Quân đội Mỹ giết nhầm hơn 130 dân thường năm 2019
132 dân thường thiệt mạng và khoảng 91 người bị thương trong các chiến dịch quân sự của Mỹ trên toàn cầu năm ngoái, Lầu Năm Góc cho biết.
Những dân thường này thiệt mạng hoặc bị thương do các hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq, Syria, Afghanistan và Somalia trong năm qua, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6/5 cho biết trong báo cáo thường niên được thực hiện theo yêu cầu của quốc hội.
Lầu Năm Góc trong báo cáo cho biết “không xác định được bất cứ thương vong dân sự nào do các hoạt động quân sự của Mỹ tại Yemen và Libya” trong năm qua. Nơi có số dân thường thương vong cao nhất là ở Afghanistan với 108 người chết và 75 người bị thương. Tại Syria và Iraq, số người chết và bị thương lần lượt là 22 và 13. Hai dân thường thiệt mạng và ba người bị thương tại Somalia.
Binh sĩ Mỹ rời thiết giáp kháng mìn chống phục kích (MRAP) để tuần tra trên đường gần làng Tannuriyah, phía đông thành phố Qamishli, Syria, ngày 2/5. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, thống kê của nhiều tổ chức phi chính phủ cho thấy số dân thường thiệt mạng và bị thương trong các trận tập kích của Mỹ tại khu vực chiến sự cao hơn nhiều. Airwars, tổ chức chuyên theo dõi nạn nhân trong các vụ không kích trên toàn thế giới, ước tính liên minh do Mỹ hậu thuẫn đã khiến khoảng 465-1.113 dân thường tại Syria thiệt mạng năm 2019.
“Thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ trong báo cáo năm nay đánh dấu một số tiến bộ về tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của nước này. Tuy nhiên, nội dung báo cáo cho thấy Lầu Năm Góc vẫn hạ thấp số thương vong dân sự”, giám đốc chương trình của Tổ chức Ân xá Quốc tế Mỹ Daphne Eviatar nói.
Video đang HOT
Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) chỉ trích báo cáo của Lầu Năm Góc, cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang “thống kê thấp hơn” số dân thường thương vong ở nước ngoài.
Lính Mỹ rút xuống hầm ngầm 'né' Covid-19
Chuẩn tướng Pete Fesler hồi cuối tháng 2 chuẩn bị cho khoảng 130 binh sĩ tham gia nhiệm vụ liên quan đến các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Fesler là một chỉ huy cao cấp của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) ở Colorado Springs, bang Colorado. Đơn vị của Fesler đang rút xuống hầm ngầm, tự cô lập với bên ngoài nhằm tránh nguy cơ nCoV lọt vào gây tê liệt hoạt động của trung tâm chỉ huy thuộc NORAD, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc các mối đe dọa trên không khác.
Lầu Năm Góc hy vọng những động thái quyết liệt như tại trung tâm chỉ huy của Fesler sẽ giúp ngăn nCoV xâm nhập vào hàng ngũ nhân viên quân sự được đào tạo đặc biệt của quân đội Mỹ.
Dù Lầu Năm Góc đã điều hàng chục nghìn binh sĩ hỗ trợ phản ứng với đại dịch trong nước, nCoV tiếp tục đặt ra thách thức cho khả năng thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của quân đội Mỹ. Virus "vô hiệu hóa" một tàu sân bay đang được triển khai, giảm số lượng tân binh nhập ngũ và khiến các cuộc tập trận quốc tế bị hoãn hoặc phải giảm quy mô. Gần 5.000 binh sĩ Mỹ dương tính với nCoV, trong đó hai người đã chết.
Binh sĩ Mỹ đeo khẩu trang làm việc tại khu phức hợp bên trong núi Cheyenne, bang Colorado, Mỹ, ngày 4/5. Ảnh: NORAD.
Để hạn chế tác động của Covid-19, Lầu Năm Góc áp lệnh cấm di chuyển toàn cầu với quân đội Mỹ, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như cách biệt cộng đồng và đeo khẩu trang. Với những đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, như điều khiển trung tâm chỉ huy của NORAD, giới chức quân sự Mỹ có những phản ứng khác.
Một phần nhân sự thuộc đơn vị của Fesler được đưa tới căn hầm trú ẩn tại núi Cheyenne, vốn được xây từ thời Chiến tranh Lạnh. Họ tới đây từ hai tháng trước để đề phòng trường hợp dịch bệnh làm tê liệt hoạt động tại căn cứ Peterson, bang Colorado.
