Quân đội Mỹ đổ lỗi cảnh sát vụ bạo loạn quốc hội
Lầu Năm Góc cho rằng cảnh sát đã phản ứng yếu ớt trong vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội, còn quân đội chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
“Chúng tôi không thu thập thông tin tình báo trong nước. Chúng tôi dựa vào cảnh sát quốc hội và cơ quan thực thi pháp luật liên bang để đưa ra dự báo tình hình. Dựa trên đánh giá đó, họ cho rằng đã có đủ lực lượng và không đưa ra yêu cầu hỗ trợ”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cho biết trong thông cáo ngày 7/1.
Tuyên bố được Lầu Năm Góc đưa ra sau khi quân đội Mỹ hứng chỉ trích vì đã không hỗ trợ kịp thời cho lực lượng hành pháp để ngăn đoàn biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào gây hỗn loạn tại tòa nhà quốc hội, trong lúc các nghị sĩ họp để chứng nhận phiếu đại cử tri.
Vệ binh Quốc gia Đặc khu Columbia lập hàng rào an ninh bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ, ngày 6/1. Ảnh: MilitaryTimes .
“Tôi không thể nói về những đánh giá của cảnh sát và liệu chúng tôi có đưa ra quan điểm khác hoặc làm được nhiều hơn hay không”, phát ngôn viên Hoffman cho biết.
Cảnh sát quốc hội Mỹ bị đánh giá là “phản ứng yếu ớt” trước hành vi của những kẻ bạo loạn. Một video trên mạng xã hội Twitter cho thấy khi nhóm người biểu tình tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ, chỉ có một sĩ quan cảnh sát đứng cản đường họ. Sĩ quan này sau đó chạy lên cầu thang để cầu cứu đồng đội, trong khi người biểu tình bám theo sau.
Steven Sund, cảnh sát trưởng quốc hội Mỹ, cho biết vụ bạo động nhằm vào tòa nhà quốc hội Mỹ “không giống bất cứ vụ bạo lực nào tôi từng trải qua trong 30 năm thực thi pháp luật tại thủ đô Washington”. Một video trên mạng xã hội khác cho thấy cảnh sát tại quốc hội Mỹ còn chụp ảnh với một người biểu tình xông vào tòa nhà.
Cảnh sát quốc hội Mỹ bất lực trước đám đông biểu tình. Video: Twitter/Igor Bobic .
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy nói rằng cảnh sát quốc hội Mỹ hôm 6/1 bị người biểu tình “áp đảo”. McCarthy cho biết trước vụ bạo động tại tòa nhà quốc hội, Thị trưởng Washington Muriel Bowser yêu cầu Vệ binh Quốc gia Đặc khu Columbia hỗ trợ ngày 5-6/1.
Theo McCarthy, trong cuộc họp hôm 31/12, cảnh sát quốc hội Mỹ và Bộ An ninh Nội địa chỉ đề nghị triển khai khoảng 340 vệ binh quốc gia để “hỗ trợ các nút giao giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho đám đông (di chuyển) ở ga tàu điện ngầm” và một đội xử lý hóa sinh hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật mà không đưa ra yêu cầu nào khác.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ nói thông tin tình báo về quy mô của cuộc biểu tình hôm 6/1 cho biết mọi thứ “trong tầm kiểm soát”, với khoảng 2.000-80.000 người tham gia. Tuy nhiên, tình hình thay đổi khi người biểu tình tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ.
McCarthy nói “rất khó để nắm được đầy đủ” về tình hình tại tòa nhà quốc hội Mỹ khi hỗn loạn xảy ra và làm thế nào để vệ binh “phối hợp với lực lượng chức năng và bắt đầu chiến dịch” trấn áp những kẻ quá khích.
“Trong khoảng một tiếng, rõ ràng lực lượng tại tòa nhà quốc hội Mỹ rất bối rối. Khi đó các lãnh đạo mới tới hiện trường và gấp rút cùng nhau lập kế hoạch rồi khẩn trương đảm bảo an ninh cho tòa nhà quốc hội để nối lại phiên họp trước 20h (8h giờ Hà Nội) để chúng tôi có thể chứng nhận kết quả bầu cử”, McCarthy nói.
