Quân đội Mỹ đón loạt máy bay siêu xa xỉ
Lực lượng Lính thủy đánh bộ của Mỹ đang thành lập nên phi đội đầu tiên điều khiến các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm siêu tối tân và cũng siêu xa xỉ của Mỹ là F-35.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ lại lo ngại rằng đây là một động thái vội vàng chấm dứt các đợt bay thử nghiệm của F-35 trước đó vốn có các vấn đề về kỹ thuật.
Cho đến lúc này, có hai phi công kỳ cựu của Phi đội Không quân Lính thủy đánh bộ thứ ba là được đào tạo để lái chiếc F-35B. Họ cũng là những thành viên đầu tiên của Đội Máy bay Tấn công của đơn vị lính thủy đánh bộ 121.
Chiếc máy bay F-35B đầu tiên đã được chuyển đến đơn vị này hôm thứ Sáu và 15 chiếc nữa sẽ được tiếp nhận thêm vào năm sau. Bộ Quốc phòng Mỹ đã bơm thêm nửa tỉ USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng, nhà chứa máy bay và các đường băng tại căn cứ phục vụ cho chiếc máy bay siêu âm có F-35B (còn có tên gọi khác là Lightning II).
Nhóm phi công sẽ có các chuyến bay trên F-35B vào cuối năm nay.
Do các trì hoãn và chi phí đội lên đã khiến cho chương trình phát triển các máy bay F-35 của Mỹ trở thành chương trình vũ khí đắt đỏ nhất từ trước tới nay của Lầu Năm Góc.
Trong vòng 10 năm, tổng chi phí của chương trình này đã nhảy vọt từ mức 233 tỉ USD ban đầu lên khoảng 385 tỉ USD.
Video đang HOT
Ước tính gần đây nhất cho rằng toàn bộ chương trình trong vòng 50 năm có thể “cán đích” với con số không tưởng: 1 nghìn tỉ USD.
Máy bay F-35B của Mỹ
Theo 24h
Mỹ đưa quân vào vịnh Ba Tư
Washington vừa triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh đến vịnh Ba Tư trong bối cảnh tình hình khu vực căng thẳng.
Nhóm tàu chiến Mỹ chở theo lực lượng MEU 15 khi băng qua Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy
Washington vừa triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh đến vịnh Ba Tư trong bối cảnh tình hình khu vực căng thẳng.
Ngày 1.11, UPI đưa tin đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh số 15 (MEU 15) của Mỹ vừa hiện diện tại Trung Đông. Đây là một phần thuộc khu vực mà Hạm đội 5 hải quân Mỹ hoạt động, bao gồm toàn bộ Trung Đông cùng Đông Phi. MEU 15 có khoảng 2.400 binh sĩ đi trên 3 chiến hạm, gồm tàu sân bay trực thăng USS Peleliu, tàu mẹ đổ bộ USS Green Bay và tàu đổ bộ USS Rushmore.
Theo trang tin quốc phòng DVIDS, nhóm tàu đổ bộ trên cùng lực lượng MEU 15 rời cảng nhà San Diego từ ngày 17.9. Trước khi đến vịnh Ba Tư vào ngày 30.10, lực lượng này đã đi qua khu vực hoạt động của Hạm đội 7 và tham gia cuộc tập trận Crocodilo ở Đông Timor rồi ghé thăm Phuket (Thái Lan), Darwin (Úc) và Bali (Indonesia). Lâu nay, MEU 15 thuộc Lực lượng đặc nhiệm không - địa chiến của lính thủy đánh bộ Mỹ, đóng vai trò tiên phong khi xảy ra xung đột.
UPI dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ cho hay MEU 15 sẽ tham gia tập trận cùng các nước đồng minh trong suốt thời gian hoạt động tại Trung Đông. Quan trọng hơn, lực lượng cũng sẵn sàng ứng phó bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cần đến quân đội Mỹ ở khu vực này giữa lúc chương trình hạt nhân của Iran đang gây nhiều căng thẳng. Theo Interfax, động thái triển khai lính thủy đánh bộ viễn chinh cho thấy Mỹ đang phát đi thông điệp rằng Washington sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh toàn diện tại Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này không hề đồng nghĩa với việc Mỹ bật đèn xanh để Israel tấn công Iran. Cũng trong ngày 1.11, báo The Guardian đưa tin các chỉ huy quân sự Mỹ vừa khuyến cáo Israel không hành động đơn phương để tránh làm gián đoạn sự hỗ trợ hậu cần quan trọng cho Washington từ các đồng minh Ả Rập ở vùng Vịnh.
Liên quan đến khu vực này, Washington vừa tuyên bố đang theo dõi "rất sát sao" chuyến thăm Sudan của 2 tàu chiến Iran. Thế nhưng, Mỹ thừa nhận vẫn chưa có được những thông tin chi tiết liên quan đến hoạt động của 2 chiến hạm trên, theo AFP. Các tàu chiến Iran cập cảng Sudan sau khi nước này cáo buộc chiến đấu cơ Israel tối 23.10 đã ném bom Nhà máy sản xuất vũ khí Yarmouk đóng tại phía nam thủ đô Khartoum. Trong khi đó, Tel Aviv lại thường xuyên ám chỉ Khartoum tham gia cung cấp vũ khí cho Iran, Syria và lực lượng Hamas ở Dải Gaza chuyên hoạt động chống Israel. Tuy nhiên, đến hôm qua, 2 chiến hạm của Iran đã rời Sudan nên giới quan sát hy vọng căng thẳng tại đây có thể tạm lắng dù vẫn luôn âm ỉ khả năng xung đột.
Theo TNO
Xu thế mới của tên lửa đối hạm Nâng cấp toàn diện khả năng kết nối lẫn phần mềm điều khiển đang là nền tảng để hải quân Mỹ phát triển tên lửa có độ chính xác cao. Theo tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly(JDW), cho đến cuối thập niên 1980 khi Chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, Mỹ chỉ chú trọng vào việc đẩy mạnh tầm xa và...