"Sau khi nhận ra Covid-19 lây lan mạnh, chúng tôi nhận thấy cần có các biện pháp chuẩn bị và bảo vệ năng lực quân sự trong trường hợp xấu nhất", Fesler nói.
Khu phức hợp được bảo vệ bởi những cánh cửa lớn nhiều lớp, những cụm nhà xây trên lò xo khổng lồ chống lại động đất hoặc một vụ nổ hạt nhân lớn. Khu hầm ngầm này có sức chứa hàng trăm người, có các cơ sở ý tế và một cửa hàng bánh sandwich.
Đơn vị của Fesler sử dụng lối ra vào tách biệt với các nhân viên khác, các đơn vị còn lại bị cấm vãng lai đến nơi họ hoạt động. Các thành viên trong đơn vị cũng được tách thành 15 nhóm nhỏ không liên hệ trực tiếp với nhau.
Sau ca trực 12 giờ tại căn cứ trong lòng núi, họ trở về hai địa điểm được kiểm soát ra vào nghiêm ngặt là căn cứ Peterson và Học viện Không quân. Thành viên của đội được yêu cầu đeo khẩu trang tại tòa nhà nơi họ ở, nhân viên vệ sinh và hỗ trợ không được vào khu vực đội của Fesler cư trú hoặc làm việc.
Các binh sĩ đổ xăng ở địa điểm chỉ định và tự lái xe lên núi để tránh tương tác với tài xế xe buýt. Họ tự cắt tóc cho nhau. Về đêm, những binh sĩ này thường gọi video cho người thân từ phòng riêng của họ. "Chúng tôi coi như mình đang được triển khai ở Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác", Fesler nói.
Binh sĩ Mỹ gác bên ngoài lối vào khu hầm ngầm bên trong núi Cheyenne, bang Colorado, Mỹ, ngày 4/5. Ảnh: NORAD.
Nếu cần đưa người khác tới nơi làm việc trên núi Cheyenne, ví dụ để sửa máy tính, cơ sở sẽ được niêm phong cho tới khi người đó rời đi, sau đó đội sẽ mặc trang bị bảo hộ và đi vào tẩy trùng, Fesler cho biết.
Tướng Fesler cho biết không ai trong đơn vị của ông nhiễm virus nhưng thừa nhận nguy cơ vẫn hiện hữu, bất chấp các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Giới chức Mỹ đã cảnh báo nguy cơ lây nhiễm nCoV từ những ca không triệu chứng.
Không như Fesler, các thành viên khác trong đơn vị ông làm việc theo lịch trình 28 ngày rồi tự cách ly 14 ngày tại nhà. Khi trở lại làm nhiệm vụ, họ dành 14 ngày đầu tiên cách biệt với những người làm nhiệm vụ tại núi Cheyenne, trải qua ít nhất hai lần xét nghiệm nCoV trước khi quay lại hầm ngầm làm việc.
Các thành viên trong đội được sàng lọc để loại những người có các yếu tố rủi ro cao, ví dụ có thành viên gia đình làm trong lĩnh vực y tế. Tướng Fesler cho biết đơn vị của ông đang lên kế hoạch tiếp tục "né" Covid-19 dưới hầm ngầm trong nhiều tháng do chưa biết khi nào sẽ có vaccine. "Chúng tôi đang chuẩn bị ở đây trong thời gian dài", Fesler nói.
Nếu Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Colorado hoặc toàn nước Mỹ, giai đoạn tiếp theo của quy trình "né dịch" sẽ được triển khai và đơn vị Fesler phải ở trên núi Cheyenne 24/7. Tuy nhiên, họ vui vì giờ chưa bị yêu cầu làm điều đó.
"Dù có nhiều thức ăn, nước uống và mọi thứ, tôi cho rằng ngủ trên võng trong hang không phải là điều tốt nhất với tinh thần của bạn", tướng Fesler nói.
Mỹ đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người chết. Quân đội Mỹ báo cáo tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Venezuela giam hai người Mỹ 'đột kích để bắt Tổng thống' Tổng thống Venezuela Maduro cho biết nước này bắt hai công dân Mỹ trong số 114 người đột kích bằng đường biển nhằm bắt ông. Trong chương trình của đài truyền hình quốc gia hôm 4/5, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro giơ cặp hộ chiếu Mỹ màu xanh dương, đọc tên và ngày sinh của Luke Denman, 34 tuổi và Airan Berry, 41...