Người ủng hộ Trump tràn vào bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ, ngày 6/1. Ảnh: AFP .
Bộ trưởng Lục quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc “không tham gia vào khâu lên kế hoạch hay phương án khẩn cấp nào” về đảm bảo an ninh tại quốc hội Mỹ, nói thêm rằng mọi nhiệm vụ hỗ trợ của quân đội đều phải có yêu cầu bằng văn bản từ trước.
McCarthy thông báo Vệ binh Quốc gia Đặc khu Columbia sẽ tăng đáng kể lực lượng và các biện pháp an ninh bổ sung trong khu vực. Khoảng 6.200 vệ binh quốc gia của Đặc khu Columbia và lực lượng hỗ trợ từ các bang lân cận sẽ có mặt tại thủ đô Mỹ vào cuối tuần.
Mỹ tham vọng chế tạo 'thiết giáp không người lái'
Lục quân Mỹ mời thầu thiết kế phương tiện chiến đấu mới có thể vận hành từ xa tương tự máy bay không người lái vũ trang của nước này.
Lục quân Mỹ ngày 18/12 đưa ra yêu cầu đề xuất phát triển Phương tiện Chiến đấu Tùy chọn khả năng điều khiển (OMFV), với thể vận hành không người lái, để thay thế cho Phương tiện Chiến đấu Bradley. Mẫu "thiết giáp không người lái" này có thể được điều khiển từ xa giống máy bay không người lái (UAV) vũ trang được quân đội Mỹ sử dụng trong 20 năm qua.
Hạn chót để các nhà thầu quốc phòng Mỹ nộp đề xuất OMFV là ngày 18/4/2021, theo yêu cầu của lục quân Mỹ. Đơn đặt hàng phương tiện chiến đấu mới cho thấy lục quân Mỹ đang dựa vào các đối tác để thiết kế giải pháp thế hệ mới nhằm đối phó thách thức trên chiến trường thế kỷ 21.
Binh sĩ Mỹ đi trước xe chiến đấu bộ binh M2A3 Bradley trong diễn tập tại Bulgaria, tháng 8/2018. Ảnh: US Army .
Chuẩn tướng Glenn Dean, phụ trách chương trình hệ thống tác chiến mặt đất của lục quân Mỹ, nhận định "tư duy đổi mới" từ các hãng công nghiệp quốc phòng là "chìa khóa" trong giai đoạn thiết kế ý tưởng.
"Chúng tôi rất mong nhận được các đề xuất từ ngành công nghiệp chứng minh tính khả thi (của ý tưởng) khi chúng tôi tiếp tục phát triển phương tiện chiến đấu đột phá này cho các binh sĩ", tướng Dean nói.
Ngoài khả năng vận hành từ xa của mẫu xe chiến đấu mới, lục quân Mỹ còn yêu cầu nó có sức chống chịu cao trong chiến đấu và đảm bảo khả năng bảo vệ binh sĩ bên trong. Các yêu cầu khác mà Lầu Năm Góc đưa ra gồm trọng lượng, khả năng cơ động, sức sát thương, phù hợp cho vận chuyển và khả năng cập nhật phần mềm của nền tảng trong thiết kế được phê duyệt.
Lục quân Mỹ muốn biên chế OMFV vào năm 2028 và thay thế xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley, được biên chế từ năm 1981 để vận chuyển binh sĩ và hỗ trợ hỏa lực. M2 được coi là đã đạt đến giới hạn về năng lực công nghệ và không thể nâng cấp.
Trump rút hơn 9.000 lính Mỹ khỏi Đức Tổng thống Trump phê chuẩn kế hoạch cắt giảm 9.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú ở Đức nhằm thu hẹp hiện diện quân sự tại nước này. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết động thái trên là nhằm tái bố trí lực lượng quân đội Mỹ và sẽ "tăng cường khả năng răn đe Nga, củng cố Tổ...