên minh miền Nam.
Chính quyền Abraham Lincoln và quốc tế không công nhận chính phủ này. Khi nội chiến Mỹ bùng nổ, thêm 4 bang khác gia nhập phe miền nam chống lại Liên bang miền Bắc. Chính phủ Liên minh miền Nam tan rã sau khi hai đại tướng Robert E. Lee và Joseph Johnston đầu hàng quân miền Bắc tháng 4/1865
Đằng sau vụ bạo loạn Điện Capitol còn âm mưu không đơn giản? Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra xem một số kẻ bạo loạn Điện Capitol hôm 6-1 có định bắt các thành viên Quốc hội, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, làm con tin hay không. Đài ABC (Úc) hôm 11-1 cho biết các nhà điều tra Mỹ đặc biệt tìm hiểu lý do một số kẻ bạo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt
Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số
Ôtô
09:09:34 23/05/2025
Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI
Thế giới số
09:08:27 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?
Sao châu á
08:49:15 23/05/2025
Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng
Xe máy
08:46:48 23/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau
Phim việt
08:36:15 23/05/2025
Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...
Tin nổi bật
08:33:40 23/05/2025
Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp
Sức khỏe
08:33:22 23/05/2025