Quân đội Mỹ dọa cho nghỉ việc 9.000 nhân viên Hàn Quốc
Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc sẽ cho gần 9.000 nhân viên địa phương nghỉ việc không lương nếu hai bên không đạt thỏa thuận về chi phí quốc phòng.
Seoul và Washington vẫn tranh cãi về việc Hàn Quốc phải trang trải bao nhiêu chi phí để hỗ trợ Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), bao gồm 28.500 binh sĩ. USFK là di sản của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, vốn kết thúc bằng hiệp định đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình.
Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA) về chi phí duy trì lính Mỹ tại Hàn Quốc hết hạn cuối năm 2019, song các cuộc đàm phán sau đó đạt được rất ít tiến bộ. Các nhân viên Hàn Quốc của USFK, chủ yếu làm việc tại các căn cứ Mỹ, bị cho nghỉ việc không lương từ tháng 4. Một thỏa thuận tạm thời được đưa ra hồi tháng 6, theo đó Hàn Quốc hỗ trợ cho khoảng 4.000 người trong số này.
Binh sĩ Mỹ tại căn cứ Humphreys ở Hàn Quốc tham gia cuộc thi hành quân đường dài, ngày 25/8. Ảnh: US Army.
Trong bức thư gửi Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc hôm 5/10, USFK cho biết thỏa thuận hỗ trợ tạm thời sẽ hết hiệu lực ngày 31/12 và quỹ lương chỉ đủ trả cho nhân viên Hàn Quốc tới tháng 3/2021.
Video đang HOT
“Chúng tôi vẫn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kinh phí cho người lao động trong những tháng còn lại của năm 2021″, USFK cho biết. “Nếu không có SMA hoặc thỏa thuận song phương liên quan, USFK có thể phải (cho nghỉ việc) thêm các nhân viên quốc tịch Hàn Quốc từ ngày 1/4/2021″.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần nói Hàn Quốc cần trả thêm chi phí duy trì lực lượng Mỹ tại đây. Bất đồng giữa Washington và Seoul về vấn đề chi phí quốc phòng có thể khiến Trump rút bớt lính Mỹ khỏi Hàn Quốc như từng làm ở một số nước khác.
Các cuộc đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng là một trong những chủ đề quan trọng trong cuộc họp thường niên về vấn đề an ninh giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và người đồng cấp Hàn Quốc Suh Wook, tổ chức tại thủ đô Washington trong tuần này.
Trong tuyên bố sau hội đàm, Bộ trưởng Esper và Suh Wook cho biết đã đồng ý hoàn tất một thỏa thuận vì tác động của việc SMA mất hiệu lực với liên minh quân sự Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, hai bộ trưởng thừa nhận đây là lần đầu tiên từ 2008, Hàn Quốc và Mỹ không đưa ra được cam kết “duy trì quy mô hiện tại của USFK”.
Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bộ trưởng Esper bày tỏ lo ngại việc không có thỏa thuận về chi phí quốc phòng “ảnh hưởng đến tình trạng sẵn sàng của chúng tôi”. “Tuy nhiên, họ tái khẳng định ‘cam kết không thể lay chuyển’ đối với hệ thống phòng thủ chung trong tuyên bố. Đó là những gì chúng tôi sẽ tập trung vào thay vì số binh sĩ đơn thuần”, quan chức này cho biết.
Mỹ - Hàn có thể hủy diễn tập chung vì Covid-19
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ có thể phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí hủy đợt diễn tập chung mùa hè do diễn biến phức tạp của Covid-19.
"Về mặt thực tế, dường như đợt diễn tập chung mùa hè không thể được tiến hành một cách bình thường, bởi Mỹ vẫn chưa có hành động triển khai lực lượng cần thiết tới Hàn Quốc để tổ chức diễn tập", một nguồn tin quốc phòng Hàn Quốc ngày 11/7 cho biết.
Giới chức quốc phòng Hàn Quốc lo ngại việc hủy bỏ nhiều lần các cuộc diễn tập có thể ảnh hưởng tới tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hai bên, cũng như kế hoạch tiếp quản kiểm soát hoạt động quân đội thời chiến từ lực lượng Mỹ của Hàn Quốc.
"Cả hai bên đều thống nhất rằng cần triển khai cuộc diễn tập mùa hè theo kế hoạch và chúng tôi tiếp tục tham vấn về vấn đề này. Tuy nhiên, mọi thứ rất linh hoạt do tình hình Covid-19", một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc thường tổ chức diễn tập chung quy mô lớn hai lần mỗi năm vào tháng 3 và tháng 8. Tuy nhiên, cuộc diễn tập mùa xuân vào tháng 3 năm nay bị hoãn vô thời hạn vì Covid-19 và chưa được tổ chức lại do đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành. Lịch trình và chương trình chi tiết của cuộc diễn tập mùa hè sắp tới chưa được điều chỉnh.
"Phần lớn các binh sĩ Mỹ được điều tới cuộc diễn tập là lực lượng dự bị, có nghĩa là họ còn việc khác. Đưa họ đi cách ly hàng tuần là điều không dễ dàng. Việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ (diễn tập) dường như là lựa chọn hợp lý", nguồn tin cho biết. Hàn Quốc trước đó yêu cầu toàn bộ người nhập cảnh cách ly hai tuần để ngăn nCoV.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc diễn tập chung hồi năm 2015. Ảnh: AP.
Một yếu tố có thể ảnh hưởng tới cuộc diễn tập chung Mỹ - Hàn là khả năng Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) thay lãnh đạo. Dù vị trí chủ tịch JSC không có nhiệm kỳ, người đảm nhận vị trí này thường giữ chức trong 18-24 tháng. Đại tướng Park Han-ki nhậm chức Chủ tịch JSC hồi tháng 10/2018 và người kế nhiệm ông dự kiến được bổ nhiệm vào tháng 9.
"Triển khai diễn tập trong thời gian thay đổi chỉ huy không dễ dàng", một nguồn tin quốc phòng Hàn Quốc khác cho biết.
Mỹ và Hàn Quốc còn nhiều bất đồng quanh kế hoạch diễn tập chung vào mùa hè. Giới chức Hàn Quốc nhấn mạnh họ cần đánh giá khả năng tiếp quản quyền kiểm soát tác chiến từ lực lượng Mỹ theo thỏa thuận trước đó. Trong khi đó, Mỹ cho rằng cuộc diễn tập mùa hè năm nay sẽ thay thế hoạt động bị hoãn hồi đầu năm, thay vì diễn tập chuyển giao quyền kiểm soát tác chiến cho quân đội Hàn Quốc, các nguồn tin cho biết.
Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc kiêm Chỉ huy Lực lượng Hỗn hợp, đại tướng Robert Abrams, ngày 1/7 nhấn mạnh cần tổ chức các cuộc diễn tập chung ở cấp độ chiến trường và huấn luyện bắn đạn thật theo kịch bản nghiêm ngặt, nhằm duy trì khả năng sẵn sàng đối phó với "các mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên".
Hàn Quốc nỗ lực đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng với Mỹ Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết bất chấp các kế hoạch chính trị trong nước, hai chính quyền sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng đạt được một hiệp định về chia sẻ chi phí quốc phòng. Binh sỹ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập quân sự tại căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc ngày...